1.Đại cương
Mặt dù tổn thương trên lâm sàng giống hình ảnh của bướu, nhưng u hạt sinh mủ khơng phải là tình trạng tân sinh thật sự. Trước đây, người ta cho là có nguồn gốc từ những vi khuẩn sinh mủ, nhưng hiện nay người ta cho rằng tổn thương không liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn mà do sự đáp ứng q mức của mơ đối với tình trạng chấn thương hoặc kích thích thích tai chổ.
Hình 1. U hạt sinh mủ vùng nướu răng cửa dưới
2.Lâm sàng
Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em và người trẻ, nữ nhiều hơn nam.
Vị trí gặp nhiều ở nướu, ngồi ra có thể gặp ở lưỡi, mơi dưới và niêm mạc má. Tổn thương là một khối gồ có bề mặt nhẵn láng, hoặc có nhiều thùy, có cuống hoặc khơng có cuống, có màu hồng hoặc mà đỏ sậm. Kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm, khơng đau, thường có loét bề mặt, sờ mềm và chảy máu khi đụng vào.
Hình 2. U hạt sinh mủ vùng niêm mạc má
3.Mô bệnh học
Tăng sinh mạch giống mô hạt, bề mặt thường loét và được phủ bởi màng Fribrinopurulent, thâm nhiễm nhiều tế bào viêm: bạch cầu đa nhân, tương bào, lympho bào. Tổn thương lâu có sự tăng sinh mơ sợi.
4.Chẩn đoán phân biệt
U hạt tế bào khổng lồ ngoại biên U sợi hóa xương ngoại biên U mạch máu
Sarcom Kaposi Parulis
5.Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ II.U HẠT THAI NGHÉN II.U HẠT THAI NGHÉN
1.Lâm sàng
Là một dạng của u hạt sinh mủ gặp ở phụ nữ trong thịi kì mang thai nên gọi là u hạt thai nghén. Nguyên nhân có thể là kích thích tại chổ kết hợp với tình trạng thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai.
2.Tia X
Thường gặp ở nướu, tổn thương xuất hiện ở 3 tháng đầu và tần suất sẽ tăng dần đến tháng thứ 7 của thai kì. Sau sinh những thay đổi về hormone sẽ trở lại trạng thái bình thường, do đó một vài tổn thương tự thối biến mà không cần điều trị hoặc tăng sinh mô sợi giống u sợi ở nướu.
3.Mô bệnh học: Giống u hạt sinh mủ 4.Điều trị 4.Điều trị
Việc điều trị nên tạm hoãn cho đến khi sau sinh, trừ những trường hợp ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ. Bởi tỷ lệ tái phát cao khi điều trị trong thời kì mang thai và một số tổn thương có thể tụ khỏi sau sinh.