7. Cấu trúc luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo
Phật giáo Champaak
3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường.
3.3.1.1.Mục đích biện pháp
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm mục đích như sau:
- Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện từng năm, giai đoạn 5 năm, dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhằm đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
- Đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo.
- Làm cơ sở để cán bộ quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng…làm cho ĐNGV ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của mỗi giai đoạn.
3.3.1.2. Nội dung biện pháp
Công tác quy hoạch là khâu đầu tiên trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Có làm tốt khâu này mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên một cách đúng đắn và hiệu quả. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên là bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn. Quy hoạch đội ngũ giảng viên là một nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường Đại học và Cao đẳng có nội dung như sau:
- Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục Cao đẳng, về ĐNGV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục của trường tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV trong 5 năm qua và dự báo về phát triển quy mô để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo. Điều tra thực trạng giảng viên giữa các phòng, bộ mơn, để bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý; làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ chính sách.
- Lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất trong 5 năm và 10 năm trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục của Vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao.
- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm. Bản quy hoạch phải xác định được mục tiêu tổng quát về phát triển ĐNGV 5 năm; 10 năm đồng thời xác định những nhiệm vụ cụ thể theo từng năm học.Xác định các yếu tố đảm bảo để thực hiện quy hoạch; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Xây dựng quy hoạch
Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch cần phải thực hiện như sau: - Thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo xây dựng quy hoạch, kế hoạch. BGH nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030 do Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, Trưởng phòng hành chính - tổ chức là phó ban thường trực và một số thành viên là các phòng liên quan. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc, tạo điều kiện và thẩm định quy hoạch trước khi hiệu trưởng ký phê duyệt.Trưởng ban chỉ đạo quyết định thành lập tổ soạn thảo quy hoạch gồm các trưởng phòng, phó phòng và một số giảng viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt.
trình lập kế hoạch, đề xuất kết cấu bản quy hoạch. - Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
+ Quyết định số: 6824/18/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao về điều lệ Trườg Cao đẳng Phật giáo Champasak.
+ Hội nghị Nhà quản lý giáo dục các Trường Cao đẳng Sư phạm toàn quốc lần thứ XXIV. Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, ngày 26 - 28 tháng 6 năm 2019.
+ Hội nghị Nhà quản lý giáo dục các Trường Cao đẳng Sư phạm toàn quốc lần thứ XXV. Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Luốngnamtha, ngày 16 - 18 tháng 7 năm 2020.
+ Quyết định số: 1232/GD.SP/2010, ngày 3 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao bàn hành quy định về chuẩn nhà giáo.
+ Sổ tay thành lập Trung tâm phát triển và Trung tâm trọng điểm đối với ngành Sư phạm, Vụ Sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao.
+ Căn cứ thực trạng ĐNGV của trường những mặt mạnh, những điểm yếu như: số lượng, chất lượng cơ cấu bộ môn, độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động phong tục tập quán…
+ Môi trường kinh tế - xã hội, dựa theo báo cáo đánh giá tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội một số năm gần đây của UBND tỉnh Champasak.
+ Dự kiến biến động về giảng viên: Thuyên chuyển, nghỉ hưu, nghỉ thai sản, đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn…Trên cơ sở thu nhận các thông tin, tổ soạn thảo phân tích, đánh giá và tiến hành.
* Xây dựng bản đề cương quy hoạch 5 năm, định hướng 10 năm, kế hoạch thực hiện từng năm trình ban chỉ đạo, tiếp thu ý kiến.
* Xây dựng bản dự thảo mang tính chiến lược, kế hoạch hàng năm, tổ chức xin ý kiến Vụ tổ chức và cán bộ, Vụ sư phạm, các nhà quản lý giáo dục, các ban ngành của tỉnh có liên quan như: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Thể thao, Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh…tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung.
* Xây dựng bản quy hoạch chính thức; bản quy hoạch có các nội dung cơ bản sau: + Các yếu tố tác động đến phat triển ĐNGV (kinh tế, văn hóa, xã hội);
+ Căn cứ xây dựng kế hoạch;
+ Thực trạng phát triển đội ngũ 5 năm qua; + Quy mô chất lượng;
+ Thuận lợi và thách thức;
+ Quy hoạch phát triển ( mục tiêu tổng quát; các chỉ tiêu về số lượng; cơ cấu, chất lượng đội ngũ; nhiệm vụ cụ thể; điều kiện đảm bảo; giải pháp thực hiện...)
+ Tổ chức thực hiện (bố trí nguồn nhân lực, phân cơng trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan).
thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Vụ sư phạm, Vụ tổ chức và Cán bộ, Bộ Giáo dục và Thể thao)
b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
Tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu quy hoạch trong nhà trường cho CBQL, giảng viên để mọi người đều hiểu và tạo sự động thuận cao trong các tổ chức. Phân công nhiệm vụ cho các phòng, bộ phận thực hiện từng nội dung phù hợp chức năng nhiệm vụ, giao phòng Hành chính và Tổ chức là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp thực hiện.
c) Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch
Hàng năm BGH nhà trường chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, so sánh việc thực hiện với quy hoạch để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những thiếu sót hoặc không phù hợp.
3.3.1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp gồm có nội dung như sau:
- Cấp ủy Đảng, BGH nhà trường phải có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm về phát triển đội ngũ giảng viên và có kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với phát triển ĐNGV
- Các phòng, ĐNGV có khả năng phân tích, nắm vững quy hoạch, thích ứng với thay đổi, dự báo phát triển, nắm bắt các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Thể thao, Vụ sư phạm và địa phương.
- Đảm bảo kinh phí, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nói trên.
3.3.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
Đổi mới việc tuyển chọn ĐNGV Trường Cao đẳng nhằm lựa chọn được những người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định chuẩn nhà giáo đảm bảo về cơ cấu, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Bố trí, sử dụng ĐNGV hợp lý, đúng chuyên ngành, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng người.
3.3.2.1. Nội dung biện pháp a) Về tuyển chọn giảng viên
- BGH nhà trường dựa vào quy hoạch phát triển ĐNGV, kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm để chỉ đạo phòng Hành chính và Tổ chức lập kế hoạch tuyển chọn gồm các nội dung: Căn cứ các văn bản pháp lý, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Thể thao hướng dẫn của Vụ Tổ chức và cán bộ xác định đối tượng tuyển, tiêu chuẩn, hồ sơ, chỉ tiêu tuyển chọn; Lựa chọn phương thức tuyển chọn (thi tuyển hoặc xét tuyển), thời gian thực hiện tuyển chọn; Xây dựng quy trình tổ chức tuyển chọn; Báo cáo Vụ Tổ chức và Cán bộ,Vụ Sư phạm và Bộ Giáo dục và Thể thao phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Về sử dụng giảng viên
- BGH nhà trường căn cứ nhu cầu, kết quả tuyển chọn quyết định tuyển chọn và phân công công tác cho người mới được tuyển chọn;
- Căn cứ kết quả công tác, đánh giá xếp loại giảng viên, năng lực, sở trường, tâm tư, nguyện vọng của cá nhân và chủ yếu là nhiệm vụ, mục tiêu nhà trường, Hiệu trưởng bố trí, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên một cách hợp lý.
- Hiệu trưởng quản lý giảng viên theo các quy định của ngành và nhiệm vụ mà giảng viên được phân công.
3.3.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp a) Tuyển chọn giảng viên Trường Cao đẳng
Việc tuyển chọn giảng viên Cao đẳng được thực hiện theo Hướng dẫn số: 272/GD- TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, ngày 20 tháng 2 năm 2020 và hình thức tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục. Thực hiện quy trình tuyển dụng như sau:
1) Quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn: Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn (thi tuyển hoặc xét tuyển), Hội đồng tuyển chọn có từ 05 thành viên trở lên, gồm:
- Chủ tịch hội đồng (Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng).
- Phó chủ tịch hội đồng: Phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ (Trưởng phòng hành chính và tổ chức).
- Các ủy viên: Trưởng phòng các phòng, đại diện các đồn thể. 2) Thơng báo tuyển chọn:
Trước 30 ngày tổ chức tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để mọi người biết và đăng ký.
3) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn: Trên cơ sở thông báo kế hoạch tuyển chọn, tiến độ thời gian ấn định, Hội đồng tuyển chọn tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thí sinh đăng ký dự tuyển, làm đơn đăng ký dự tuyển vào đơn vị sự nghiệp cụ thể.
4) Tổng hợp danh sách, hồ sơ đăng ký dự tuyển sau khi hết thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển chọn tổng hợp hồ sơ, danh sách đăng ký dự tuyển theo từng đơn vị, nhóm chuyên ngành tuyển chọn,…
5) Thông qua danh sách trúng tuyển ( nếu xét tuyển) Căn cứ vào thể lệ, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký và danh sách tổng hợp, Hội đồng tuyển chọn tổ chức xét tuyển và xác định người trúng tuyển; Thông báo kết quả, danh sách thí sinh xét tuyển, điểm xét tuyển danh sách thí sinh trúng tuyển.
6) Cơng bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển, tổ chức thi tuyển (nếu thi tuyển). Căn cứ hồ sơ đăng ký, danh sách tổng hợp và kết quả sơ
tuyển (nếu có), Hội đồng tuyển dụng công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển và tổ chức thi tuyển theo hình thức, quy trình, nội dung thi tuyển. 7) Về cơng nhận thí sinh trúng tuyển (kể cả xét tuyển và thi tuyển) Căn cứ yêu cầu về trình độ đào tạo ngạch tuyển dụng cụ thể, Hiệu trưởng có thể thông báo công khai tuyển dụng ngạch cần tuyển trình độ đào tạo khác nhau và thông báo khi xét cơng nhận trúng tuyển theo nhóm trình độ đào tạo từ cao xuống thấp.
8) Cơng bố danh sách trúng tuyển
Trên cơ sở kết quả xét tuyển, Hội đồng tuyển chọn làm báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao quyết định cơng nhận danh sách trúng tuyển và thơng báo thí sinh hồn thiện hồ sơ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao sẽ ra quyết định biên chế.
9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển (nếu có) báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
b) Sử dụng giảng viên
Hiệu tưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trực tiếp phụ trách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác kiểm tra, thanh tra, tổ chức, tài chính, thực hiện chế độ chính sách, quy chế dân chủ, cơng khai trong nhà trường. Phân công công việc cho các Phó hiệu trưởng, nhiệm vụ mỗi giảng viên trên cơ sở nguyện vọng, năng lực cá nhân và đề nghị của tổ chuyên môn.Việc phân công nhiệm vụ công bằng, dân chủ hợp tình hợp lý tạo tâm lý cởi mở, tin cậy, đoàn kết phát huy được năng lực cá nhân, tạo môi trường làm việc thuận lợi, đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm vì nhà trường, ở đó họ thấy được sự tơn trọng, được khẳng định mình, tránh được nguy cơ xung đột.
3.3.2.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện biệp pháp
Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả Nhà trường phải thực hiện các nội dung như sau:
- Việc tuyển dụng giảng viên phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc của từng đơn vị sự nghiệp cụ thể; đảm bảo cơ cấu phù hợp; Trong chỉ tiêu biên chế được phân bố; đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, chất lượng và đúng quy định; những người được tuyển chọn phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạt trình độ tiêu chuẩn theo quy định;
- Việc tổ chức tuyển chọn phải thông qua Hội đồng tuyển chọn và được thực hiện bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia Hội đồng tuyển chọn phải là những người có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp hiện đang giữ ngạch tương đương hoặc cao hơn ngạch viên chức cần tuyển dụng, không cử những cán bộ, công chức, viên chức có người thân dự tuyển, đang trong thời gian bị kỷ luật
hoặc xem xét kỷ luật.
- Thực hiện phân công đúng chuyên môn, công việc, dân chủ; Quan tâm đến nguyện vọng giảng viên; Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, điều kiện cá nhân giảng viên và nhiệm vụ nhà trường.
- Xây dựng quy trình đánh giá khen thưởng, trách phạt dân chủ, bổ nhiệm, đề bạt, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ quản lý trong trường.
- Có chế độ đãi ngộ hợp lý, động viên, tạo điều kiện để giảng viên phát phát huy năng lực hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất.
3.3.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV
3.3.3.1. Mục đích biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách nhà gáo (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp); nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn mới.
- Nhằm đến năm 2025 đội ngũ giảng viên của trường dần dần tiếp cận với những tiêu chí trường Đại học, Cao đẳng do Bộ Giáo dục và Thể thao đè ra.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng