7. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
Đổi mới việc tuyển chọn ĐNGV Trường Cao đẳng nhằm lựa chọn được những người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định chuẩn nhà giáo đảm bảo về cơ cấu, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Bố trí, sử dụng ĐNGV hợp lý, đúng chuyên ngành, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng người.
3.3.2.1. Nội dung biện pháp a) Về tuyển chọn giảng viên
- BGH nhà trường dựa vào quy hoạch phát triển ĐNGV, kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm để chỉ đạo phòng Hành chính và Tổ chức lập kế hoạch tuyển chọn gồm các nội dung: Căn cứ các văn bản pháp lý, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Thể thao hướng dẫn của Vụ Tổ chức và cán bộ xác định đối tượng tuyển, tiêu chuẩn, hồ sơ, chỉ tiêu tuyển chọn; Lựa chọn phương thức tuyển chọn (thi tuyển hoặc xét tuyển), thời gian thực hiện tuyển chọn; Xây dựng quy trình tổ chức tuyển chọn; Báo cáo Vụ Tổ chức và Cán bộ,Vụ Sư phạm và Bộ Giáo dục và Thể thao phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Về sử dụng giảng viên
- BGH nhà trường căn cứ nhu cầu, kết quả tuyển chọn quyết định tuyển chọn và phân công công tác cho người mới được tuyển chọn;
- Căn cứ kết quả công tác, đánh giá xếp loại giảng viên, năng lực, sở trường, tâm tư, nguyện vọng của cá nhân và chủ yếu là nhiệm vụ, mục tiêu nhà trường, Hiệu trưởng bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên một cách hợp lý.
- Hiệu trưởng quản lý giảng viên theo các quy định của ngành và nhiệm vụ mà giảng viên được phân công.
3.3.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp a) Tuyển chọn giảng viên Trường Cao đẳng
Việc tuyển chọn giảng viên Cao đẳng được thực hiện theo Hướng dẫn số: 272/GD- TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, ngày 20 tháng 2 năm 2020 và hình thức tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục. Thực hiện quy trình tuyển dụng như sau:
1) Quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn: Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn (thi tuyển hoặc xét tuyển), Hội đồng tuyển chọn có từ 05 thành viên trở lên, gồm:
- Chủ tịch hội đồng (Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng).
- Phó chủ tịch hội đồng: Phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ (Trưởng phòng hành chính và tổ chức).
- Các ủy viên: Trưởng phòng các phòng, đại diện các đoàn thể. 2) Thông báo tuyển chọn:
Trước 30 ngày tổ chức tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để mọi người biết và đăng ký.
3) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn: Trên cơ sở thông báo kế hoạch tuyển chọn, tiến độ thời gian ấn định, Hội đồng tuyển chọn tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thí sinh đăng ký dự tuyển, làm đơn đăng ký dự tuyển vào đơn vị sự nghiệp cụ thể.
4) Tổng hợp danh sách, hồ sơ đăng ký dự tuyển sau khi hết thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển chọn tổng hợp hồ sơ, danh sách đăng ký dự tuyển theo từng đơn vị, nhóm chuyên ngành tuyển chọn,…
5) Thông qua danh sách trúng tuyển ( nếu xét tuyển) Căn cứ vào thể lệ, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký và danh sách tổng hợp, Hội đồng tuyển chọn tổ chức xét tuyển và xác định người trúng tuyển; Thông báo kết quả, danh sách thí sinh xét tuyển, điểm xét tuyển danh sách thí sinh trúng tuyển.
6) Công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển, tổ chức thi tuyển (nếu thi tuyển). Căn cứ hồ sơ đăng ký, danh sách tổng hợp và kết quả sơ
tuyển (nếu có), Hội đồng tuyển dụng công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển và tổ chức thi tuyển theo hình thức, quy trình, nội dung thi tuyển. 7) Về công nhận thí sinh trúng tuyển (kể cả xét tuyển và thi tuyển) Căn cứ yêu cầu về trình độ đào tạo ngạch tuyển dụng cụ thể, Hiệu trưởng có thể thông báo công khai tuyển dụng ngạch cần tuyển trình độ đào tạo khác nhau và thông báo khi xét công nhận trúng tuyển theo nhóm trình độ đào tạo từ cao xuống thấp.
8) Công bố danh sách trúng tuyển
Trên cơ sở kết quả xét tuyển, Hội đồng tuyển chọn làm báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao quyết định công nhận danh sách trúng tuyển và thông báo thí sinh hoàn thiện hồ sơ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao sẽ ra quyết định biên chế.
9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển (nếu có) báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
b) Sử dụng giảng viên
Hiệu tưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trực tiếp phụ trách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác kiểm tra, thanh tra, tổ chức, tài chính, thực hiện chế độ chính sách, quy chế dân chủ, công khai trong nhà trường. Phân công công việc cho các Phó hiệu trưởng, nhiệm vụ mỗi giảng viên trên cơ sở nguyện vọng, năng lực cá nhân và đề nghị của tổ chuyên môn.Việc phân công nhiệm vụ công bằng, dân chủ hợp tình hợp lý tạo tâm lý cởi mở, tin cậy, đoàn kết phát huy được năng lực cá nhân, tạo môi trường làm việc thuận lợi, đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm vì nhà trường, ở đó họ thấy được sự tôn trọng, được khẳng định mình, tránh được nguy cơ xung đột.
3.3.2.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện biệp pháp
Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả Nhà trường phải thực hiện các nội dung như sau:
- Việc tuyển dụng giảng viên phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc của từng đơn vị sự nghiệp cụ thể; đảm bảo cơ cấu phù hợp; Trong chỉ tiêu biên chế được phân bố; đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, chất lượng và đúng quy định; những người được tuyển chọn phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạt trình độ tiêu chuẩn theo quy định;
- Việc tổ chức tuyển chọn phải thông qua Hội đồng tuyển chọn và được thực hiện bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia Hội đồng tuyển chọn phải là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp hiện đang giữ ngạch tương đương hoặc cao hơn ngạch viên chức cần tuyển dụng, không cử những cán bộ, công chức, viên chức có người thân dự tuyển, đang trong thời gian bị kỷ luật
hoặc xem xét kỷ luật.
- Thực hiện phân công đúng chuyên môn, công việc, dân chủ; Quan tâm đến nguyện vọng giảng viên; Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, điều kiện cá nhân giảng viên và nhiệm vụ nhà trường.
- Xây dựng quy trình đánh giá khen thưởng, trách phạt dân chủ, bổ nhiệm, đề bạt, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ quản lý trong trường.
- Có chế độ đãi ngộ hợp lý, động viên, tạo điều kiện để giảng viên phát phát huy năng lực hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất.