Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển độ

3.5.3. Đối tượng khảo sát

- Trưởng, phó các phịng; - Tất cả đội ngũ giảng viên; - Tổng cộng có 62 người.

* Cách tính điểm: Rất cấp thiết: 3 điểm; cấp thiết: 2 điểm; không cấp thiết: 1 điểm.

3.5.4. kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

* Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 62 người được khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak được tập hợp trong bảng 3.3

Bảng 3.3. kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả

thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển ĐN GV sát với điều kiện thực tế của nhà trường

54 87.1 8 12.9 0 0 56 90.3 6 9.7 0 0 Đổi mới công tác tuyển

chọn và sử dụng ĐN GV Trường Cao đẳng Phật giáo

52 83.9 10 16.1 0 0 52 83.9 10 16.1 0 0 Đẩy mạnh công tác đào

tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV CĐPG

54 87.1 8 12.9 0 0 55 88.7 7 11.3 0 0 Đổi mới công tác thanh

tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Trường CĐPG

53 85.5 9 14.5 0 0 54 87.1 8 12.9 0 0 Tạo động lực cho

ĐNGV phát triển 56 90.3 6 9.7 0 0 56 90.3 6 9.7 0 0 - Phiếu định giá mức độ cấp thiết có 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết.

- Phiếu đánh giá mức độ khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là khơng cấp thiết, không khả thi. Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 70-100% thì biện pháp đó có tínhh cấp thiết, tính khả thi cao.

* Nhận xét:

Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp như sau:

Biện pháp: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 87.1, mức độ khả thi cũng đạt 90.3. Điều này cho thấy việc quản lý quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là một quá trình quan trọng và cấp thiết. Việc chú trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, phải được thực hiện đồng bộ cả chủ trường, biện pháp để tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng viên cả trong hiện tại và cả tương lai, nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu GD - TT của Nhà trường. Nếu nhà trường chú trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch nhất là trong giai đoạn hiện nay thì có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước chắc chắn việc phát triển ĐNGV sẽ thàng công.

Biện pháp: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 83.9, mức độ khả thi cũng đạt 83.9. Điều này cho thấy đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV là nội dung cơ bản để phát triển ĐNGV. Do vậy, trong phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nhà trường cần phải quản lý nội dung này một cách chặt chẽ bảo đảm tính khách quan, khoa học, cơng bằng, công khai. quản lý tuyển chọn ĐNGV, các chủ thể quản lý cần phải quan tâm tới những nội dung cụ thể như: Nhu cầu của nhà trường về ĐNGV về các mặt như: độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, năng lực và kỹ năng thực hiện, phương thức lựa chọn vị trí cơng tác của người được tuyển chọn. Quá trình tuyển chọn sao cho đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý nguồn nhân lực, quản lý các áp lực bên trong cũng như bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn. Làm như vậy, nhà trường mới đảm bảo niệm vụ, mục tiêu của nhà trường.

Biện pháp: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 87.1, mức độ khả thi cũng đạt 88.7. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là một trong những nội dung cơ bản mà nhà trường cần thực hiện trong quản lý phát triển ĐNGV của trường. Việc đào tạo và bồi dưỡng các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, công tác đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch nhằm phát triển ĐNGV.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho ĐNGV có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong cơng tác giáo dục và đào tạo. Đó chính là q trình học tập và tự học tập, rèn luyện nhằm giúp ĐNGV nắm vững hơn về cơng việc của mình, là những hoạt động

học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của mình để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV là nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có của mỗi giảng viên và nâng cao tính hiệu quả của nhà trường thông qua việc giúp giảng viên hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của bản thân trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại và sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 85.5, mức độ khả thi cũng đạt 87.1. Điều này cho thấy đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Cao đẳng là một nội dung cơ bản và cần thiết của quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak. Nhà trường phải thực hiện đúng hướng dẫn của cấp trên, theo tiêu chuẩn của nhà trường, công bằng, công khai, khách quan. Các công tác thanh tra, đánh giá, xếp loại như: Xây dựng kế hoạch việc thanh tra, đánh giá, xếp loại, tổ chức lực lượng tiến hành thanh tra, xác định nội dung thanh tra và triển khai thực hiện các bước thanh tra, đánh giá, xếp loại. Làm như vậy, việc phát triển ĐNGV của nhà trường sẽ được cải thiện đáng kể.

Biện pháp: Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 90.3, mức độ khả thi cũng đạt 90.3. Điều này cho thấy vấn đề tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhân sự, thúc đẩy các thành viên của tổ chức, người lao động hăng say làm việc, nâng cao hiệu suất lao động. Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân giảng viên. Tạo động lực cho đội ngũ giáng viên là hệ thống các chính sách, các biện pháp quản lý tác động đến đội ngũ giảng viên nhằm làm cho họ có được động lực để làm việc.

Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng trong quản lý nhân lực: Tạo sự gắn kết giữa lao động với tổ chức; tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của người lao động; tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động; là nền tảng để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính khả thi và tính cấp thiết của đề tài rất cao, hy vọng những biện pháp mà bản thân nêu trong đề tài sẽ có thể triển khai trong thực tiễn quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak là nhiệm vụ trung tâm của trường. Có xây dựng được một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo, mới có thể đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục Cao đẳng và Đại học hiện nay. Các kết quả khảo sát thực tiễn việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak cho thấy, nhà trường tuy mới thành lập nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak cũng còn một số khó khăn, tồn tại, đó là: Yêu cầu về đội ngũ giảng viên đối với các Trường Đại học và Cao đẳng và thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường; một số giảng viên có kinh nghiệm, công tác lâu năm ở trường về hưu trong thời gian vừa qua; có điều kiện để cử nhiều giảng viên đi học tập, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngồi nhưng vẫn còn ít so với yêu cầu của nhà trường hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất 5 giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak. Các biện pháp này là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường, Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak và Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả có thể rút ra một số vấn đề kết luận như sau:

Quản lý phát triển ĐNGV nói chung và quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nói riêng là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Có xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường.

Các kết quả khảo sát thực tiễn việc quản lý phát triển ĐNGV nói chung và quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak cho thấy tuy nhà trường thành lập chưa lâu nhưng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý phát triển ĐNGV. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình quản lý phát triên ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak cũng còn một số khó khăn tồn tại, đó là: yêu cầu về chuẩn nhà giáo, chuẩn ĐNGV các trường Đại học và Cao đẳng và thực trạng ĐNGV của nhà trường; một số giảng viên có kinh nghiệm, công tác lâu năm ở trường về hưu trong thời gian vừa qua; những năm qua mặc dù có cử một số giảng viên đi học tập, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế của nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất năm giải pháp quản lý, phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak. Các biện pháp này là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường ; Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV Cao đẳng ; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Cao đẳng ; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Cao đẳng ; Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Thể thao

- Cần có quy định mục chi ngân sách nhà nước cụ thể cho phát triển đội ngũ giảng viên trong Trường CĐSP.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản về chuẩn giảng viên Đại học và Cao đẳng.

2.2. Đối với Vụ Sư phạm.

- Đề nghị Vụ sư phạm, Vụ tổ chức và cán bộ tiếp tục chỉ đạo, gần gũi, tìm giải pháp trong việc phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak.

- Đề nghị Vụ sư phạm, Vụ tổ chức và cán bộ dự thảo cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nói chung và ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nói riêng trình cấp trên.

2.3. Đối với UBND tỉnh Champasak

Đề nghị UBND trích phần ngân sách cho lĩnh vực giáo dục Phật giáo vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho Trường Cao đẳng Phật giáo về phát triển nguồn nhân lưc cũng như cơ sở vật chất.

Đề nghị UBND Tỉnh Champasak có cơ chế, chính sách để Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak thực hiện được các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt có chính sách khuyến khích, động viên giảng viên có học hàm, học vị cao ngồi Tỉnh về trường cơng tác ; Trao đổi giảng viên với các Trường Cao đẳng, Đại học trong Tỉnh, trong nước và trong khu vực về giảng dạy tại Trường.

2.4. Đối với Trường CĐPG Champasak

- Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc phát triển và nâng cao chất lượng giảng viên.Tạo nên phong trào thi đua sôi nổi tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đồng thời có chế độ chính sách hợp lý, động viên cán bộ giảng viên học tập.

- Cần có kế hoạch định kỳ tiến hành khảo sát nhu cầu xã hội làm căn cứ để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của xã hội, nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Có cơ chế phù hợp thu hút giảng viên có học hàm học vị, có trình độ cao và sinh viên giỏi về công tác tại trường.Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các Trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước để liên kết hợp tác giảng dạy cũng như đào tạo đội ngũ giảng viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông Báo số 1007/TB-BGDĐT, ngày13/2/2008.

2. Bộ lao động Thương binh và Xã hội (2010), Quyết định Số: 699/QĐ-LĐTBXH ngày 07/6/2010 về việc phê duyệt dự án tăng cường kỹ năng nghề.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư 46/2016/TT-NLĐTBXH quy định về điều lệ trường Cao đẳng.

4. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uẩn (1998), Tâm lý học quản lý, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

5. Ðại học Quốc gia Hà Nội, “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên”, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học.

6. Vi Văn Hạ (2014), Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình,

tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại

học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Giáo dục.

7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”,. Tạp chí

Khoa học, Đại học Quốc gia, (số 3PT).

8. Nguyển thị Bạch Mai (1998), Xây dựng mơ hình quản lý cơng tác phát triển và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục Đại học Việt nam, Đề tài cấp bộ mã số: B 96-52-11.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)