TIÊN LƢỢNG & BIẾN CHỨNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm: Phần 1 (Trang 81 - 82)

Tiến triển nặng nhẹ tuỳ địa phương, tuổi bệnh nhân (tuổi cao bệnh nặng). Tỷ lệ tử vong một số nơi như Indonesia-Đài Loan 5-20%, Nhật 20-60%; Mã Lai 15%, Việt Nam 0,6% (thể nhẹ). Nguyên nhân tử vong thường do truỵ tim mạch, viêm cơ tim, xuất huyết, bội nhiễm phổi, biến chứng viêm não- màng não.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh giảm sốt nhanh trong vịng 12, 24-48 giờ; thời kỳ hồi phục và lại sức sớm.

VI. CHẨN ĐỐN

1.Lâm sàng

Chủ yếu dựa vào tính chất khởi phát đột ngột với - Sốt cao liên tục

- Nốt loét, kèm sưng hạch vệ tinh (nốt loét là dấu điển hình trong bệnh sốt mị, tuy nhiên cĩ khi khơng tìm thấy cho nên khĩ chẩn đốn)

- Xung huyết kết mạc, da; phát ban - Sưng hạch tồn thân

- Viêm cơ tim

2.Cận lâm sàng

- Bạch cầu máu: thường khơng tăng, thay đổi từ 3-22 x 109 / mL, lymphocte > 70%. - Chẩn đốn miễn dịch học:

+ Kháng thể huỳnh quang gián tiếp (Indirect Fluorescent Antibody: IFA): Dùng kháng thể KARP, GILLIAM, KATO để phát hiện kháng nguyên (khá nhạy). Bệnh nhân cĩ nồng độ 1: 40 từ ngày thứ 9 của bệnh trở đi, nồng độ cao nhất vào tuần thứ 2. Giá trị (+) tuỳ thuộc từng phịng thí nghiệm cĩ thể 1 : 640 hoặc 1 : 1280, nhưng nếu được điều trị trong 4 ngày đầu thì đáp ứng miễn dịch cĩ thể giảm (xét nghiệm chuẩn của WHO, nhưng do khĩ về kỹ thuật, chưa áp dụng rộng).

+ Miễn dịch gián tiếp Peroxidase ( indirect Immunologic Peroxidase: IIP) là phương tiện hổ trợ tốt tiếc rằng khơng được dùng phổ biến.

- Phản ứng Weil Felix: Phản ứng (+) với OX-K bắt đầu từ ngày 5 sau sốt, hiệu giá cao nhất vào tuần thứ 3, rồi giảm dần từ tuần thứ 4. Các trường hợp cĩ hiệu giá ngưng kết với OX-K trên 1 : 160 về độ hồ lỗng, hoặc lần 2 gấp lần đầu 4 lần đều cĩ giá trị chẩn đốn, với 2 lần cách nhau 2 tuần.

- Phân lập O.T.: Lấy máu bệnh nhân lúc sốt cao, tiêm phúc mạc chuột, nếu trong vịng 13-16 ngày chuột chết chứng tỏ trong máu cĩ O.T.. Nhuộm tử thiết gan, lách, hạch bằng giemsa, soi kính hiển vi sẽ phát hiện O.T., đơi khi phải tiêm chuyển tiếp 2-3 chuột mới phát hiện (+).

3.Dịch tễ học

Bệnh nhân đang sinh sống, làm việc, hoặc vào vùng bệnh lưu hành.

VII. ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị đặc hiệu càng sớm càng tốt.

- Chống chỉ định các thuốc cĩ Sulfonamide vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

- Trong trường hợp cĩ sưng hạch tồn thân, hạch vệ tinh thì cần điều trị kéo dài để chống tái phát. - Điều trị hổ trợ, nhất là trường hợp nặng sẽ gĩp phần làm giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong.

2.Điều trị thực tế

- Nếu điều trị sớm, trước khi phát ban thì rất hiệu quả, nhiệt độ trở về bình thường trong vịng 24 giờ, nếu điều trị muộn khi ban đã xuất hiện, cĩ xuất huyết thì đáp ứng chậm hơn.

- Thuốc cĩ hiệu lực Chloramphenicol; Tetracyclin (Doxycyclin); cịn Azithromycin cĩ tác dụng với dịng O.T. đề kháng Tetracyclin trên ống nghiệm, ứng dụng cĩ hiệu quả lâm sàng.

- Liều lượng:

Chloramphenicol 30 mg/ kg/ ngày; Tetracyclin 20-30 mg/ kg/ ngày; Doxycyclin 100mg x 2 viên / ngày (người lớn). Chỉ dùng một thuốc; dùng 7 ngày; khi hạch sưng dùng 14 ngày. Kháng sinh dùng bằng đường uống; nhưng bệnh nặng và cĩ điều kiện dùng tĩnh mạch (vdụ: bệnh kèm theo viêm màng não)

Chú ý: Fluoroquinolone khơng hiệu quả với O.T. chỉ với Rickettsia conorii (Mediterranean spotted fever).

2.2. Điều trị hổ trợ

- Dịch truyền: Glucose hoặc Ringer’s Lactate nhằm hồi phục nước & điện giải, lượng tuần hồn; cần lưu ý trường hợp viêm phổi, viêm cơ tim khơng truyền nhiều.

- Chế độ ăn uống: nên ăn xúp, cháo loảng khi cịn sốt, đảm bảo chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh răng miệng, lau sạch tồn thân hằng ngày, tránh loét cho các trường hợp nặng. - Thiếu máu do xuất huyết tiêu hố, nên truyền máu tươi.

- Trường hợp nặng hoặc cĩ biến chứng (tim, phổi, thần kinh...) và nhất là các ca điều trị muộn, tuỳ trường hợp dùng thêm corticosteroid liều cao, ngắn ngày :

Hydrocortison: 100 mg / ngày x 3 ngày, cĩ thể thay bằng Depersolon.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm: Phần 1 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)