3.3.3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
Để có thể chủ động NNL có trình độ cho tỉnh nói chung và các KCN trong tỉnh nói riêng, tỉnh Hải Dương cần:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực: Cần tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng nâng cao chất lượng NNL để mọi người có thể nhận thức sâu sắc về nhân lực phục vụ cho tương
lai. Đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức của NNL thơng qua các chương trình hướng nghiệp, tư vấn nghề ngay từ trong nhà trường.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý: Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng cơng khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và hiệu quả công việc. Xây dựng quy chế đánh giá nhân lực trên cơ sở năng lực, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ và kết quả cơng việc.
- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa cấp, ngành về phát triển NNL: Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển NNL để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển NNL như:
Chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Huy động các nguồn lực để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, mơi trường chính sách sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho NNL.
Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển NNL: Ngân sách nhà nước có vai trị quan trọng và chủ yếu trong nâng cao chất lượng nhân lực để phát triển KT – XH. Ngoài ra cần thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích xã hội hóa trong phát triển NNL trên địa bàn tỉnh. Có chính
sách huy động nguồn đóng góp từ doanh nghiệp cho đào tạo nghề, bao gồm chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo có chất lượng cao.
Chính sách việc làm, bảo hiểm và nâng cao sức khỏe của người lao động: Để đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp. Tăng đầu tư nhằm cải tiến tổ chức, cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh để khơng ngừng nâng cao thể lực của người lao động. Nâng cao chất lượng các phong trào rèn luyện thân thể nâng cao thể lực, xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.
Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển NNL: Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.
Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài: Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ, chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế. Ngồi cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chun gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng để họ yên tâm cơng tác. Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp, cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…
Chính sách phát triển thị trường SLĐ và hệ thống công cụ, thông tin thị trường SLĐ: Theo đó đào tạo phải theo tín hiệu thị trường do đó cơng tác đào tạo phải trên cơ sở tính tốn cơ hội nghề nghiệp ở địa phương. Tỉnh cần chú
trọng: Nâng cao chất lượng và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm; Thường xuyên tổ chức điều tra, thống kê thị trường SLĐ và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm.
3.3.3.2 Đối với Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Trên cơ sở thông tin đầu tư của các đối tác, Ban Quản lý các KCN cần dự báo nhu cầu và yêu cầu về lao động kỹ thuật trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo cung ứng lao động.
Nên xây dựng chương trình riêng đào tạo cán bộ chủ chốt trong các KCN nắm được pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán của các quốc gia có nhà đầu tư nhằm tạo quan hệ tốt trong công việc cũng như ấn tượng tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với người lao động Việt Nam,
Tăng cường khuyến khích việc dạy và học ngoại ngữ cho người lao động trong các KCN chủ yếu là tiếng Trung, Hàn, Nhật, Anh,…
Tăng cường công tác quản lý đối với các KCN, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh các chủ trương chính sách về phát triển NNL cho các KCN, phát triển KCN để phát triển KT – XH của tỉnh.
3.3.3.3 Đối với các doanh nghiệp trong KCN
Huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực tập sản xuất,…
Các doanh nghiệp nên tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh, sinh viên về thực tập, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cũng như học viên tham quan thực tế kiến tập tại doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc; tham gia hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo.
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trương phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tỉnh đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH đến năm 2025, trong đó chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp then chốt có thế mạnh, xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025.
Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN tỉnh Hải Dương đã cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu: thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tăng thu nhập, cải thiện đời sông vật chất tinh thần cho người lao động,… và góp phần quan trọng vào sự phát triển KT – XH của tỉnh. Sự đóng góp khơng nhỏ vào thành cơng chung của các KCN phải kể đến LLLĐ – một nguồn lực quan trọng đang làm việc tại các khu công nghiệp.
Trên cơ sở tìm hiểu về nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, thấy được nhiều vấn đề đang đặt ra trên các góc độ khác nhau, vì vậy qua nghiên cứu, khóa luận đã đạt được những kết quả:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho các KCN tỉnh Hải Dương nói riêng; qua đó khẳng định vai trị của nguồn nhân lực đối với sự phát triển các khu công nghiệp, sự phát triển KT – XH của tỉnh và đất nước.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng nguồn nhân lực và các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng như đánh giá quá trình phát triển nhân lực lực cho các KCN của tỉnh để làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ đó rút ra phương hướng cho quá trình phát triển nhân lực trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất một số giải pháp: nhóm giải pháp phát triển số lượng, nhóm giải pháp phát triển chất lượng và nhóm giải pháp về quản lý nhằm giúp phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.