các nền văn hóa tự do đi lại”1. Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ hình thành nên màng lọc, hay giống như “chiếc kính râm” để giúp công dân mỗi nước tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những giá trị của văn hóa nhân loại, hình thành nên những cơng dân tồn cầu nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia. Nói cách khác, tồn cầu hóa có thể đồng hóa nhân loại trên bề mặt, cịn gốc rễ văn hóa vẫn được giữ nguyên.
Giá trị văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa đạo Khổng và đạo Phật nên người Việt Nam ngồi những giá trị văn hóa đạo Phật đã kể trên, đặc biệt chú trọng các giá trị văn hóa như trách nhiệm và sự thủy chung. Điều này tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của người Việt Nam với văn hóa phương Tây và nhiều nước khác. Tuy nhiên ngày nay văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa phương Tây. Điều đó giúp cho người Việt Nam dễ dàng hòa nhập hơn vào nền văn hóa tồn cầu hóa nhưng đồng thời cũng dễ làm mất hoặc phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống.
4.1.3. Mơi trường đa văn hố
Trong q trình tồn cầu hóa diễn ra hiện tượng giao thoa văn hóa. Giao thoa văn hóa chỉ sự so sánh của hai hay nhiều hơn hai nền văn hóa khác nhau. Lindsey B.R., Robins N.K và Terell D.R (2003) cho rằng trong mười đến mười lăm năm qua, vấn đề đa dạng trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc gia.