IV. NHIỄM VIRUS EPSTEIN – BAR
2. GIANG MAI BẨM SINH
− Vi khuẩn giang mai xâm nhập vào bào thai: Trẻ sơ sinh nổi ban khắp người, da nhăn nheo, nứt nẻ, tróc vẩy, điếc tai, viêm giác mạc.
− Nếu bào thai bé hơn 5 tháng: chết lưu
− Nếu bào thai lớn hơn 5 tháng: Gây giang mai bẩm sainh với đặc trưng là Tam chứng Hutchinson
• Răng Hutchinson: răng cửa giữa hàm trên hình chêm, răng cối lớn thứ nhát có hình trái dâu ở mặt nhai
• Viêm giác mạc
• Điếc do tổn thương dây VIII
• Ngồi ra có thể có một số biểu hiện khác như: thủng khẩu cái, nếp nhăn quanh miệng,cắn hở do xương hàm kém phát triển.
Tác nhân gây bệnh là Mycobacterium tuberculosis. Do bùng phát đại dịch HIV/AIDS cũng như sự xao nhãng trong các vấn đề kiểm soát và kiềm chế bệnh lao khiến các chủng lao kháng thuốc gia tăng và nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi ngày càng trẻ hơn (1524 tuổi).
Bệnh lao vẫn là vấn đề sức khoẻ chủ yếu của nước ta hiện nay. Theo báo cáo của WHO năm 2008 Việt Nam đứng thứ 12 trên 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao.
Vi khuẩn MT gây tổn thương lao ở miệng có thể do nhiễm nguyên phát do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương nhổ răng, sâu răng hoặc qua vết thương ở niêm mạc. Hiếm gặp hơn là do nhiễm thứ phát từ lao phổi.
Hiếm gặp trên lâm sàng, trong miệng vị trí thường gặp ở lưng lưỡi, niêm mạc mơi gần khóe mép
Lâm sàng:
− Vết loét đơn độc, trung tâm hoại tử màu vàng xám hoặc xanh, lõm xuống nhiều mm. Vùng xung quanh vết loét nhấp nhô, lổn nhổn như đá cuội. Bờ khơng đều, ranh giới rõ, có đường hầm bên dưới, đau
− Viêm nướu do lao: Viêm lan toả, xung huyết, nướu tăng sinh làm thành từng nhú từ đó xâm nhập vào xương hàm gây u hạt và tiến triển thành viêm xương.
− Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến mang tai gây viêm tuyến do lao
Cận lâm sàng:
− Xquang phổi
− Cấy vi khuẩn từ dịch mô bệnh − Sinh thiết
Điều trị:
− Thuốc kháng lao theo phát đồ
− Vết lt ở miệng: có thể chích kháng lao tại chổ.
BỆNH NOMA (BỆNH CAM TẨU MẢ)
− Là bệnh do nhiễm trùng cơ hội, đặc điểm là bệnh là tiến triển nhanh gây hoại từ rộng lớn do sự xâm nhập cuả nhiều loại vi khuẩn vào trong mô khi sức đề kháng của bệnh
nhân giảm. Trong đó chủ yếu là thoi khuẩn và xoắn khuẩn Vincent. Một số yếu tố thuận lợi
• Suy dinh dưỡng
• Bệnh tồn thân : Lao , sởi • Bệnh ác tính
• Rối loạn miễn dịch
− Noma khởi đầu từ viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, nhiều nhà lâm sàng cho rằng Noma là dạng nặng của viêm nướu lở loét cấp tính. Thường gặp ở trẻ em từ 2-10 tuổi.
− Khởi đầu biểu hiện là một vùng ban đỏ tím nằm ở nướu răng vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn, sau đó trở thành loét lan rộng giống như trong viêm nướu hoại tử cấp tính.
− Tổn thương tiến triển nhanh gây hoại tử mô (bên dưới và mô xung quanh ) tạo ra một vùng hoại tử rộng lớn. Vài ngày sau da vùng má đổi màu xanh đen rồi nhanh chóng hoại tử gây thủng má,tiến triển có thể gây hoại tử xương hàm,tạo xương chết răng lung lay và rụng đi ,có thế có sưng ngồi mặt.
− Sốt , đau rét run ,hạch vùng , hơi thở hôi