7. Cấu trúc luận văn
1.4.6. Quản lý môi trường cho phát triển đội ngũ giảng viên Cao đẳng Sư phạm
phạm
Quản lý môi trường cho phát triển đội ngũ giảng viên Cao đẳng Sư phạm là một vấn đề rất quan trọng, để ĐNGV yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp GD - TT thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện tốt nhất.
Môi trường ở đây bao gồm nhiều yếu tố, đó là những điều kiện, những cơ chế chính sách, chế độ ưu tiên đãi ngộ như: Phân công, sắp xếp chuyên môn giảng dạy phù hợp với khả năng, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách theo quy định. Đánh giá thành quả lao động giảng dạy, khen thưởng, kỷ luật đảm bảo công khai, khách quan, công bằng, trung thực và dân chủ, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và việc làm. Đó còn là tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng giảng viên.
Môi trường ở đây còn được hiểu là môi trường sư phạm, trong đó nghề giáo viên được sống trong một môi trường văn hóa, sống trong tình cảm ấm áp, chân tình và cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mỗi quan hệ thầy trò.
Môi trường cũng là cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại. Muốn phát triển đội ngũ giảng viên, không thể tách rời yếu tố cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Thiết
bị dạy học vừa là công cụ vừa là phương tiện của việc giảng dạy, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên, làm cho hai nhân tố này tác động tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại là điều kiện để người giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ.
Nghị định 177/CP,2012. Quy định tại Chương 4, điều 14 Chính sách đối với nhà giáo. Nhà giáo có quyền hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật, theo quy định của Nhà nước cũng như các công, viên chức khác. Ngoai ra, Nhà giáo còn được hưởng các chính sách như: Địa vị chuyên môn(các chức danh của nhà giáo), danh dự trong xã hội, đời sông sinh hoạt, khen thưởng, nghỉ phép và nghỉ hưu. Đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu vùng xa hẻo lánh sẽ được hưởng chính sách đặc biệt từ Chính phủ.
1.5. Những yêu cầu về chất lượng ĐNGV Trường Cao đẳng trong giai đoạn hiện nay
Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia ngày càng nhận thức rõ xã hội muốn tiến bộ thì phải dựa vào sức mạnh của tri thức, được bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng sáng tạo vô tận của con người. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định: “Coi trọng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhằm xây dựng xã hội văn minh và công bằng; xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ổn định, vững chắc”. Vì vậy, việc phát huy nguồn lực của con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững. Để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, cần phải phát triển toàn diện, hiện đại nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục Cao đẳng. Bởi vì, giáo dục Cao đẳng là những cơ sở đào tạo những giáo viên, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hệ thống giáo dục của quốc gia.
Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục. Trong mọi thời kỳ, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Lào đang tiến hành công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD - TT, điều quan trọng là cần phát triển đội ngũ nhà giáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Trong những năm qua, nhìn chung các đội ngũ giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giảng viên đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ giảng viên đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “Trồng người”, thể hiện tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc trên tinh thần “Tất cả vì sinh viên thân yêu”. Trên đây, đã thể hiện tính tích cực, đi sâu khám phá cái mới, nắm chắc vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp dạy học, nghiên cứu
khoa học vào quá trình giảng dạy, giáo dục, nhất là những yêu cầu mới của chương trình cải cách giáo dục mà Bộ GD - TT đưa ra.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ xuyên suốt của ngành Giáo dục và cần có thời gian và lộ trình. Giảng viên là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu được quan tâm đào tạo tại các Trường Đại học, được tạo điều kiện tốt về công ăn việc làm, về thu nhập, được trân trọng những cống hiến trong công việc thì chất lượng giảng viên sẽ được tăng lên rõ rệt. Trách nhiệm của ngành Giáo dục và của toàn xã hội sẽ tạo ra điều kiện, môi trường tốt nhất để giảng viên được yên tâm, ổn định, phát triển và cống hiến góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.
Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng phải đáp ứng được yêu cầu nêu ra trong các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước như:
Quyết định số 1232/GD.SP/2010, ngày 3 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao ban hành quy định về chuẩn nhà giáo. Các yêu cầu của chuẩn nhà giáo được quy định cụ thể trong 3 lĩnh vực gồm 29 điều 136 tiêu chí.
*Lĩnh vực đạo đức và nhân cách
Điều 1: Có lập trường chính trị vững vàng, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tin tưởng, trung thực dưới sự lãnh đạo của Đảng - Nhà nước (5 tiêu chí).
Điều 2: Giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của tổ quốc và đối xử công bằng với người học, không phân biệt giới tính, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và dân tộc (5 tiêu chí).
Điều 3: Chú ý sự khác nhau của người học và thúc đẩy họ tôn trọng nhau (5 tiêu chí).
Điều 4: Lối sống lành mạnh và làm gương cho người học (5 tiêu chí).
Điều 5: Chú ý khuyến khích người học phát triển toàn diện và thành công trong học tập (4 tiêu chí).
Điều 6: Phát triển nâng cao trình độ của mình để theo kịp với xu thế của thời đại và chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của người học (5 tiêu chí).
Điều 7: Tương tác với cộng đồng và đồng nghiệp triển khai thực hiện các công việc liên quan một cách hòa đồng(4 tiêu chí).
Điều 8: Tuyên truyền và hợp tác với phụ huynh học sinh, sinh viên để họ hiểu được quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục, dạy bảo con cháu và phát triển giáo dục (5 tiêu chí).
Điều 9: Nhà giáo gương mẫu trước xã hội về mặt nhân ái, bác ái góp phần khuyến khích văn nghệ, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của địa phương và của dân tộc. (5 tiêu chí).
*Lĩnh vực hiểu biết về người học.
Điều 10: Hiểu biết về tiến trình phát triển của người học (4 tiêu chí). Điều 11: Hiểu biết về quyền nhân sinh của người học (4 tiêu chí).
Điều 12: Hiểu biết về hoàn cảnh và sức khỏe của người học mà nó tác động đến quá trình học hành của họ.(5 tiêu chí).
Điều 13: Hiểu được người học có thể học bằng nhiều phương pháp khác nhau và phải biết vận dụng các nguyên tắc dạy - học thích hợp (5 tiêu chí).
Điều 14: Giúp đỡ người học có nhu cầu đặc biệt trong việc học hành(4 tiêu chí). *Lĩnh vực kiến thức và kỹ năng dạy học.
Điều 15: Thực hiện chương trình đào tạo quốc gia và biết xây dựng chương trình địa phương (6 tiêu chí).
Điều 16: Có kiến thức sâu rộng về nghề nhà giáo, có kiến thức về chuyên môn và biết vận dụng những kiến thức mới trong dạy học. (5 tiêu chí).
Điều 17: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học thích hợp để làm cho quá trình học của người học đạt kết quả cao nhất. (3 tiêu chí).
Điều 18: Tạo điều kiện cho ngừơi học có thể tự học cả trong và ngoài nhà trường. (5 tiêu chí).
Điều 19: Giảng dạy lôi cuốn người học và dạy liền tục, lấy việc học của người học là điều quan trọng nhất. (4 tiêu chí).
Điều 20: Sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh, sinh viên và lấy kết quả của việc đánh giá đó củng cố kế hoạch dạy học.(4 tiêu chí).
Điều 21: Đánh giá sự tiến bộ của người học dựa trên cường độ cơ bản về việc được quy định trong chương trình giáo dục quốc gia.(4 tiêu chí).
Điều 22: Lưu giữ kết quả học tập của người học một cách có hệ thống.(6 tiêu chí).
Điều 23: Củng cố việc giảng dạy của mình bằng cách tự đánh giá, lắng nghe sự quan sát, góp ý và lời chỉ bảo của người khác.(5 tiêu chí).
Điều 24: Quản lý lớp học hiệu quả. (3 tiêu chí).
Điều 25: Tạo bầu không khí tốt trong lớp học để thúc đẩy việc học của người học. ( 5 tiêu chí).
Điều 26: Phát huy mối quan hệ tốt đẹp với người học.(5 tiêu chí).
Điều 27: Khuyến khích người học tạo mối quan hệ với nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong lớp học.(5 tiêu chí)
Điều 28: Đảm bảo cho người học có thể tự học hành, có sự giúp đỡ nhau trong nhóm và học bằng cách kham phá, tìm tòi.(5 tiêu chí).
Tiểu kết Chương 1
Luận văn đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: quản lý; phát triển; phát triển nguồn nhân lực; giảng viên, ĐNGV; phát triển ĐNGV; ... Khẳng định vị trí tầm quan trọng của giảng viên Trường Cao đẳng và đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua chương này, luận văn đã thể hiện lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chung của phát triển GD và TT, xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Những nội dung đã trình bày trong chương 1 cho phép rút ra một số vấn đề như sau:
Để quản lý phát triển tốt ĐNGV Trường Cao đẳng cần dựa trên một tiếp cận quản lý khoa học hiện đại. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho phép xác định cụ thể những nội dung cơ bản của phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng gồm: (i) Quản lý quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; (ii) Tuyển dụng đội ngũ giảng viên; (iii) Quản lý bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên; (iv) Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên; (v) Quản lý thanh tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ giảng viên; (vi) Quản lý môi trường phát triển đội ngũ giảng viên. Ngoài ra phải quan tâm đến những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.
Quản lý phát triển ĐNGV là một hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và thể thao. Làm tốt công tác quản lý phát triển ĐNGV có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ cho SV và chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo động lực cho tiến bộ xã hội; tăng cường hiệu quả đầu tư cho giáo dục và thể thao, tránh tình trạng lãng phí về công sức, tiền bạc và thời gian; góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong Giáo dục và Thể thao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẬT GIÁO CHAMPASAK NƯỚC CHDCND LÀO
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích nghiên cứu khảo sát
Nắm được thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của CBQL Trường CĐPG Champasak để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp trong quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cho Trường.
2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV Trường CĐPG Champasak thuộc thành phố Pakse tỉnh Champasak với 4 CBQL; 58 giảng viên tham gia giảng dạy trong Trường.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐPG Champasak
2.1.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, taì liệu về quá trình quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak.
- Phương pháp nghiên cứu kế hoạch quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trao đổi trò chuyện trực tiếp với BGH, GV tại Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak.
- Các phương pháp toán học, hỗ trợ thống kê, phân tích kết quả khảo sát.
2.1.5. Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát thực trạng năm học 2017- 2018 đến năm học 2019 - 2020 và đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2020-2023. Thời gian khảo sát là cuối tháng 12 năm 2020
2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak
Trường Cao đẳng Phật giáo (CĐPG) Champasak là Trường công lập, được thành lập năm 2006 theo Quyết định của Bộ giáo dục và Thể thao có tên gọi theo tiếng Anh là “Champasak Sangha college” với diện tích là 1 ha. Lúc mới thành lập, trường là cơ sở đào tạo giáo viên Cao đẳng, đến năm 2012 thì đào tạo cả Cao đẳng và Cử nhân. Từ 2014 đến nay Vụ sư phạm cũng như Bộ Giáo dục và Thể thao giao trách nhiệm chỉ đào tạo trình độ Cử nhân, trường có 1 nhà 4 tầng.Trường CĐPG Champasak chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực giáo viên dạy các Trường Phổ thông Phật giáo cho 5 tỉnh miền nam: Tỉnh Champasak, Sekong, Savannakhet, Salavan và Attapu.
* Cơ cấu, tổ chức bộ máy: Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng HSSV trở thành giáo viên cấp cử nhân với 3 bộ môn như: Sư phạm Phật giáo - Tiếng Lào, Sự phạm Tiếng
Lào - Văn học và Sư phạm Tiếng Anh. Hiện nay Trường có nhiệm vụ đào tạo sinh viên Phật giáo tốt nghiệp lớp 12 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ các Trường Phổ thông Phật giáo và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Số cán bộ, giảng viên của Trường: Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường Cao đẳng Phật giáo (CĐPG) Champasak hiện 66 người, trong đó: Ban giám hiệu 4 người; Trưởng và phó phòng 8 người; có 50 giảng viên và 4 cán bộ kế toán. Số cán bộ, giảng viên có trình độ Thạc sĩ là 19 người, 43 Đại học và 4 cán bộ nhân viên, trong đó có 2 người trình độ Cử nhân và 2 người trình độ Cao đẳng.
* Trường CĐPG Champasak là đơn vị sự nghiệp đào tạo có mục đích đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của Trường Sư phạm có lòng yêu nghề gắn bó với sự nghiệp Giáo dục -Thể thao, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng được sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Vì thế giảng viên các Trường Sư phạm của Lào nói chung và Trường CĐPG Champasak nói riêng có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Thực hiện tốt công việc được giao trên cơ sở các cấp lãnh đạo đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ đối với giảng viên.
- Tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trong một nền giáo dục hội nhập.
2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nước CHDCND Lào