Nhóm giải pháp đáp ứng nguồn nhân lực về mặt số lượng

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 63 - 66)

Nhóm giải pháp này hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng thiếu đội ngũ lao động bằng việc địa tạo tại chỗ; tạo tính ổn định của nguồn cung lao động cho các KCN; khuyến khích mọi người tham gia học nghề với những chế tài thỏa đáng nhằm tạo một lực lượng lao động có sẵn đáp ứng nhu8 cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

3.3.1.1 Phát huy vai trò của các trung tâm đào tạo

Thực tiễn tại các KCN cho thấy, phần lớn lao động sau khi được tuyển dụng, các doanh nghiệp đều phải tiến hành đào tạo lại để kịp thời trang bị cho người lao động kỹ năng, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật trong môi trường lao động cơng nghiệp. Có những doanh nghiệp có thể tự tiến hành đào tạo nhưng cũng có những doanh nghiệp phải gửi lao động đi đào tạo ở bên ngoài. Điều nay gây tốn kém cho các doanh nghiệp, đồng thời cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong việc đào tạo nhân lực cho các KCN. Vì vậy trong các KCN nên tạo điều kiện cho các Trung tâm đào tạo nghề mở rộng hoạt động và phụ trách những phần việc này. Mỗi KCN có thể có các trung tâm riêng hoặc có thể tiến hành mơ hình liên kết các khu để tạo một trung tâm trung sao cho thuận lợi nhất. Sau khi các trung tâm đào tạo nghề đi vào hoạt động, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát buộc người lao động thích ứng với tác phong lao động cơng nghiệp, xóa dần lối làm việc tự do, thiếu kỷ luật. Hoặc có thể người lao động sau khi làm việc tại doanh nghiệp bộc lộ những khiếm khuyết, không theo kịp dây chuyền sản xuất thì doanh nghiệp nên chủ động sắp xếp các khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Biện pháp này sẽ phần nào giải quyết được vấn đề thiếu lao động đã qua đào tạo mà không gây ảnh hưởng nhiều tới tiến độ sản xuất cũng như ít tốn kém cho doanh nghiệp.

Ngồi ra, với những lao động chưa qua tuyển dụng, các trung tâm dạy nghề nên khuyến khich họ tham gia đào tạo vì như vậy họ sẽ dễ dàng tìm và thích nghi với mơi trường làm việc ngay sau khi hồn thành khóa học.

Về việc duy trì và sử dụng NNL trong các đơn vị, doanh nghiệp trong các KCN, cần thục hiện các phương pháp, cách thức kích thích, động viên người lao động và duy trì phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và doanh nghiệp. Các công việc cụ thể nhằm duy trì NNL như:

- Vấn đề tiền lương và các khoản thu nhập khác: Hiện nay chế độ tiền lương chưa thực sự thu hút được nhân tài về làm việc tại các KCN. Vì vậy ngồi việc chờ đợi những sửa đổi trong chính sách tiền lương, cần có những chính sách về các khoản thu nhập khác cho người lao động như tiền thưởng, phụ cấp,… để giúp người lao động có thu nhập ổn định để họ yên tâm làm việc có hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp.

Tỉnh nên khuyến khích doanh nghiệp trong các KCN thực hiện trả lương theo khả năng và kết quả lao động, để người lao động ngoài việc đảm bảo tái sản xuất SLĐ thì cịn có thu nhập cao. Điều này kích thích tăng năng suất, sáng kiến sáng tạo, đảm bảo chất lượng lao động.

- Vấn đề nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động: Người lao động làm việc với tinh thần thoải mái, đảm bảo năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả lao động khi các mối quan hệ gia đình, xã hội và các điều kiện sống được đảm bảo. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, hiện nay trong tỉnh đã thực hiện quy hoạch và phát triển một số khu dân cư cho người có thu nhập thấp; khu chung cư đô thị đạt tiêu chuẩn được bố trí gần các KCN,… Bên cạnh đó tỉnh cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho cơng nhân vừa đảm bảo an ninh trật tự vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, hoặc các doanh nghiệp nên có các chính sách hỗ trợ về nhà ở để góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người lao động trong các KCN.

- Vấn đề thăng tiến, bố trí cán bộ, người lao động: Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ, người lao động vào vị trí làm việc phù hợp cũng là việc quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng NNL. Nếu chỉ chú trọng đến đào tạo mà không

quan tâm đến khâu sử dụng thì kết quả của việc đào tạo sẽ khơng được trọn vẹn thậm chí là lãng phí q trình đào tạo.

- Các tiện ích khác phục vụ cho người lao động: Các doanh nghiệp có thể phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phương tiện cho người lao động di chuyển; phát triển các dịch vụ văn hóa, nghệ thuật tạo môi trường cho người lao động thư giãn sau làm việc; phát triển các dịch vụ thương mại, y tế, trường học, thơng tin liên lạc và các tiện ích khác đáp ứng nhu của người lao động và gia đình họ. Tạo mơi trường, sân chơi như các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ,… để người lao động rèn luyện sức khỏe, giao lưu kết bạn,…

- Cơng đồn các KCN chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động: cơng đồn – đại diện bảo vệ lợi ích và quyền lợi cho người lao động, cơng đồn phối hợp với các tổ chức đồn thể tổ chức các chương trình như: tổ chức liên hoan gặp măt cuối năm, động viên khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích tốt,…

Tóm lại, giải quyết đủ nguồn cung về số lượng NNL cho các KCN là vấn đề quan tâm của tỉnh. Một số giải pháp đâng thực hiện như đào tạo tại chỗ hay duy trì nguồn lao động hiện có là đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần nắm bắt được các nhu cầu cụ thể để dự báo, chủ động trong cung ứng, đào tạo đúng hướng là nhiệm vụ đối vơi các tổ chức, các cấp, ngành của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)