IV. NHIỄM VIRUS EPSTEIN – BAR
2. BỆNH CĂN CỦA UTHM
Mặc dù chưa chắc chắn chứng minh được nguyên nhân gây ung thư nhưng các nhà nghiên cứu cho thấy UTHM có liên quan đến một số yếu tố:
Thuốc lá: là yếu tố nguy cơ sinh ung quan trọng nhất dù với bất kì hình thức hút
thuốc nào như hút điếu thuốc, hút xì gà, hút píp, nhai đắp cũng đều gây ung thư. Nguy cơ ung thư tăng theo số năm và liều dùng. Các chất sinh ung như hydrocarbon thơm có trong khói thuốc, các nitrosamine (nhất là N’-nitrosononicotin) có trong thuốc lá nhai và hít. Ở Mỹ khoảng 80% bệnh nhân UTHM có nghiện thuốc lá. Nguy cơ ung thư thứ hai ở vùng miệng hầu chiếm 30-37% bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá sau điều trị trong khi chỉ xảy ra khoảng 6-10% bệnh nhân ngừng hút. Ở nước ta 88% bệnh nhân UTHM có thói quen hút thuốc lá (BV Ung Bướu TPHCM).
Vị trí ung thư liên quan đến vị trí tiếp xúc thuốc lá. Thói quen hút thuốc lá ngược đầu ở Ấn Độ và một số nước Nam Mỹ liên quan nhiều đến ung thư khẩu cái. Cách dùng thuốc lá khơng khói như nhai, xỉa, đắp dễ gây ung thư niêm mạc má và nướu răng.
Uống rượu: mặc dù không được xem là tác nhân sinh ung nhưng rượu là tăng nguy
có phát triển UTHM do làm tăng tính thấm và khử nước là cho niêm mạc nhạy cảm hơn với chất sinh ung. Các nghiên cứu gần đây phát hiện sự sinh ung thư của rượu liên quan đến chất chuyển hố của rượu có khả năng gây đột biến gen là acetaldehyde. Theo tổng kết của Masberg và c.s (1989), nguy cơ UTHM tăng gấp 2 đến 4 lần nếu nghiện hút thuốc lá, gấp 2 đến 3 lần nếu nghiện rượu và tăng lên 6 đến 15 lần nếu kết hợp cả 2. Ở nước ta, 76,6% bệnh nhân nam UTHM có thói quen hút thuốc là và uống rượu (BV Ung Bướu TPHCM).
Nhai trầu. Nhai trầu là một trong những yếu tố nguy cơ UTHM ở các nước có thói
quen phổ biến này. Trong thành phần miếng trầu, cau là yếu tố sinh ung thư chính. Nghiên cứu in vitro cho thấy các alkaloid trong cau như arecaidine, arcoline ảnh hưởng đến sự đóng vịng của chuỗi AND, tăng tạo collagen ở các tế bào sợi và ngăn cản khả năng tiêu collagen của collagenase. Chỉ nhai cau cũng có khả năng ung thư. Van Wyk và cộng sự (1993)tìn thấy 68% bệnh nhân ung thư niêm mạc má và 84% bệnh nhân ung thư lưỡi ở Nam Phi có thối quen nhai quả cau. Tổng kết tại BV Ung Bướu TP HCM ghi nhận tỷ lện bệnh nhân UTHM có thói quen nhai trầu là 76,1% (1993-1996) và hiện nay là 43,4% (2005 -2006).
Một số vi sinh vật liên quan UTHM như Candida albicans có thể là một nguyên nhân do sản xuất chất gây ung thư N-nitrosobenzylmethlamine. Trước đây cũng có lúc người ta cho rằng nhiễm xoắn khuẩn giang mai là nguyên nhân chủ yếu của ung thư lưỡi, tuy nhiên hiện nay ít có bằng chứng về sự liên quan này.
Một số nghiên cứu tìm thấy virus u nhú (human papilloma virus) (HPV) type 16 và 18 trong UTHM nhất là carcinoma dạng mụn cốc. Tỷ lệ HPV khá cao trong UTHM như ở Ấn Độ (74%). Cơ chế sinh ung là protein E6 của HPV phân huỷ protein p53 và protein E7 của HPV phân huỷ protein RB của tế bào làm tăng chu trình tế bào khơng được kiểm sốt.
Bức xạ: Bức xạ cực tím do phơi nắng quá độ được xem là yếu tố liên quan đến ung
thư da, ung thư mơi. Tia cực tím là tổn thương AND bằng cách tạo ra liên kết chéo, làm đứt chuỗi đơn và chuỗi đôi AND và thay thế acidnucleid.
Chấn thương do răng và hàm giả: kích thích mạn tính thường được xem như là yếu
tố biến đổi hơn là yếu tố khởi phát UTHM. Chấn thương cơ học do hàm giả khơng khít sát, cạnh răng bén nhọn do vỡ hay mòn răng, vệ sinh răng miệng kém hầu như không gây ra UTHM. Tuy nhiên nếu ung thư bắt đầu được tù một nguyên nhân khác thì những yếu tố này thúc đẩy quá trình sin hung thư.
Thiếu máu do thiếu sắt: Mặc dù tình trạng dinh dưỡng kém liên quan đến UTHM,
nhưng chỉ có 1 yếu tố thuyết phục là thiếu sắt trong hội chứng Plummer – Vinson. Hội chứng này xẩy ran ở nữ tuổi trung niên, biểu hiện lưỡi đỏ, đau, teo niêm mạc khó nuốt và nguy cơ gây ung thư hầu họng.
Suy giảm miễn dịch: nguy cơ ung thư tế bào gai hốc miệng và lympho tăng ở những
người điều trị ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng. AIDS cũng bị nghi ngờ khiến cho bệnh nhân dễ bị UTHM nhưng thiếu bằng chứng.