Dự báo quy mô phát triển giáo dục Trường Cao đẳng Phật giáo Cham

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 66)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Dự báo quy mô phát triển giáo dục Trường Cao đẳng Phật giáo Cham

pasak

Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak là trường Cao đẳng công lập, có chức năng đào tạo, có mục đích đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của Trường Sư phạm có lòng yêu nghề gắn bó với sự nghiệp Giáo dục - Thể thao, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng được phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục tiến tiến, thân thiện, sáng tạo, dân chủ và minh bạch. Kiên trì với mục tiêu lấy chất lượng đào tạo, thành cơng của người học, tín nhiệm xã hội làm thước đo kết quả đào tạo của nhà trường. Mục tiêu của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đó là:

- Xây dựng môi trường, kỷ cương dạy - học tiên tiến, hiệu quả, đảm bảo cao nhất kỳ vọng của người học và xã hội;

- Xây dựng hệ thống ngành đào tạo theo hướng đa ngành, đồng thời lựa chọn ngành có thế mạnh để xây dựng “Trung tâm trộng điểm” trong lĩnh vực Sư phạm Phật giáo, Đảm bảo quy mô ở từng giai đoạn;

- Xây dựng đội ngũ CBQL, giảng viên, cán bộ phục vụ giảng dạy-NCKH có trình độ đạt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết, thực hiện nghiêm túc yêu cầu

mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học suốt đời.

- Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại, đủ điều kiện cho mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục Cao đẳng, Đại học theo chuẩn của Vụ sư phạm, Bọ Giáo dục và Thể thao.

- Từng bước xây dựng và phát triển trường thành một cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học có uy tín lĩnh vực Phật giáo ở khu vực và trong nước. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thông qua các hoạt động văn hóa xã hội và các hoạt động khác, nhà trường từng bước khẳng định vai trò của mình như một nhân tố tích cực có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Champasak cũng như miền Nam Lào. Phấn đấu đến năm 2025 để Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak trở thành Trường Trung tâm phát triển về lĩnh vực Sư phạm Phật giáo.

Bảng 3.1. Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak và nhu cầu về đội ngũ giảng viên đến năm 2023

Năm học SV có mặt trong năm Số giảng viên hiện có Số giảng viên cần có Số giảng viên cần bổ sung từng năm 2020-2021 345 60 2 2 2021-2022 370 62 2 2 2022-2023 395 64 2 2

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn của Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak giai đoạn 2020 - 2023

Năm học Số giảng viên hiện có Số giảng viên cần có Trình độ tiến sĩ Trình độ thạc sĩ Số TS hiện có Số TS cần có Số TS cần bổ sung Số ThS hiện có Số ThS cần có Số ThS cần bổ sung 2020-2021 58 60 0 1 1 17 18 1 2021-2022 60 62 1 1 1 18 19 1 2022-2023 62 64 2 1 1 19 20 1

Triển khai tích cực một số cơng việc trước mắt trong công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của trường: Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên của trường trong những năm tới tập trung vào các cơng việc chính như sau:

Tập trung phát triển bộ mơn đào tạo trình độ cử nhân giai đoạn 2021-2025 gồm các ngành: Sư phạm Phật giáo - Tiếng Lào, Sư phạm Tiếng Lào - Văn học , Sư phạm Tiếng Anh và các bộ môn khác theo quyết định của Vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể

thao để có kế hoạch tuyển dụng giảng viên.

Xây dựng kế hoạch đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026 - 2030 trong nước và nước ngoài.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tiếng Anh, kỹ năng sư phạm, các phương pháp giảng dạy giai đoạn 2021- 2025

Tích cực triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của trường thơng qua chương trình đào tạo giảng viên để chuẩn bị đội ngũ giảng viên cho việc mở rộng ngành học trong tương lai gần. Tiếp nhận giảng viên từ các nguồn khác nếu đáp ứng yêu cầu của Nhà trường chuẩn bị năng lực cho giảng viên để sớm tiếp cận được với các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngồi.

Tránh độc quyền về chuyên môn, mỗi môn học phải có ít nhất 2 giảng viên, mỗi giảng viên dạy được ít nhất hai mơn.

Xây dựng bộ mơn theo chuyên ngành đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cán bộ đầu đàn giỏi để xác lập được một số trường phái khoa học mũi nhọn nhằm tạo ra những chuyển biến mới về chất lượng trong công tác nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ .

Tăng cường trẻ hóa đội ngũ để kịp thời bù đắp số giảng viên nghỉ hưu trong những năm tới.

Thu hút được nhiều chuyên gia giỏi từ các Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị khác, các cơ sở nghiên cứu trong nước và ngồi nước tham gia cơng tác đào tạo của nhà trường.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp quản lý thì các biện pháp quản lý phải đảm bảo đồng bộ, không mâu thuẫn, không tách rời nhau. Mỗi biện pháp có một ưu thế riêng, các biện pháp được thực hiện đan xen bởi chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động đến nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý.

Trong quá trình quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak cần chú trọng quản lý các yếu tố cơ bản: Quán triệt công tác quy hoạch; tuyển dụng; bố trí, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; thanh tra, đánh giá, xếp loại; thực hiện chế độ chính sách và tạo động lực cho ĐNGV… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các yếu tố đó vừa là mục tiêu đồng thời cũng là giải pháp chiến thuật trong từng giai đoạn cụ thể.

Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Vì thế đòi hỏi người quản lý phải có năng lực và trình độ chun mơn thì mới chủ động xây dựng được các các giải

pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Phải biết tổ chức, quản lý có định hướng dựa trên những quy luật , những nguyên tắc, phương pháp hoạt động cụ thể và vận dụng những quy luật, nguyên tắc đó một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể mà mình quản lý. Điều quan trọng là trong việc sử dụng phương pháp quản lý, người quản lý cần biết phối hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo; không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, tùy tình huống cụ thể để nắm vững và vận dụng những ưu điểm cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng chúng một cách khéo léo trong việc đề ra và tổ chức thực thi các biện pháp đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình để đạt được mục tiêu quản lý với kết quả cao nhất.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn, phải tuân thủ tính phù hợp nghĩa là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), phù hợp với đối tượng áp dụng (giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak). Các biện pháp này phải dựa trên những căn cứ thực tiễn của các nhà trường, của địa phương đồng thời phải tuân thủ các quy định của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Thể thao.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak. Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác, phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của nhà Trường. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các bện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.3. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champaak Phật giáo Champaak

3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường.

3.3.1.1.Mục đích biện pháp

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm mục đích như sau:

- Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện từng năm, giai đoạn 5 năm, dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhằm đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo.

- Làm cơ sở để cán bộ quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng…làm cho ĐNGV ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của mỗi giai đoạn.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Công tác quy hoạch là khâu đầu tiên trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Có làm tốt khâu này mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên một cách đúng đắn và hiệu quả. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên là bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn. Quy hoạch đội ngũ giảng viên là một nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường Đại học và Cao đẳng có nội dung như sau:

- Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục Cao đẳng, về ĐNGV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục của trường tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV trong 5 năm qua và dự báo về phát triển quy mô để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo. Điều tra thực trạng giảng viên giữa các phòng, bộ mơn, để bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý; làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ chính sách.

- Lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất trong 5 năm và 10 năm trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục của Vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao.

- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm. Bản quy hoạch phải xác định được mục tiêu tổng quát về phát triển ĐNGV 5 năm; 10 năm đồng thời xác định những nhiệm vụ cụ thể theo từng năm học.Xác định các yếu tố đảm bảo để thực hiện quy hoạch; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Xây dựng quy hoạch

Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch cần phải thực hiện như sau: - Thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo xây dựng quy hoạch, kế hoạch. BGH nhà trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030 do Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, Trưởng phòng hành chính - tổ chức là phó ban thường trực và một số thành viên là các phòng liên quan. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc, tạo điều kiện và thẩm định quy hoạch trước khi hiệu trưởng ký phê duyệt.Trưởng ban chỉ đạo quyết định thành lập tổ soạn thảo quy hoạch gồm các trưởng phòng, phó phòng và một số giảng viên có năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ tốt.

trình lập kế hoạch, đề xuất kết cấu bản quy hoạch. - Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:

+ Quyết định số: 6824/18/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao về điều lệ Trườg Cao đẳng Phật giáo Champasak.

+ Hội nghị Nhà quản lý giáo dục các Trường Cao đẳng Sư phạm toàn quốc lần thứ XXIV. Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, ngày 26 - 28 tháng 6 năm 2019.

+ Hội nghị Nhà quản lý giáo dục các Trường Cao đẳng Sư phạm toàn quốc lần thứ XXV. Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Luốngnamtha, ngày 16 - 18 tháng 7 năm 2020.

+ Quyết định số: 1232/GD.SP/2010, ngày 3 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao bàn hành quy định về chuẩn nhà giáo.

+ Sổ tay thành lập Trung tâm phát triển và Trung tâm trọng điểm đối với ngành Sư phạm, Vụ Sư phạm, Bộ Giáo dục và Thể thao.

+ Căn cứ thực trạng ĐNGV của trường những mặt mạnh, những điểm yếu như: số lượng, chất lượng cơ cấu bộ môn, độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động phong tục tập quán…

+ Môi trường kinh tế - xã hội, dựa theo báo cáo đánh giá tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội một số năm gần đây của UBND tỉnh Champasak.

+ Dự kiến biến động về giảng viên: Thuyên chuyển, nghỉ hưu, nghỉ thai sản, đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn…Trên cơ sở thu nhận các thông tin, tổ soạn thảo phân tích, đánh giá và tiến hành.

* Xây dựng bản đề cương quy hoạch 5 năm, định hướng 10 năm, kế hoạch thực hiện từng năm trình ban chỉ đạo, tiếp thu ý kiến.

* Xây dựng bản dự thảo mang tính chiến lược, kế hoạch hàng năm, tổ chức xin ý kiến Vụ tổ chức và cán bộ, Vụ sư phạm, các nhà quản lý giáo dục, các ban ngành của tỉnh có liên quan như: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Thể thao, Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh…tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung.

* Xây dựng bản quy hoạch chính thức; bản quy hoạch có các nội dung cơ bản sau: + Các yếu tố tác động đến phat triển ĐNGV (kinh tế, văn hóa, xã hội);

+ Căn cứ xây dựng kế hoạch;

+ Thực trạng phát triển đội ngũ 5 năm qua; + Quy mô chất lượng;

+ Thuận lợi và thách thức;

+ Quy hoạch phát triển ( mục tiêu tổng quát; các chỉ tiêu về số lượng; cơ cấu, chất lượng đội ngũ; nhiệm vụ cụ thể; điều kiện đảm bảo; giải pháp thực hiện...)

+ Tổ chức thực hiện (bố trí nguồn nhân lực, phân cơng trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan).

thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Vụ sư phạm, Vụ tổ chức và Cán bộ, Bộ Giáo dục và Thể thao)

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

Tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu quy hoạch trong nhà trường cho CBQL, giảng viên để mọi người đều hiểu và tạo sự động thuận cao trong các tổ chức. Phân công nhiệm vụ cho các phòng, bộ phận thực hiện từng nội dung phù hợp chức năng nhiệm vụ, giao phòng Hành chính và Tổ chức là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)