Định hướng phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Thể thao của Bộ Giáo

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Thể thao của Bộ Giáo

Giáo dục và Thể thao

- Bộ Giáo dục - Thể thao, Thủ đơ Viêng Chăn, tháng 12/2015, Tầm nhìn 2030, chiến lược 2025 và kế hoạch phát triển ngành Giáo dục - Thể thao 5 năm lần thứ VIII ( 2016 - 2020 ), có một số nội dung cơ bản như sau: Dựa trên tầm nhìn và chiến lược của Chính phủ đề ra. Bộ Giáo dục và Thể thao quy định tầm nhìn (2030) như sau: “Đến năm 2030 tất cả cơng dân Lào được học hành bình đẳng để họ có thể phát triển bản thân trở thành công dân tốt, đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để phát triển đất nước bền vững, có thể hội nhập, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới’”.

Bộ Giáo dục và Thể thao quy định chiến lược phát triển Giáo dục và Thể thao (2025) như sau:

1. Phát triển hệ thống giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức cách mạng và tiếp nhận các giá trị đúng đắn, có lòng yêu nước, trung thực, kỷ luật, kỷ cương, có sức khỏe, đồn kết, ham học suốt đời, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, yêu sự tiến bộ và khoa học để trở thành lực lượng lao động chủ yếu, chất lượng, thích hợp và có thể đáp ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách bền vững, đủ điều kiện để hợp tác và cạnh tranh với các nước trong khu vực;

2. Xây dựng vững chắc hệ thống quản lý giáo dục các cấp để bảo đảm cho việc quản lý và sử dụng nguồn lực co hiệu quả;

3. Phát triển các vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài có trình độ chun mơn, cử tuyển trạch viên tuyển chọn các em có năng khiếu và yêu thể thao vào học và tập luyện ở các Trường và Trung tâm thể thao.

- Quyết định số: 1195/GDTT. SP, ngày 9 /3/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Thể thao về việc quyết định thử nghệm sách hướng dẫn việc xây dựng Trung tâm của sự phát triển và Trung tâm trọng điểm, có một số nội dung như sau: Mục đích của việc phát triển Khoa Giáo dục (các Trường Đại học), các Trường Cao đẳng, Cao đẳng Sư phạm trở thành Trung tâm phát triển và Trung tâm trọng điểm với một chuyên ngành hoặc một bộ môn nào đó mà sẽ trở thành Trung tâm của việc học tập suốt đời, đồng thời cũng thể hiện sự nổi bật về việc thực hiện các chuyên môn trong các lĩnh vực: Dạy học, nghiên cứu khoa học, việc xuất bản, hội nhập và đào tạo giáo

viên giỏi để đáp ứng yêu vầu của việc phát triển Giáo dục trước tuổi đi học, tiểu học, phổ thông trung học và giáo dục đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, sách hướng dẫn này sẽ khuyến khích và phát triển các Khoa Giáo dục,

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)