Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm khai thác có hiệu quả và khuyến khích đội ngũ giảng viên làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng sáng tạo của cá nhân, nâng cao về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Giúp cho cán bộ quản lý nắm vững yêu cầu, nội dung, cách thức đảm bảo các điều kiện để giảng viên phát huy năng lực của mình luôn luôn tạo bầu không khí phấn khởi, tươi vui; bầu không khí thật sự dân chủ, công bằng, ổn định việc làm, tăng cường, củng cố CSVC đáp ứng nhu cầu lao động của nhà giáo, thực hiện chế độ chính sách mềm dẻo, linh hoạt; ổn định việc làm; tăng thu nhập chính đáng cho đội ngũ giảng viên bằng chính nghề của họ. Xây dựng các Trường Cao đẳng Phật giáo là một môi trường văn hoá, xanh, sạch, đẹp; đoàn kết, đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý, đáp ứng nhu cầu quyền lợi thỏa đáng đối với ĐNGV là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Cơ chế chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực hăng hái, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ĐNGV, phát huy tính sáng tạo, nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực.Ngược lại, cơ chế chính sách khiếm khuyết, bất hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, gây tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh tiêu cực…Vì vậy xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với ĐNGV là tất yếu khách quan

điều kiện nhất định. Đó là các điều kiện về vật chất, tinh thần và môi trường làm việc như: Chế độ bồi dưỡng, ưu đãi trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; cung cấp và sử dụng trang thiết bị, phòng thí nghiệm; thực tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước; hỗ trợ và tạo điều kiện trong áp dụng các phương pháp, công nghệ đào tạo tiên tiến... Những điều kiện này vừa góp phần bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp của người giảng viên, vừa kích thích sự lao động sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ.

3.3.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Xây dựng nhà trường thật sự là môi trường dân chủ; thực hiện bằng được, trong mọi việc " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Thường xuyên củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, tập trung cao độ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Tăng cường và củng cố, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy học tương xứng với tốc độ phát triển của nhà trường. Vận dụng chế độ, chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên phù hợp với điều kiện hiện nay. Thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó cần dựa vào các tiêu chí chuẩn (Trình độ, năm công tác, hệ số lương, thi đua hàng tháng, hiệu quả công tác...), không chỉ căn cứ vào hệ số lương, kết quả xếp loại thi đua hàng tháng như hiện nay. Quan tâm đời sống vật chất, tinh thần; tạo nhiều cơ hội để đội ngũ giảng viên được giao lưu, nghỉ ngơi, thể dục thể thao, hoạt động văn nghệ... Hội đồng thi đua khen thưởng quan tâm đúng mức đến công tác đánh giá, xếp loại công chức; công tác thi đua. Không chỉ coi đó là cơ sở để tính tăng thu nhập hàng tháng mà cần coi đó là những cơ sở đáng tin cậy để đề bạt, bổ nhiệm,…

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thực hiện chế độ, chính sách khoa học, hợp lý đối với ĐNGV có tác dụng mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của trong lĩnh vực công tác. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên là rất quan trọng và thiết thực, nhằm mục đích kịp thời động viên được ĐNGV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và yên tâm công tác, sẵn sàng cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho nhà trường. Có các chính sách ưu tiên, ưu đãi; chính sách đầu tư; tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội thỏa đáng là động lực thu hút những nhân tài, những người có trình độ, năng lực quản lý về công tác tại trường và phát huy được tiềm năng của họ. Chống chủ nghĩa bình quân , bao cấp, cào bằng hoặc để chênh lệch quá đáng giữa các bộ phận. Nhà trường cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Cần xây dựng kịp thời cơ chế thu hút các giảng viên có trình độ, năng lực về công tác tại Trường bằng chế độ ưu tiên, đãi ngộ xứng đáng. Giảm bớt tình trạng quá tải trong giảng dạy để giảng viên có thêm cơ hội cho những hoạt động bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Tình trạng chung của nhiều Trường Cao đẳng và Đại học hiện

nay là sự quá tải trong giảng dạy. Phần lớn, quỹ thời gian của giảng viên đều dành cho công tác giảng dạy. Vì thế, các hoạt động khác của họ như nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ sinh viên học tập… rất khó được thực hiện một cách hiệu quả. Để giải quyết tình hình này, cần phải có kế hoạch mời giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học, Cao đẳng khác, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; cựu giảng viên của nhà trường… Đồng thời, có chiến lược tuyển dụng đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút và giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo ở nước ngoài

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển, sử dụng kỹ thuật hiện đại trong quản lý nhà trường cũng như giảng dạy.

- Cung cấp máy tính có thể truy cập Internet tốc độ cao cho tất cả giảng viên. - Cung cấp cho giảng viên các nguồn tư liệu nghiên cứu cập nhật dưới dạng: Sách giáo khoa; Cơ sở dữ liệu điện tử; Các sách đầu ngành có ảnh hưởng lớn trong thư viện…

- Có trợ giảng, trợ lý nghiên cứu, thư ký cho giảng viên thuộc biên chế.

- Phấn đấu để đảm bảo chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu tại trường cho giảng viên để tăng thời gian tiếp xúc của họ với đồng nghiệp và sinh viên, nhất là trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục và Thể thao trong việc thành lập, huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các cá nhân, các hội nghề nghiệp và trích từ nguồn học phí để lập quỹ trường, Bộ môn, quỹ khuyên khích người thiếu cơ hội, quỹ tài năng trẻ…

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ đội ngũ giảng viên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Hiện nay nhà trường đã có quy chế thu hút, đãi ngộ những người có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ từ nơi khác chuyển về trường. Tuy nhiên cơ chế này vẫn chưa phát huy được tác dụng, theo tôi là do cac nguyên nhân sau:

Công tác tuyên truyền về thu hút nhân tài còn hạn chế, chính sách thu hút chưa thật sự hấp dẫn.

Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak chưa phải là địa chỉ hấp dẫn các nhà giáo dục, khoa học tài năng đến làm việc. Để chính sách thu hút nhân tài có hiệu quả, theo tôi bên cạnh kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cần quan tâm đến các vấn đề sau: Đảm bảo về thu nhập hàng tháng, điều kiện làm việc.

Tạo được động lực cho ĐNGV thực hiện các nhiệm vụ bằng cách tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, thưởng, vật chất khác; các hình thức khen thưởng tinh thần; các danh hiệu thi đua, đề bạt, thăng chức…

Làm cho mỗi giảng viên đều có cơ hội phát huy khả năng, được làm việc hết mình với chất lượng tốt nhất.

Xây dựng được ĐNGV đoàn kết, đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak

Phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak trong giai đoạn hiện nay phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu trên. Mỗi biện pháp đều có một vị trí, vai trò nhất định ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng. Chúng tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy, phụ thuộc lẫn nhau.

Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nhằm phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, các chủ thể quản lý cần quán triệt sâu sắc quan điểm tổng hợp và đồng bộ. Bởi vì, các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên quan hệ chặt chẽ, thống nhất, tác động, thúc đẩy nhau và tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Sức mạnh và hiệu quả phát triển để sử dụng hiệu quả đội ngũ này của Nhà trường chỉ có được khi chúng gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, mọi biểu hiện xem nhẹ, vận dụng tách rời; hoặc tuyệt đối hóa từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu quả của công tác này.

3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak

3.5.1 Mục đích khảo sát

Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đã được đề xuất trên cơ sở đó giúp tôi điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

* Nội dung khảo sát : Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak

Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak

* Phương pháp khảo sát:

Trao đổi bằng bảng hỏi. Các tiêu chí đánh giá được dựa theo thang bậc của Ankert.

3.5.3. Đối tượng khảo sát

- Trưởng, phó các phòng; - Tất cả đội ngũ giảng viên; - Tổng cộng có 62 người.

* Cách tính điểm: Rất cấp thiết: 3 điểm; cấp thiết: 2 điểm; không cấp thiết: 1 điểm.

3.5.4. kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

* Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 62 người được khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak được tập hợp trong bảng 3.3

Bảng 3.3. kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả

thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển ĐN GV sát với điều kiện thực tế của nhà trường

54 87.1 8 12.9 0 0 56 90.3 6 9.7 0 0 Đổi mới công tác tuyển

chọn và sử dụng ĐN GV Trường Cao đẳng Phật giáo

52 83.9 10 16.1 0 0 52 83.9 10 16.1 0 0 Đẩy mạnh công tác đào

tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV CĐPG

54 87.1 8 12.9 0 0 55 88.7 7 11.3 0 0 Đổi mới công tác thanh

tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp ĐNGV Trường CĐPG

53 85.5 9 14.5 0 0 54 87.1 8 12.9 0 0 Tạo động lực cho

ĐNGV phát triển 56 90.3 6 9.7 0 0 56 90.3 6 9.7 0 0 - Phiếu định giá mức độ cấp thiết có 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết.

- Phiếu đánh giá mức độ khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là không cấp thiết, không khả thi. Các biện pháp có tỉ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 70-100% thì biện pháp đó có tínhh cấp thiết, tính khả thi cao.

* Nhận xét:

Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp như sau:

Biện pháp: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV sát với điều kiện thực tế của nhà trường đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 87.1, mức độ khả thi cũng đạt 90.3. Điều này cho thấy việc quản lý quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là một quá trình quan trọng và cấp thiết. Việc chú trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, phải được thực hiện đồng bộ cả chủ trường, biện pháp để tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng viên cả trong hiện tại và cả tương lai, nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu GD - TT của Nhà trường. Nếu nhà trường chú trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch nhất là trong giai đoạn hiện nay thì có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước chắc chắn việc phát triển ĐNGV sẽ thàng công.

Biện pháp: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 83.9, mức độ khả thi cũng đạt 83.9. Điều này cho thấy đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV là nội dung cơ bản để phát triển ĐNGV. Do vậy, trong phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak nhà trường cần phải quản lý nội dung này một cách chặt chẽ bảo đảm tính khách quan, khoa học, công bằng, công khai. quản lý tuyển chọn ĐNGV, các chủ thể quản lý cần phải quan tâm tới những nội dung cụ thể như: Nhu cầu của nhà trường về ĐNGV về các mặt như: độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, năng lực và kỹ năng thực hiện, phương thức lựa chọn vị trí công tác của người được tuyển chọn. Quá trình tuyển chọn sao cho đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý nguồn nhân lực, quản lý các áp lực bên trong cũng như bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn. Làm như vậy, nhà trường mới đảm bảo niệm vụ, mục tiêu của nhà trường.

Biện pháp: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Phật giáo Champasak đạt mức độ rất cấp thiết tương đối cao 87.1, mức độ khả thi cũng đạt 88.7. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là một trong những nội dung cơ bản mà nhà trường cần thực hiện trong quản lý phát triển ĐNGV của trường. Việc đào tạo và bồi dưỡng các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, công tác đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch nhằm phát triển ĐNGV.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho ĐNGV có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng phật giáo champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)