Chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 47 - 52)

Dương

Số lượng nguồn nhân lực mặc dù tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN, nguyên nhân phần lớn là do không đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Hiện nay, tuy ở những mức độ khác nhau, nhưng có một tình trạng chung là các ngành sản xuất đều thiếu lao động đúng chuẩn. Thực chất tay nghề tạo ra chưa bao quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào tạo có nhược điểm là chưa theo kịp tiến độ kỹ thuật công nghệ của thế giới và yếu về mặt thực hành.

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng mang tính quyết định, đột phá làm cho lao động có năng suất cao hơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; vì trong nền kinh tế thị trường chất lượng chất lượng là yếu tố được quan tâm hơn là số lượng lao động. Các dự án đầu tư thu hút vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu lớn về những người quản lý người Việt giỏi, cơng nhân có tay nghề, kỹ năng cao; có kỷ luật lao động tốt. Song phần lớn nhân lực đều chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.

2.2.3.1 Về trình độ học vấn của nguồn nhân lực

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cho các KCN tỉnh Hải Dương những năm qua khơng ngừng tăng lên. Tuy nhiên trình độ học vấn của cơng nhân trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập so với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng như của tỉnh.

Bảng 2.5: Chất lượng nhân lực trong các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2019

Năm Tổng nhân lực (người)

Tay nghề (đã qua đào tạo tại doanh nghiệp hoặc có bằng nghề trước khi được

tuyển) (%) Lao động phổ thông (%) Lao động cao đẳng, đại học (%) 2014 73706 19,2 66,1 14,7 2015 79156 19,9 65,5 14,6 2016 85092 21,0 64,1 14,9 2017 90019 22,3 60,4 17,3 2018 96149 23,8 60,6 15,6 2019 104500 24,6 57,4 18,0

Những năm đầu khi các khu cơng nghiệp cịn ít, các doanh nghiệp đi vào hoạt động chưa nhiều nên nhân lực qua đào tạo, có chun mơn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Mặc dù vậy lao động phổ thông vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động (2014 – 66,1%). Những năm gần đây hiện tượng thiếu nhân lực có trình độ, qua đào tạo đã xảy ra và đa số nhân lực được bổ sung đều là nhân lực có trình độ lao động phổ thơng. Nhân lực cho các KCN để sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất phần lớn đều xuất thân từ nơng thơn, chưa có điều kiện đi học nghề, học nâng cao; họ bị thúc bách bởi nhu cầu tìm kiếm việc làm để có thu nhập ni sống bản thân và gia đình, vì vậy số đơng nguồn nhân lực này đều là những lao động chưa qua đào tạo – những người mới tốt nghiệp phổ thông (57,4% - 2019).

Nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học làm việc trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật điều hành sản xuất. Trong các KCN ở tỉnh Hải Dương hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với hiện tượng thiếu nhân lực được đào có chuyên môn nhưng lại thừa nhân lực chưa qua đào tạo.

Bảng 2.6: Trình độ học vấn của lao động các KCN tỉnh Hải Dương

Đơn vị: %

Trình độ học vấn 2015 2016 2017 2018 2019

Phổ thông 65,5 64,1 60,4 60,6 57,4

Trung học chuyên nghiệp và cao đẳng

28,5 30,0 33,1 32,5 35,6

Đại học và sau đại học 6,0 5,9 6,5 6,9 7,0

Biểu đồ 2.3: So sánh cơ cấu trình độ học vấn của lao động tại các KCN tỉnh Hải Dương năm 2015 và 2019 (%)

Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương

Qua biểu đồ 3 ta thấy số lượng lao động phổ thơng trong các KCN của tỉnh có xu hướng giảm (65,5% - 2015 và 57,4% - 2019), trong khi đó số lượng lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng nên, cụ thể là năm 2015 lao động trung học chuyên nghiệp là 28,5% và ở bậc đại học và sau đại học là 6%; thì đến năm 2019 mức tăng tương ứng là 35,6% và 7,0%. Điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực về trình độ học vấn của người lao động.

Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn của nguồn nhân lực đang tăng dần qua các năm, tuy mức tăng cịn thấp và khơng đều nhau. Do đó trong tương lai cần nhanh chóng đầu tư và phát triển trình độ học vấn của nguồn nhân lực cho các KCN tỉnh Hải Dương.

2.2.3.2 Về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, tỉnh Hải Dương nói chung và các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh nói riêng đã quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng

65.5% 28.5% 28.5% 6% 0% 2015 57.4% 35.6% 7% 0% 2019

cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật, bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên có một thực tế rằng, nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật, tình trạng thừa lao động giản đơn chưa qua đào tạo và thiếu lao động đã qua đào tạo có trình độ chun mơn kỹ thuật đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong các KCN có thiết bị cơng nghệ cao nhưng thiếu công nhân lành nghề, nhất là công nhân trong lĩnh vực công nghệ thơng tin. Ngồi ra kỹ năng ngoại ngữ của các cán bộ quản lý cịn thấp nên thường gặp khó khăn khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Điều đáng nói là một bộ phận cơng nhân đã được đào tạo nhưng lại không làm việc đúng chun mơn, vì vậy khơng phát huy được năng lực sẵn có đồng thời gây lãng phí trong đào tạo và sử dụng.

Tại các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, trong thời gian đầu các doanh nghiệp thường sử dụng các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử,… Nhưng về sau, khi độ an toàn đầu tư cho phép, các nhà đầu tư bắt đầu nâng trình độ cơng nghệ lên đi vào những lĩnh vực sản xuất với kỹ thuật công nghệ hiện đại thể hiện qua những dây chuyền lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử,… Ngoài ra, một số nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức như sản xuất chip điện tử, phần mềm điện tốn,… Vì vậy, việc địi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu.

Hàng năm, các doanh nghiệp tại các KCN đã bổ sung một lượng lớn cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo tại các trường đại học, trường dạy nghề, cùng với sự tích cực tham gia rèn luyện tay nghề, sáng tạo trong lao động mà một bộ phận người lao động đã thích ứng được trong việc vận hành máy móc, phần nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong những năm tới, chỉ tiêu yêu cầu về người lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chắc chắn sẽ tăng cao và để đáp ứng được điều này cần có những giải pháp và chính sách thu hút nhân tài và chất xám nguồn nhân lực.

2.2.3.3 Về mặt thể lực

Về mặt thể lực, người lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương mang đặc điểm của cư dân nông thôn miền Bắc với khổ người nhỏ, thấp, khơng có khả năng làm việc nặng nhọc nhưng có độ dẻo dai.

Để đảm bảo có được đội ngũ nhân lực có thể lực đáp ứng công việc, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đã quan tâm chăm lo khám sức khỏe định kì cho cơng nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.4 Về hiểu biết chính trị - xã hội và tác phong, tính kỷ luật của nguồn nhân lực

Đại bộ phận công nhân, lao động trong các KCN của tỉnh tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng tốt đẹp của đất nước. Với bản chất cần cù sáng tạo, tinh thần tương thân tương ái, người lao động Hải Dương luôn năng động trong công việc và tự chủ, sáng tạo trong sản xuất. Thực tiễn hoạt động trong các khu công nghiệp chứng minh rằng đại bộ phận người lao động của ta hiện nay chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Người lao động đa số đều xuất thân từ nông thôn, đã quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi bước vào nền sản xuất cơng nghiệp, lao động chưa thể thích nghi ngay với mơi trường làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi. Người lao động phần lớn chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên khi có sự hướng dẫn thì họ ln có tinh thần hợp tác, phối hợp để hồn thành cơng việc được giao.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 47 - 52)