tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua, cùng với việc gia tăng thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực tham gia làm việc trong các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Những năm đầu khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động, số lao động sử dụng tương đối ít, chủ yếu là lao động thử việc. Nhưng sau hơn 15 năm hoạt động, các KCN tỉnh Hải Dương đã thu hút số lượng nhân lực ngày càng lớn.
Bảng 2.4: Nhân lực trong các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2019
Năm Tổng số lao động (người) Số lao động nữ Tỷ lệ lao động nữ/ tổng lao động (%) 2014 73706 38179 51,8 2015 79156 40686 51,4 2016 85092 43312 50,9 2017 90019 46810 52,0 2018 96149 50670 52,7 2019 104500 55490 53,1
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Theo bảng trên có thể thấy sau hơn 15 năm đi vào hoạt động, số nhân lực trong các KCN tăng lên ngày càng nhiều, 104500 người (2019). Việc thu hút thêm nhân lực cho thấy các doanh nghiệp trong KCN hoạt động ngày càng ổn định và phát triển. Số dự án và vốn đầu tư ngày càng tăng, điều này có tác dụng lan tỏa, thu hút các nhà đầu tư mới và kéo theo đó là
sự gia tăng vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp.
Biểu đồ 2.1: Số lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 – 2019
Đơn vị: người
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Với số dự án như hiện nay (294 dự án – 2019) và khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì KCN sẽ là nơi thu hút một lượng lớn NNL trên địa bàn và từ các địa phương lân cận. Trong các KCN trên địa bàn tỉnh, một số tập đồn lớn có nhu cầu sử dụng nhân lực có chất lượng cao đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong tương lai số nhân lực được thu hút sẽ là rất lớn. Đây là một trong những xu hướng tích cực trong phát triển các KCN ở tỉnh Hải Dương và quan trọng hơn là nó đặt ra nhu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng ngày càng cao trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.2: Số lao động nữ trong các KCN qua các năm (người)
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Lực lượng lao động nữ trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới do các dự án trong KCN tập trung nhiều vào các ngành như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử,… những ngành địi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại do đó phù hợp nhiều hơn với lao động nữ. Ngoài ra, nhân lực trong các khu công nghiệp
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2014 2015 2016 2017 2018 2019
có độ tuổi tương đối trẻ (từ 18 – 35 tuổi) do phần nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngồi thường có thời gian hoạt động khoảng 40 – 50 năm, vì thế các nhà đầu tư muốn sử dụng lao động trẻ, vừa có sức khỏe vừa có khả năng tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật mới; đồng thời sau khi được đào tạo tại doanh nghiệp, lao động trẻ sẽ có thời gian lao động lâu hơn cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ cũng là vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên trong điều kiện cơng nghiệp hóa, việc sử dụng nguồn nhân lực đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề độc hại, nặng nhọc hoặc có tính lưu động cao như các ngành cơng nghiệp khai khống, cơng trình xây dựng,… Đó là những ngành nghề cần lao động nam giới nhưng tỷ lệ nam giới ít sẽ là hạn chế trong tiến trình phát triển.
Mặc dù có ưu thế về NNL dồi dào, giá rẻ nhưng thực tế nhu cầu đáp ứng lao động cho các khu công nghiệp vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Một khi yêu cầu mở rộng, phát triển các KCN ngày càng nhiều thì sự thiếu hụt nhân lực đặc biệt là nhân lực có chất lượng sẽ ngày càng lớn. Số lượng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh chủ yếu là lao động trong tỉnh và nhu cầu lao động tại các KCN vẫn tương đối cao vì vậy việc đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động để đảm bảo quá trình sản xuất cần được ưu tiên giải quyết.