Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 29 - 31)

Hiện nay, Bắc Ninh có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung với tổng diện tích 6397,68 ha. Trong đó, có 10 KCN đi vào hoạt với gần 1.330 dự án, thu hút hơn 266,5 nghìn lao động. Việc phát triển các khu công nghiệp gắn liền với gia tăng lao động đã góp phần tạo cho Bắc Ninh những diện mạo mới. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của các doanh nghiệp KCN, phù hợp với quá trình phát triển, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác dự báo nguồn nhân lực. Thống kê nhu cầu lao động trong các KCN, tổng hợp số lượng, chất lượng lao động và tính tỷ lệ tăng trưởng lao động hàng năm, bình quân cho giai đoạn làm cơ sở cho

công tác dự báo tốc độ tăng trưởng nguồn lao động, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp.

Ban Quản lý KCN Bắc Ninh chủ động phối hợp với các ngành liên quan tập trung khai thác nguồn nhân lực trong tỉnh, chú trọng thu hút nhân lực ngoại tỉnh. Khai thác hiệu quả sàn giao dịch việc làm để đáp ứng cung - cầu lao động. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo và liên kết trong đào tạo, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng; đồng thời nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Hồn thiện chính sách thu hút lao động là người địa phương về làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học.

Làm tốt công tác dự báo, chủ động nguồn cung lao động chất lượng là một trong những giải pháp thiết yếu giúp doanh nghiệp phát triển, để các KCN thực sự phát huy vai trò là đầu tầu trong tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Người lao động tại các KCN Bắc Ninh được hưởng lương và các chế độ, chính sách theo quy định như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... Các doanh nghiệp FDI đều làm rất tốt công tác này nên đã giữ chân được người lao động, khích lệ họ u nghề dành cơng sức của mình để cống hiến cho doanh nghiệp. Trong đó, chế độ thai sản của lao động nữ được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.

Các ngành chức năng của tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi bảo hiểm nghiêm túc, bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tăng cường giám sát việc thực hiện Thoả ước lao động giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.

Thứ ba, chăm lo đời sống người lao động trong các KCN. Ban Quản lý các KCN chủ động phối hợp với các ngành chức năng triển khai xây dựng hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa cho cơng nhân lao động trong các KCN.

Trong đó, thực hiện hiệu quả chính sách nhà ở cho người lao động. Hiện tồn tỉnh có 24 dự án nhà ở dành cho cơng nhân KCN với tổng diện tích 90,38 ha, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 144.000 lao động. Việc xây dựng nhà ở cơng nhân góp phần phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và an ninh, giúp người lao động quen dần với lối sống hiện đại, gắn bó với doanh nghiệp, với sự phát triển của Bắc Ninh. Các dịch vụ đi kèm được tổ chức quy mô chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của cơng nhân. Đồng thời phát huy vai trị quản lý của nhà nước, qua đó kịp thời theo dõi, thu thập thông tin, đề xuất cơ chế chính xác, kịp thời, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cơng nhân.

Với vai trò đơn vị chủ quản, hàng năm Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Cơng đồn các khu cơng nghiệp có các hình thức động viên, khuyến khích người lao động như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, cải thiện điều kiện làm việc, thưởng tiền, hiện vật nhân ngày lễ, Tết, thăm hỏi khi ốm đau; tổ chức ngày gia đình trong Cơng ty, tặng q, thiệp chúc mừng sinh nhật cho người lao động; lãnh đạo, người quản lý cùng ăn ca với cơng nhân… Từ đó, tạo mối quan hệ thân thiện, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)