Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nước

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nước

Champasak nước CHDCND Lào

2.3.1. Vị trí, vai trò nhiệm vụ của nhà Trường Cao đẳng Phật giáo Cham pasak

 Vị trí và vai trò

Trường Cao đẳng Sư phạm Phật giáo Champasak có tên gọi theo tiếng Anh là “Champasak sangha college” ( CSC ) dưới sự quản lý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Lào và quả lý về chuyên môn của Vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao, có vai trò tổ chức dạy - học để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nghiệp vụ về Phật giáo nhằm đáp ứng giáo viên cho các Trường Phổ thông Phật giáo các tỉnh miền Nam Lào.

 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak được quy định tại Quyết định số: 6824/GDTT, ngày 18 / 12 / 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao về điều lệ Trường Cao đẳng Sư phạm Phật giáo Champasak như sau:

- Triển khai thực hiện các đường lối chính sách, Nghị quyết của Đảng , pháp luật của Nhà nước, chiến lược và kế hoạch phát triển Giáo dục và Thể thao và Trung ương Giáo hội Phật giáo Lào làm chổ dựa cho việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà

trường trong từng giai đoạn;

- Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển của Trường Cao đẳng Sư phạm Phật giáo Champasak trong từng giai đoạn cho phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của Bộ giáo dục và Thể thao;

- Nghiên cứu và xây dựng các văn bản về việc quản lý của Nhà trường;

- Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ, công viên chức, giảng viên và sinh viên trong nhà trường có lập trường chính trị vững vàng, có lòng nhân ái và yêu nghề;

- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên trong bộ môn Phật giáo - Tiếng Lào theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Thể thao;

- Phát triển và bổ sung chương trình đào tạo, thiết bị dạy học... cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn;

- Nghiên cứu khoa học về phát triển việc dạy - học đảm bảo chất lượng, có thể sử dụng trong chuyên môn về Phật giáo và xã hội;

- Quản lý, thúc đẩy và khuyến khích trường phổ thông trực thuộc đảm bảo chất lượng là nơi nghiên cứu và kiến tập;

- Liên hệ, hợp tác với Sở Giáo dục và Thể thao và các ban ngành thảo luận về việc lấy Trường Tiểu học và Trường Phổ thông làm nơi kiến tập và thực tập sư phạm; - Quản lý và kiểm tra việc sử dụng ngân sách, tài sản, phương tiện và các cơ sở vật chất trong nhà trường theo quy định của pháp luật;

- Quản lý cán bộ giảng viên và sinh viên trong nhà trường theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng và bổ sung hệ thống thông tin cán bộ, giảng viên và sinh viên theo tiêu chuẩn quản lý thông tin của ngành Giáo dục và Thể thao quy định;

- Liên hệ với Vụ sư phạm, các cơ sở giáo dục và các ban ngành để phát triển nhà trường theo quy định;

- Kiểm tra, theo dõi, đánh giá và đảm bảo chất lượng dạy - học, tổng kết và báo cáo các công việc đã thực hiện trong nhà trường cho cấp trên thường xuyên;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của cấp trên.

2.3.2. Yêu cầu đối với người giảng viên Cao đẳng Phật giáo Champasak trong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay

Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD -TT và phát triển nguồn nhân lực được coi là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Bộ GD -TT đã thực hiện cải cách giáo dục trong hai giai đoạn qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay Bộ Giáo dục và Thể thao đang triển khai thực hiện cải cách Giáo dục giai đoạn 3 ( 2016 - 2020), đã cho thấy quyết tâm không chỉ của ngành giáo dục, mà còn của toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng và đổi mới nền giáo dục cho phù hợp với xu thế phát triển chương trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước trong khu vực và các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Ngày nay, “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững”. Khi mà hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi. Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. Và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của sinh viên là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn sinh viên học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giảng viên trong nhà trường.

Đối với người giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak trong bối cảnh sư phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với hội nhập quốc tế đòi hỏi người giảng viên phải có đủ phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, trình độ ngọai ngữ, tin học...mà các yêu cầu cụ thể được thể hiện thông qua quy định của Đảng và Nhà nước như sau:

Quyết định số 1232/GD.SP/2010, ngày 3 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao bàn hành quy định về chuẩn nhà giáo. Các yêu cầu của chuẩn nhà giáo được quy định cụ thể trong 3 lĩnh vực gồm 29 điều 136 tiêu chí.

*Lĩnh vực đạo đức và nhân cách

Điều 1: Có lập trường chính trị vững vàng, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tin tưởng, trung thực dưới sự lãnh đạo của Đảng - Nhà nước (5 tiêu chí).

Điều 2: Giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của tổ quốc và đối xử công bằng với người học, không phân biệt giới tính, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và dân tộc (5 tiêu chí).

Điều 3: Chú ý sự khác nhau của người học và thúc đẩy họ tôn trọng nhau (5 tiêu chí).

Điều 4: Lối sống lành mạnh và làm gương cho người học (5 tiêu chí).

Điều 5: Chú ý khuyến khích người học phát triển toàn diện và thành công trong học tập (4 tiêu chí).

Điều 6: Phát triển nâng cao trình độ của mình để theo kịp với xu thế của thời đaị và chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của người học (5 tiêu chí).

việc liên quan một cách hòa đồng(4 tiêu chí).

Điều 8: Tuyên truyền và hợp tác với phụ huynh học sinh, sinh viên để họ hiểu được quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục, dạy bảo con cháu và phát triển giáo dục(5 tiêu chí).

Điều 9: Nhà giáo gương mẫu trước xã hội về mặt nhân ái, bác ái góp phần khuyến khích văn nghệ, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của địa phương và của dân tộc (5 tiêu chí).

*Lĩnh vực hiểu biết về người học.

Điều 10: Hiểu biết về tiến trình phát triển của người học (4 tiêu chí). Điều 11: Hiểu biết về quyền nhân sinh của người học (4 tiêu chí).

Điều 12: Hiểu biết về hoàn cảnh và sức khỏe của người học mà nó tác động đến quá trình học hành của họ.(5 tiêu chí).

Điều 13: Hiểu được người học có thể học bằng nhiều phương pháp khác nhau và phải biết vận dụng các nguyên tắc dạy - học thích hợp (5 tiêu chí).

Điều 14: Giúp đỡ người học có nhu cầu đặc biệt trong việc học hành (4 tiêu chí).

*Lĩnh vực kiến thức và kỹ năng dạy học.

Điều 15: thực hiện chương trình đào tạo quốc gia và biết xây dựng chương trình địa phương (6 tiêu chí).

Điều 16: Có kiến thức sâu rộng về nghề nhà giáo, có kiến thức về chuyên môn và biết vận dụng những kiến thức mới trong dạy học. (5 tiêu chí).

Điều 17: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học thích hợp để làm cho quá trình học của người học đạt kết quả cao nhất. (3 tiêu chí).

Điều 18: Tạo điều kiện cho ngừơi học có thể tự học cả trong và ngoài nhà trường. (5 tiêu chí).

Điều 19: Giảng dạy lôi cuốn người học và dạy liền tục, lấy việc học của người học là điều quan trọng nhất. (4 tiêu chí).

Điều 20: Sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh, sinh viên và lấy kết quả của việc đánh giá đó củng cố kế hoạch dạy học.(4 tiêu chí).

Điều 21: Đánh giá sự tiến bộ của người học dựa trên cường độ cơ bản về việc được quy định trong chương trình giáo dục quốc gia.(4 tiêu chí).

Điều 22: Lưu giữ kết quả học tập của người học một cách có hệ thống.(6 tiêu chí).

Điều 23: Củng cố việc giảng dạy của mình bằng cách tự đánh giá, lắng nghe sự quan sát, góp ý và lời chỉ bảo của người khác.(5 tiêu chí).

Điều 24: Quản lý lớp học hiệu quả. (3 tiêu chí).

Điều 25: Tạo bầu không khí tốt trong lớp học để thúc đẩy việc học của người học. ( 5 tiêu chí).

Điều 27: Khuyến khích người học tạo mối quan hệ với nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong lớp học.(5 tiêu chí)

Điều 28: Đảm bảo cho người học có thể tự học hành, có sự giúp đỡ nhau trong nhóm và học bằng cách kham phá, tìm tòi.(5 tiêu chí).

Điều 29: Học hỏi văn hóa và tiếng dân tộc nơi mình công tác.(5 tiêu chí).

Ngoài ra, còn thể hiện trong Thông tư số: 204/GDTT/TC, ngày 7 tháng 2 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao về việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhà giáo, gồm 6 lĩnh vực và 17 tiêu chí như sau:

*Lĩnh vực về phẩm chất chính trị Tiêu chí 1: lập trường chính trị

Tiêu chí 2: Có ý thức tổ chức và thực hiện công việc được giao

Tiêu chí 3: Tích cực thực hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các hoạt động của Đảng - Nhà nước và của xã hội.

*Lĩnh vực về đạo đức cách mạng

Tiêu chí 4: Lòng yêu nước và hy sinh vì lợi ích chung Tiêu chí 5: Gương mẫu trong sinh hoạt

*Lĩnh vực về đạo đức

Tiêu chí 6: Tôn trọng quyền của người học Tiêu chí 7: Giữ gìn danh dự của nhà giáo *Lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ

Tiêu chí 8: Có kế hoạch dạy học và soạn giáo án Tiêu chí 9: Thiết bị dạy - học

Tiêu chí 10: Phương pháp dạy học Tiêu chí 11: Giáo dục người học

Tiêu chí 12: Đo lường và đánh giá kết quả học tập của người học Tiêu chí 13: kết quả học tập của người học

*Lĩnh vực về phát triển bản thân và tham gia phong trào Tiêu chí 14: Phát triển bản thân

Tiêu chí 15: Thực hiện đúng giờ giấc theo quy định Tiêu chí 16: Tham gia hoạt động phong trào

*Lĩnh vực về quản lý

Tiêu chí 17: Gương mẫu trong việc lãnh đạo và tác phong làm việc.

2.3.3. Thực trạng về số lượng

Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ giảng viên

STT Năm học Tổng số lớp Số lượng GV Nữ Tăng Giảm

1 2017-2018 12 55 6

2 2018-2019 12 56 6 1

Số liệu bảng 2.1 cho thấy số lượng ĐNGV của Trường Cao đẳng Phật giáo tăng lên nhưng không nhiều. Số giảng viên giảng dạy ở một số bộ môn còn chưa đủ.

2.3.4. Thực trạng về chất lượng

Bảng 2.2. Trình độ đội ngũ giảng viên

STT Năm học Tổng số

Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 2017-2018 55 0 0 47 85,45 8 14,55 0 0 2 2018-2019 56 0 0 43 76,80 13 23,20 0 0 3 2019-2020 58 0 0 41 70,70 17 29,30 0 0

Nhìn chung, ĐNGV nhà trường có phẩm chất, đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, đa số giảng viên nhà trường yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,... Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ, nhất là ĐNGV trẻ do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên có biểu hiện chưa sẵng sàng, chưa quyết tâm cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy, 3 năm qua số GV đi học thạc sĩ đã tăng lên ở mức độ tương xứng nhưng vẫn còn ít so với tổng số giảng viên của trường, số lượng tiến sĩ từ thành lập trường đến đây vẫn còn chưa có, chứng tỏ việc đào tạo, bồi dưỡng GV của trường còn có nhiều khó khăn, nguyên nhân thứ nhất là do số lượng GV của trường còn thiếu nên không thể bố trí được giờ giảng dạy khi có giảng viên đi học dài hạn, một số giảng viên đi học thạc sĩ thì tranh thủ đi học ngày thứ bảy và chủ nhật; nguyên nhân thứ hai là do khó khăn về mặt tài chính của mỗi giảng viên cũng như nhà trường.

2.3.5. Thực trạng về cơ cấu

*Cơ cấu GV theo chuyên ngành

Bảng 2.3. Cơ cấu GV theo chuyên ngành

STT Trình độ Tổng số Chuyên ngành Xã hội học Khoa học chính trị Phật giáo Hành chính công Tin học Toán Quản lý giáo dục Tiếng Lào- Văn học Tiếng Anh 1 Thạc sĩ 17 2 0 7 0 0 0 6 1 1 2 Đại học 41 0 1 9 3 3 4 0 11 10 3 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 58 2 1 16 3 3 4 6 12 11

số lượng cũng như chất lượng như: Bộ môn Tiếng Lào - Văn học mà trường có chương trình đào tạo thì giảng viên có trình độ Đại học chiếm tới 91% còn trình độ Thạc sĩ chỉ có 9 %; Bộ môn tiếng Anh giảng viên có trình độ Đại học chiếm tới 90% còn giảng viên có trình độ Thạc sĩ chỉ chiếm 10%; Bộ môn Phật giáo thì tương đối ổn định. Ngược lại, số giảng viên một số chuyên ngành lại thừa như: Quản lý giáo dục trình độ Thạc sĩ có tới 6 người, Toán có tới 4 người.

*Cơ cấu GV theo độ tuổi

Bảng 2.4. Cơ cấu GV theo độ tuổi

STT Tổng

Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi Trên 40-50 tuổi Trên 50 tuổi Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 58 17 29,3 38 65,5 3 5,2 0 0

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: ĐNGV nhà trường có đặc điểm là “khá trẻ ” và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Cụ thể là, giảng viên ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ khá lớn (29,3%), ở độ tuổi từ 30 đến 40 có tỷ lệ cao (65,5%), ở độ tuổi từ 40- 50 chiếm tỉ lệ không cao 5,2% và ở độ tuổi 50 trở lên lại không có. Cơ cấu trên khá đồng đều ở các bộ môn. Nhận thấy cơ cấu ĐNGV trẻ sẽ phát huy được tính năng động, sự cập nhật và sự nhiệt tình trong công tác, song lại gặp những khó khăn nhất định, do họ chưa có nhiều kinh nghiệm nên chất lượng đào tạo sinh viên chưa cao. Do vậy những năm qua mặc dù đã tuyển bổ sung một số giảng viên nhưng giảng viên có kinh nghiệm và có trình độ vẫn còn thiếu.

*Cơ cấu GV theo giới tính

Bảng 2.5. Cơ cấu GV theo giới tính

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)