7. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV
3.3.3.1. Mục đích biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách nhà gáo (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp); nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn mới.
- Nhằm đến năm 2025 đội ngũ giảng viên của trường dần dần tiếp cận với những tiêu chí trường Đại học, Cao đẳng do Bộ Giáo dục và Thể thao đè ra.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề. Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Hội thi khoa học, đăng ký và viết sáng kiến, viết chuyện ngắn....
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm: + Bồi dưỡng ký năng thiết kế bài giảng;
+ Bồi dưỡng ký năng sử dụng thiết bị dạy học, nhất là sử dụng CNTT trong giảng dạy - học tập;
+ Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, chống việc dạy học theo lối đọc chép là chủ yếu. Chú ý bồi dưỡng việc hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập, khai thác tài liệu, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập;
+ Bồi dưỡng về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. Việc ra đề thi tự luận, ra nhiều mã đề thi để tổ chức thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, phối hợp các hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
+ Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống sư phạm.
3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Hàng năm, Tại hội nghị Nhà quản lý các Trường Cao đẳng Sư phạm toàn quốc Vụ Sư phạm, Vụ tổ chức và cán bộ cùng các bên liên quan cùng với sự chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Thể thao. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và dựa trên sự chỉ đạo đó, BGH nhà trường xây dựng bản kế hoạch cần có các nội dung sau:
- Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng: Chọn cử giảng viên tham gia đào tạo hoặc bồi dưỡng ở lĩnh vực nào, đạt chuẩn trình độ đào tạo hay trên chuẩn; bồi dưỡng năng lực sư phạm hay đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức xã hội; bồi dưỡng đạt chuẩn hay nâng chuẩn nghề nghiệp giảng viên; bồi dưỡng công nghệ thông tin hay ngoại ngữ…Trình độ đạt được sau khi đào tạo đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của trường.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Đào tạo tập trung, tại các Trường Đại học trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài. Bồi dưỡng tập trung theo chuyên môn, chuyên đề do Vụ Sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao tổ chức. Bồi dưỡng tại chỗ do nhà trường thực hiện bằng sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, báo cáo chuyên đề, mời chuyên gia trao đổi, hướng dẫn hoặc tự bồi dưỡng bằng cách tự học, tự nghiên cứu…
- Dự kiến nguồn lực thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng: Bố trí số giảng viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng người dạy thay, người tổ chức bồi dưỡng, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đảm bảo...
- Dự kiến thời gian thực hiện các khóa đào tào, bồi dưỡng.
- Phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch, trong đó giao cho phó hiệu trưởng phụ trách về đào tạo là cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo hướng dẫn các phòng, bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với kế hoạch của trường, yêu cầu nhiệm vụ nhà trường.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành như sau: - Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trường đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế và yêu cầu chuyên môn giữa cử người đi đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng mục tiêu chiến lược, năng lực phẩm chất cá nhân, đảm bảo hợp lý giữa đi đào tạo và đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy.
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian; trong đó chú ý đặc biệt công tác bồi dưỡng mà nhà trường có thể chủ động vì công tác đào tạo còn phải phù hợp kế hoạch cấp trên và do cấp trên quyết định.
- Phối hợp với Thành ủy, Đảng bộ sở GD - TT tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tham gia đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên trong diện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý. Cơ sở đào tạo là lớp đào tạo lý luận chính trị sơ cấp do Ban tuyên huấn Thành phố Pakse tổ chức và trường chính trị hành chính của tỉnh.
nhiệm nghề nghiệp.
- Tổ chức các đợt học tập chính trị đối với nội dung liên quan đến chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, các nghị định, nghị quyết…
- Tổ chức học tập Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2005, chuẩn Nhà giáo , Điều lệ nhà trường, các văn bản chỉ đạo của Bộ, Trung ương Giáo hội phật giáo Lào, Vụ tổ chức và cán bộ, Vụ Sư phạm và sở giáo dục và Thể thao.
- Tổ chức học tập chính trị, thực hiện có kết quả cuộc vận động tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và học tập suốt đời", các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục phát động, xây dựng được tiêu chuẩn đạo đức trong nhà trường, mỗi cá nhân phải phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Đối tượng tham gia học tập và thực hiện: Toàn thể cán bộ, đội ngũ giảng viên, nhân viên trong trường
Hình thức tổ chức: Tổ chức học tập chung toàn trường, thảo luận sinh hoạt tại tổ chuyên môn, mời chuyên gia đến báo cáo, tham gia sinh hoạt, trao đổi, tổ chức các buổi gặp mặt tọa đàm với nhà giáo ưu tú…Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lấy tổ chuyên môn là đơn vị để tổ chức thực hiện với vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng, giảng viên giỏi là cốt cán, đó là những hạt nhân gương mẫu, có năng lực và trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên khác trong tổ.
Đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, lựa chọn những vấn đề mới, vấn đề còn hạn chế trong tổ chức, phân công nghiên cứu báo cáo, đề xuất, thảo luận hoặc tổ chức theo nhóm, tổ chức giao lưu trao đổi rút kinh nghiệm giữa các trường đã ký bản ghi nhớ.
Tổ chức hội giảng, các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm để khích lệ, biểu dương, khơi dậy lòng tự hào nghề dạy học, nâng cao hiểu biết về nội dung môn học, kỹ năng sư phạm..từ đó giảng viên thấy được trách nhiệm và niềm vui trong công việc. Việc làm này đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự nâng cao trình độ, đồng nghiệp có cơ hội học tập, giám sát, trao đổi chuyên môn, không mất thời gian hội họp, sinh viên được hướng dẫn, ôn tập thường xuyên, trao đổi được với nhiều thầy cô.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ra đề thi, kiểm tra mỗi tổ xây dựng một bộ đề thi, kiểm tra để thực hiện thi. Bộ đề thi phục vụ cho thi trắc nghiệm, phối hợp tự luận và trắc nghiệm. Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức tin học ứng dụng trong việc soạn giáo án, giảng dạy có ứng dụng phần mềm Powerpoint, khai thác mạng internet hiệu quả, phục vụ cho học tập và giảng dạy.
Phải đẩy mạnh việc tự bồi dưỡng, coi đó là một nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường, mỗi giảng viên. Việc tự bồi dưỡng thể hiện ở sự cần cù, ham mê tìm tòi học trong sách, tạp chí chuyên ngành, học tập đồng nghiệp, khai thác tư liệu,…Tự bồi dưỡng yêu cầu ý thức tự giác, nỗ lực cá nhân rất cao, đòi hỏi mỗi cá nhân phải vượt khó khăn tuy nhiên sự động viên, khích lệ của lãnh đạo của đồng nghiệp là rất quan trọng.
Quan tâm xây dựng thư viên, đầu tư sách phục vụ chuyên môn, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách báo, tạp chí đặc biệt là các chuyên ngành. Thư viện phải có phòng đọc riêng cho giảng viên, sinh viên. Hoạt động thư viện phải nền nếp; tổ chức giới thiệu sách báo, vận động mọi thành viên của trường tham gia xây dựng thư viện, động viên và có quy định chế độ giảng viên phải đọc, mượn sách.