Yêu cầu phát triển đội ngủ giảng viên trường Cao Đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng

1.3.3. Yêu cầu phát triển đội ngủ giảng viên trường Cao Đẳng

1.3.3.1. Yêu cầu về số lượng

Số lượng của ĐNGV là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, nó phản ánh quy mơ lớn, nhỏ, nhiều, ít của đội ngũ. Trong đội ngũ nói chung, ĐNGV thì số lượng của đội ngũ trên một khía cảnh nào đó có thể được xem là chất lượng. ĐNGV có chất lượng tốt khi có đủ về số lượng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ GD - TT của nhà trường. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của tình hình, nhiệm vụ GD - TT của nhà trường mà ĐNGV cần có số lượng bao nhiều, với cơ cấu cân đối, hợp lý và trên cơ sở phẩm chất , năng lực của từng giảng viên ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ. ĐNGV mạnh nhất thiết đó phải là đội ngũ được biên chế, kiện toàn thường xuyên, hợp lý đảm bảo về số lượng đáp ứng u cầu GD - TT. Khơng có số lượng thích hợp thì khơng thể tạo dựng thành đội ngũ. Sự thiếu hụt về số lượng gây ra sự quá tải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD - TT, đồng thời làm cho mỗi người không có điều kiện cần thiết để học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ. Một khi số lượng giảng viên đáp ứng thích hợp sẽ tạo nên tính đồng bộ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ. Như vậy, phát triển ĐNGV của các Trường Cao đẳng trước hết phải bảo đảm về số lượng. Nhà trường phải tính tốn cụ thể số lượng giảng viên để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD - TT của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Yêu cầu về số lượng nhà giáo được quy định trong chương 3, điều 11 của Nghị địn số 177/CP, ngày 5 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Nhà giáo. Các yêu cầu về số lượng được thể hiện như sau: Chương 3, điều 11: Tỉ lệ giảng viên trên sinh viên. Quy định tại nhóm 6, tỉ lệ là 1 giảng viên trên 30 sinh viên.

1.3.3.2. Yêu cầu về chất lượng

Chất lượng đội ngũ giảng viên là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà đội ngũ đó cần có để hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì thế chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện thông qua các đặc trưng sau:

- Phẩm chất đạo đức và trình độ chính trị: Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội ngũ giảng viên, phẩm chất của ĐNGV tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ cơ hữu của nhà trường. Phẩm chất ĐNGV trước hết được biểu hiện

ở trình độ chính trị. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người giảng viên có niềm tin vào trong tương lai tươi sáng của đất nước và khả năng xử lý được những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo; Giáo dục có tính chất tồn diện bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “ nghề” thì điều cần thiết là dạy cho sinh viên cách học để làm người, là xây dựng nhân cách. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng đã và đang tiếp nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hóa khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính ln thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó. Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố tất yếu nền tảng của nhà giáo. Trong sự nghiệp “ trồng người” phẩm chất đạo đức ln có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và ĐNGV nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

- Trình độ học vấn ( học hàm, học vị ). Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của ĐNGV trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ của ĐNGV còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và thể thao để vận dụng vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn hạn chế và bất cập.

- Năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giảng viên. Vì vậy, nói đến năng lực của ĐNGV, cần phải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên. Điều đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giảng viên; được thể hiện ở chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó chính là chất lượng và hiệu quả đào tạo. Năng lực giảng dạy của người giảng viên cịn thể hiện ở chỗ họ là người khuyến khích, hướng dẫn, cởi mở các vấn đề để sinh viên phát huy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học.

Thị trường lao động phát triển rất năng động đòi hỏi giảng viên bằng trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nghệ thuật sư phạm của mình, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển nhân cách, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi cho sinh viên.

Cịn cơng tác nghiên cứu khoa học trong trường không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Việc nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[22, tr18-20.]

Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong nhiều tập kỷ qua cùng với sự đổi mới toàn diện đất nước, Giáo dục - Thể thao nước nhà đã thực hiện đổi mới.

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá, nhiều loại hình đào tạo được mở ra…và đã đạt được kết quả quan trọng.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới thì chất lượng đội ngũ giảng viên luôn là vấn đề được quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước. Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu được nêu ra trong các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước như:

- Quyết định số 1232/GD.SP/2010, ngày 3 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao bàn hành quy định về chuẩn nhà giáo. Các yêu cầu của chuẩn nhà giáo được quy định cụ thể trong 3 lĩnh vực là: Đạo đức và nhân cách, Sự hiểu biết về người học và Những kiến thức và kỹ năng về dạy học, gồm 29 điều, 136 tiêu chí.

- Nghị địn số 177/CP, ngày 5 tháng 4 năm 2012 Chính phủ về Nhà giáo.

- Thông tư số 204 /GDTT.TC, ngày 2 tháng 2 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao về đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Nhà giáo các cấp.

1.3.3.3. Yêu cầu về cơ cấu

Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng, phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng cần phải phát triển về cơ cấu của đội ngũ. Cơ cấu của ĐNGV nói lên các thành viên của đội ngũ được bố trí, sắp xếp theo một nguyên tắc, một quy luật nhất định và sự tác động lẫn nhau giữa các thành viên đó. Một cơ cấu giảng viên hợp lý trong Nhà trường sẽ tạo thành những sức mạnh tổng hợp, hài hòa, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ GD - TT của Nhà trường. Do vậy, phát triển cơ cấu đội ngũ giảng viên là một nội dung cơ bản phát triển ĐNGV của Nhà trường.

Cơ cấu ĐNGV được xét trên các sự tương thích về giới nam nữ, về giảng dạy theo bộ mơn, về tuổi đời, trình độ, nghiệp vụ sư pạm. Như vậy, có thể hiểu cơ cấu

ĐNGV là một thể thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm:

Về chuyên môn: Đảm bảo tỉ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo của nhà trường.

Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “lão hóa” hoặc “ trẻ em hóa” tong đội ngũ giảng viên, tránh sự hụt hẫng về ĐNGV trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.

Về giới tính: Đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng phịng, bộ mơn và chun ngành được đào tạo của nhà trường.

Về tổ chức chính trị: Đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa giảng viên trong các tổ chức chính trị - xã hội như: Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, giữa các phịng, bộ mơn trong nhà trường. [22, tr 21.]

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)