trong các khu công nghiệp
2.3.2.1 Hạn chế
Phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nơng thơn, trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật cũng như chất lượng cuộc sống có sự cách biệt với thành thị, cơ cấu lao động chưa hợp lý. Điều này dẫn tới NNL trực tiếp cho các KCN không được đảm bảo về chất lượng, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Thể chất của người lao động còn
nhiều hạn chế (cả về chiều cao, sức mạnh và sức bền). Nhận thức của người lao động trong các KCN còn thấp ảnh hưởng đến ý thức, kỷ luật và tác phong của người lao động.
Chưa có những chính sách cụ thể cũng như chưa thực sự quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các KCN như: chính sách về thu nhập, nhà ở, môi trường là việc,…
Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực; việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh cịn nhiều điểm hạn chế. Cơng tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hố tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường SLĐ, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật cao. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất hợp lý, sự bất hợp lý này dẫn đến số lượng sinh viên các ngành kinh tế - xã hội thừa quá nhiều mà các ngành kỹ thuật lại quá ít. Những bất cập và yếu kém trên đây của lực lượng lao động đã dẫn đến một thực tế là: Thị trường sức lao động còn thiếu nhiều lao động có chun mơn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo.
Các chương trình đào tạo nghề đơi khi cịn bị chồng lấn gây lãng phí. Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo cịn lạc hậu, nặng về lý thuyết, chưa chú ý đến kỹ năng thực hành. Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới còn hạn chế, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và tra cứu tài liệu còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo cịn ít.
Cơng tác quản lý nhà nước về lao động việc làm và dạy nghề cịn nhiều thiếu sót, các doanh nghiệp và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở
trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghề chưa được phát huy, hiệu quả thấp. Công tác nắm bắt thông tin và dự báo về thị trường SLĐ và đào tạo còn chưa phát triển xứng tầm.
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân của các hạn chế bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm cịn có hạn chế. Cơng tác chỉ đạo điều hành về phát triển nhân lực đồi khi còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp.
- Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển nhân lực còn quá phụ thuộc vào các nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục còn thấp chủ yếu chi cho con người (khoảng 90%). Tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh thiếu cả về số lượng và cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn.
- Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo chậm đổi mới; chưa tạo được sự liên thông và gắn kết cần thiết giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường SLĐ trong và ngoài nước. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mơ hình này.
- Cung - cầu về lao động vẫn mất cân đối (cung lớn hơn cầu); số doanh nghiệp trên địa bàn đa số có quy mơ nhỏ chưa thu hút nhiều lao động vào làm việc.
- Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh còn một số chồng chéo và bất cập, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan như
Sở Lao động – Thương binh &Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Ban Quản lý khu cơng nghiệp và các cấp chính quyền địa phương, cịn có nhiều điểm cần cải thiện.
- Bộ phận lực lượng lao động có tâm lý chạy theo bằng cấp nên tập trung thi và vào học tại các trường đại học sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. Một số lao động sau khi tốt nghiệp đại học ra trường đã khơng tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đã học nên gây ra tình trạng vừa thừa lao động vừa thiếu lao động kỹ thuật.