3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo
Đối với hệ thống giáo dục đào tạo, đặc biệt là công tác dạy nghề, ở tỉnh Hải Dương hiện nay còn nhiều bất cập như về nội dung, phương pháp cũng như cách thức tiếp cận. Bên cạnh đó tâm lý xem trọng bằng cấp, xem nhẹ kỹ năng tay nghề còn chi phối khá mạnh trong lựa chọn nghề nghiệp. Do đó Sở Giáo dục và Đào tạo cần đi sâu trong công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT theo đúng nguyện vọng, sở thích và năng lực của từng học sinh để
tránh lãng phí trong đào tạo. Học nên đi đơi với hành, tránh trường hợp học một ngành nhưng sau khi ra trường lại làm trái ngành, điều này gây mất hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực.
Để góp phần phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng cần tập trung ưu tiên cho cơng tác đào tạo nghề. Cần có bước đột phá trong q trình đào tạo từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đến vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người.
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng cịn những bất hợp lý trong đào tạo đại học, trung học và dạy nghề. Vì vậy cần nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề sao cho đáp ứng lượng nhân cơng cịn thiếu hiện nay. Để tăng cường cơng tác đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu lao động cho các KCN của tỉnh cần lưu ý:
- Nâng cao trình độ học vấn cho NNL: Muốn thực hiện giải pháp này cần có sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành như: Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Ban Quản lý các KCN và các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh. Có thể thấy, hầu hết người lao động trong các KCN đều làm việc theo ca nên việc tổ chức các lớp học văn hóa luân chuyển theo ca làm việc của người lao động sẽ khá thuận tiện. Các lớp học có thể mở tại các doanh nghiệp có nhu cầu hoặc tại các trường gần KCN để thuận lợi cho việc di chuyển cũng như học tập của người lao động.
Ngoài ra, tỉnh cũng như Ban Quản lý các KCN cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động tham gia các lớp học văn hóa ngồi giờ lao động. Các doanh nghiệp có thể khích lệ, động viên thơng qua các chính sách tài trợ khen thưởng hoặc các chương trình học bổng, phụ cấp cho người lao động theo trình độ. Qua đó sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực tham gia cũng như nâng cao nhận thức của họ về lợi ích của việc nâng cao trình độ văn hóa. Điều này về lâu dài sẽ đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp và người lao động vì trình độ hiểu biết và nhận thức của NNL được nâng cao.
- Mở rộng đào tạo nghề: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, tuy nhiên với số lượng cũng như chất lượng và sự phân bố của các cơ sở đào tạo này chưa thể đáp ứng hết nhu cầu về NNL, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp tại các KCN trong tỉnh. Vì vậy việc mở rộng quy mơ đào tạo nghề là rất cần thiết.
Cần chú trọng mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức tổ chức đa dạng các loại hình đào tạo cho người lao động như đào tạo tại chỗ, dạy nghề tại doanh nghiệp hoặc gửi ra nước ngoài đào tạo.
Quá trình đào tạo NNL mới cần đáp ứng linh hoạt với yêu cầu của thị trường SLĐ cũng như khả năng hội nhập của tỉnh và đất nước. Tập trung hướng vào đào tạo đội ngũ công nhân trong các ngành mũi nhọn của tỉnh, cơng nhân có tay nghề cao, sử dụng cơng nghệ hiện đại để phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra các cơ sở đào tạo nên phân bổ đều trong phạm vi cả tỉnh, tránh tình trạng chỉ tập trung ở thành phố Hải Dương trung tâm tỉnh mà nên mở rộng ra các huyện lân cận như Kinh Môn, Thanh Miện, Ninh Giang,… nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển của tỉnh nói chung và các KCN nói riêng.
- Đối với đội ngũ giáo viên trong các trường, cơ sở dạy nghề: Các cơ sở đào tạo nghề cần tăng cường đội ngũ giảng dạy cả về chất lượng và số lượng. Có thể giải quyết vấn đề này thông qua tuyển dụng thêm các giáo viên có chun mơn tốt hoặc mời các chuyên gia, kỹ sư tại các KCN về tham gia giảng dạy. Phải có quy định, u cầu rõ ràng về trình độ của các giáo viên dạy nghề tương xứng với nghề đào tạo, người giảng dạy cần có kỹ năng, phương pháp sư phạm ở mức tối thiểu hoặc kinh nghiệm thục tế trong các hoạt động
sản xuất tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng dạy cũng như việc thực hiện các quy định ở các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: trước hết cần đủ về số lượng để đảm bảo mỗi học viên trong khi học được tham gia thao tác độc lập trên thiết bị, tránh tình trạng dạy chay, thiếu hụt trang thiết bị. Kế đến là đảm bảo về mặt chất lượng, cở sở vật chất, trang thiết bị cần được bảo dưỡng thường xuyên, đổi mới để theo kịp công nghệ trong các doanh nghiệp cũng như công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Về người học: nên có quy định về ý thức, thái độ khi tham gia học tập, phải tích cực chủ động học hỏi lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Các cơ sở đào tạo cần có quy định nghiêm ngặt về việc hồn tất các yêu cầu của nội dung chương trình học bắt buộc đối với tình cấp học, trình độ thì mới được cơng nhận tốt nghiệp. Ngồi ra người học nên tích cực tham gia thực hành trong quá trình học. Điều này giúp học sinh sau khi ra trường có thể nhanh chóng tham gia sản xuất mà các doanh nghiệp không tốn kém trong đào tạo lại.
- Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề: Ngân sách dành cho giáo dục hiện nay vẫn tập trung phần lớn cho đại học và cao đẳng, vì vậy trước mắt nên điều chỉnh ngân sách ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo nghề. Ví dụ như: tăng ngân sách giáo dục để đầu tư nâng cấp cho các trường dạy nghề; huy động các nguồn vốn nước ngồi thơng qua các dự án, chương trình hoặc các tổ chức phi chính phủ; huy động các nguồn vốn đóng góp từ nhân dân và các thành phần dân cư khác… để góp thêm kinh phí cho việc đào tạo nghề.
Trong thời gian tới, hệ thống giáo dục cần ưu tiên đổi mới theo hướng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của doanh nghiệp. Ban Quản lý các KCN cần chủ động kêu gọi và khuyến khích các cơ sở đào tạo điều chỉnh cơng tác giảng dạy để có thể đáp ứng nguồn cung lao động cho các KCN. Ban Quản lý
các KCN cần có những hỗ trợ thiết thực để các trường làm tốt công việc dựa trên mối quan hệ hợp tác song phương. Để có bước đột phá trong đào tạo nghề thì doanh nghiệp trong các KCN cần có một số chương trình hợp tác đào tạo như: cử chuyên viên tham gia giảng dạy, nhận đào tạo hoặc thực tập tại doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà cụ thể là NNL cho các KCN của tỉnh nên tập trung theo hướng không chỉ nâng cao kiến thức kỹ năng mà cịn có chiến lược nâng cao sức khỏe, ý thức người lao động. NNL có chất lượng là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi trong cạnh tranh cũng như khả năng đầu tư của các doanh nghiệp.
3.3.2.2 Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi kinh doanh các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp
Hiện nay cơng tác đào tạo nghề ở nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng phần lớn tồn tại dưới hình thức đầu tư trong nước và diễn ra phổ biến theo chiều rộng chưa chú trọng đến chiều sâu. Vì vậy để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo cần sự hợp tác liên kết với nước ngoài. Khi các trung tâm, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh được liên kết với nước ngồi thì có thể tận dụng kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài trong giảng dạy cũng như các trang thiết bị dùng cho quá trình đào tạo của họ. Để làm được điều này thì cần có những chủ trương của Chính phủ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, được đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo ra nhiều chuyên viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu.
Để thu hút được các đối tác nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này cần có những chính sách đồng bộ, rõ ràng trong việc khuyến khích đầu tư, phải luật hóa trách nhiệm giữa các bên tham gia quá trình đào tạo và sử dụng lao động được đào tạo. Chính phủ cần ban hành những văn bản pháp luật về thủ tục và những ưu đãi cho loại hình đầu tư này ví dụ như về thuế,… có như vậy mới
thu hút được các nhà đầu tư và tạo ra các mơ hình liên kết đào tạo theo chuẩn quốc tế phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay.
3.3.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cho người lao động trong các khu cơng nghiệp
Ngồi cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các KCN cần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho người lao động. Khu dân cư, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,… tất cả các yếu tố đó tạo thành cơ sở hạ tầng xã hội khu công nghiệp.
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay phần lớn chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến cơ sở hạ tầng xã hội. Các cơ sở hạ tầng xã hội KCN chưa được xây dựng theo quy hoạch dẫn đến tình trạng xung quanh các khu cơng nghiệp có nhiều khu dân cư mọc lên tự phát để phục vụ các hoạt động dịch vụ, điều này làm mất mỹ quan và đi ngược lại với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp.
Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, khi phê duyệt quy hoạch KCN cần tính đến diện tích để xây dựng nhà ở cho người lao động và thực hiện tốt quy hoạch khu dân cư bao gồm nhà ở cho các chuyên gia, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp và các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động trong các KCN. Có như vậy họ mới n tâm làm việc, tích cực đóng góp cho các doanh nghiệp.
3.3.2.4 Chính sách đãi ngộ cho người lao động
Để người lao động phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cho doanh nghiệp thì người sử dụng lao động phải tạo môi trường làm việc, cơ hội cho người lao động, đó là có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Ví dụ như tăng lương định kì, khen thưởng khi người lao động có sáng kiến, đóng góp giúp tăng hiệu quả lao động, giảm chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó Sở Lao động – Thương binh & Xã hội cần phối hợp với Ban Quản lý các KCN và các doanh nghiệp để có những chính sách nhằm bảo vệ nâng cao thể lực cho người lao động. Cụ thể như:
- Cần tổ chức giám sát số giờ tăng ca của người lao động trong KCN, tránh tình trạng doanh nghiệp yêu cầu hoặc để người lao động làm tăng ca quá số giờ quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như an toàn lao động. Thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền cho các doanh nghiệp cũng như người lao động tuân thủ các quy định về thời gian làm việc.
- Cần quan tâm tới số lượng và chất lượng bữa ăn của người lao động. Cơng đồn KCN nói chung và Cơng đồn các doanh nghiệp nói riêng cần khuyến nghị các doanh nghiệp khơng q vì lợi nhuận mà giảm chi phí bữa ăn dẫn tới chất lượng khơng đảm bảo. Cùng với đó, Trung tâm Y tế các KCN cũng cần giám sát chất lượng bữa ăn của người lao động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Quan tâm tới sức khỏe người lao động thông qua việc phối hợp với các tổ chức y tế tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động.
Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với người lao động làm việc trong các KCN của tỉnh Hải Dương khơng chỉ là những chính sách về lương thưởng mà cịn là những chính sách đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Từ đó người lao động đảm bảo về thể lực và trí lực đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, góp phần vào nâng cao chất lượng NNL.