PHÂN LOẠI UTHM THEO VỊ TRÍ 1 Ung thư lưỡi (2/3 trước lưỡi)

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 43 - 46)

IV. NHIỄM VIRUS EPSTEIN – BAR

6. PHÂN LOẠI UTHM THEO VỊ TRÍ 1 Ung thư lưỡi (2/3 trước lưỡi)

6.1.Ung thư lưỡi (2/3 trước lưỡi)

Ung thư lưỡi là ung thư phổ biến nhất trong hốc miệng, chiếm 25 - 40% các trường hợp lâm sàng. Bệnh thường xảy ra ở nam trên 60 tuổi, vị trí thường gặp là bờ lưỡi và bụng lưỡi, hiếm khi ung thư xuất phát từ đầu lưỡi hay lưng lưỡi. Các dạng lâm sàng có thể gặp trong tổn thương là vết loét không lành, mảng đỏ, mảng trắng hay dạng chồi sùi ăn cứng. Ở giai đoạn đầu thường bệnh nhân khơng có triệu chứng nên khó phát hiện. Khi khối u phát triển lớn xâm lấn sâu gây đau và hạn chế của động của lưỡi. Bệnh nhân khó khăn trong khi thực hiện các vận động của lưỡi và lưỡi thường bị lệch sang bên tổn thương. Về vi thể hơn 95% các trường hợp là ung thư biểu mô tế bào gai biệt hố vừa hay kém. Ung thư có thể xâm lấn qua sàn miệng hay cơ hàm móng gây dính lưỡi. Di căn hạch thường gặp với hơn 60% các trường hợp.

Hình 3. Ung thư lưỡi

6.2.Ung thư sàn miệng

Ung thư sàn miệng phổ biến thứ 2 trong các loại ung thư hốc miệng, chiếm khoảng 20% các trường hợp. Biểu hiện lâm sàng thường là một tổn thương gồ nhẹ, đỏ, giới hạn khơng rõ, cứng và thường khơng có triệu chứng. Khi ung thư tiến triển xâm lấn tạo thành một khối cứng, bệnh nhân cảm giác được khối u trong sàn miệng và đau khi ăn. Khi khối u tiến triển có thể gây đau, chảy máu và khó nói do lưỡi dính. Phần lớn ung thư sàn miệng

là carcinoma tế bào gai, có độ ác tính vừa. Khi khối u phát triển xuyên qua lớp dưới niêm mạc và vào tuyến dưới lưỡi, xâm lấn cơ cằm lưỡi và cằm móng. Bên cạnh dó khối u cũng lan rộng sớm về phía nướu răng và màng xương hàm dưới, tuy nhiên xâm lấn xương hàm thường trễ. Di căn hạch khá phổ biến và sớm, thường cho di căn hạch dưới hàm và hạch dưới cơ nhị thân.

Hình 4. Ung thư sàn miệng

6.3.Ung thư mơi

Dựa vào tiến triển sinh bệnh học có thể chia ung thư mơi thành ung thư môi dưới và ung thư môi trên. Ung thư môi dưới thường gặp hơn ung thư môi trên gấp 10 lần nhưng tốc độ tiến triển và tiên lượng thường tốt hơn.

Vị trí khởi phát ung thư thường gặp là vùng vermilion với hình dạng tổn thương là một vết lt khơng lành, bờ gồ cứng và rỉ máu, đơi khi có thể gặp một khối chồi sùi màu nâu dễ chảy máu. Dạng mô bệnh học thường gặp nhất là carcinoma tế bào gai chiếm hơn 90% các trường hợp, trong đó phần lớn có độ biệt hố cao.

Khối u thường bắt đầu từ vermilion sau đó xâm lấn và da mơi và cơ vịng mơi, tổn thương tiến triển lan ra khoé mép, niêm mạc má, môi ướt, răng hàm dưới và thần kinh cằm. Phần lớn ung thư cho di căn hạch trễ và hạch thường gặp là dưới cằm, dưới hàm sau đó tới hạch cảnh.

6.4.Ung thư niêm mạc má

Ung thư niêm mạc má thường xảy ra ở nam giới trên 60 tuổi và ở các nước có thói quen nhai trầu, đây là các đặc điểm dịch tể học đặc trưng của ung thư niêm mạc má. Hình dạng đại thể của ung thư rất thay đổi từ dạng mảng trắng, vết loét không lành đến dạng chồi sùi, tuy nhiên ung thư thường xuất hiện trên nền bạch sản.

Ung thư niêm mạc má thường khơng đau, tuy nhiên bệnh nhân có thể đau nếu tế bào ung thư lan ra phía sau xâm lấn dây thần kinh lưỡi hay thần kinh răng dưới. Triệu chứng đau có thể lan đến tai. Đặc điểm mô bệnh học thường gặp của ung thư má là carinoma tế bào gai với độ ác tính thấp do đó tiên lượng sống của bệnh nhân cũng khả quan hơn ung thư lưỡi.

Hình 6. Ung thư niêm mạc má phải

6.5.Ung thư nướu răng hàm trên và hàm dưới

Ung thư nướu răng có thể gặp ở cả hàm trên lẫn hàm dưới, tỷ lệ hàm trên:hàm dưới bằng 3:1. Vị trí khởi phát của ung thư thường là vùng nướu răng sau với các dạng lâm sàng chính là chồi sùi, loét, ăn cứng. Triệu chứng lâm sàng của ung thư thường khơng điển hình như sưng, đau, lung lay răng hay chảy máu. Đôi khi bệnh nhân đến khám vì một ổ răng đã nhổ không lành sau một thời gian.

Mơ bệnh học chính thường gặp là carcinoma tế bào gai có độ biệt hố vừa hay cao, với ung thư ở vùng nướu răng hàm dưới thường xâm lấm vào má và sàn miệng, hàm trên thường xấm lấn vào khẩu cái. Trong một số trường hợp ung thư có thể xâm lấn vào xương và gây hoại tử xương.

Hình 7. Ung thư nướu răng hàm dưới

6.6.Ung thư khẩu cái

Ung thư khẩu cái có thể gặp ở cả khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân đến trễ thì ung thư đã xâm lấn ở cả khẩu cái và nướu răng hàm trên do đó gây khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí tiên phát. Mặc dù cùng ở vị trí khẩu cái nhưng có sự phân biệt giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm do sự khác biệt về đặc điểm mô bệnh học, ung thư khẩu cái mềm thường là carcinoma tế bào gai trong khi ung thư khẩu cái cứng thường là carcinoma tuyến nước bọt phụ.

Ung thư khẩu cái chiếm tỷ lệ thấp trong các loại ung thư hốc miệng với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, nhai trầu, chấn thương do hàm giả. Hình dạng lâm sàng thường gặp của ung thư khẩu cái cứng là một khối dưới niêm, phát triển to dần và có thể loét ở giữa. Chỉ định điều trị ung thư khẩu cái có thể là phẫu thuật và xạ trị.

Một phần của tài liệu Bệnh học miệng hàm mặt (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)