Nếu năm 2003, tỉnh Hải Dương chỉ có 3 KCN được Chính phủ cho phép quy hoạch với diện tích 320 ha, thì nay, Hải Dương đã hồn chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh với 18 KCN, tổng diện tích 3710 ha. Trong đó, đã có 10/11 KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết đã đi vào hoạt động. Các KCN này đã thu hút được các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng vốn đầu tư đăng ký 9120 tỷ đồng.
- KCN Nam Sách: Được thành lập vào năm 2003, có địa điểm tại huyện
Nam Sách với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang. Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghệ dệt may; Công nghiệp giấy; Các nhà máy sản xuất gốm - sứ - thủy tinh cao cấp;…
- KCN Đại An: Là một trong ba KCN tại tỉnh Hải Dương được thành lập
vào năm 2003, có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đại An và địa điểm tại thành phố Hải Dương. Một số ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp; dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo;…
- KCN Phúc Điền được thành lập năm 2003, tọa lạc tại huyện Cẩm
Giàng, được đầu tư bởi Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang. Các ngành nghề đầu tư trong KCN: Gia cơng cơ khí, lắp ráp và điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống,…
- KCN Tân Trường thành lập vào năm 2005 có địa điểm tại xã Tân
Trường, huyện Cẩm Giàng. Một số ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp điện, điện tử điện lạnh; công nghiệp chế biến thực phẩm và nông lâm sản; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp gốm sứ thủy tinh;…
- KCN Đại An mở rộng thành lập năm 2007. Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, khơng gây ơ nhiễm mơi trường, vì vậy ngồi nhiệm vụ trọng tâm là thu hút thật nhiều nguồn vốn FDI, KCN Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường bền vững.
- KCN Kỹ thuật cao An Phát: Thành lập năm 2007 với chủ đầu tư hạ
tầng là Công ty TNHH kỹ thuật cao An Phát. KCN có địa điểm tại phường Việt Hịa và Tứ Minh, thành phố Hải Dương. Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch: Cơ khí; Điện tử - cơng nghệ thông tin; Chế biến thực phẩm; Đồ gia dụng; Cơng nghiệp nhẹ khác,…
- KCN Lai Vu có địa điểm tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành. Các ngành
nghề thu hút đầu tư: chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu; lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế tạo, cơng nghiệp dệt – may; các ngành công nghiệp nhẹ khác, kho ngoại quan,...
- KCN Lai Cách: Địa điểm KCN tại thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm
Giàng. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Đại Dương. Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch: Công nghiệp điện, điện tử, điện lạnh; Cơng nghiệp cơ khí, chế tạo máy; Cơng nghiệp kỹ thuật cao; Cơng nghiệp tự động hóa;…
- KCN Cẩm Điền - Lương Điền: Địa điểm KCN tại Xã Lương Điền và
Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Các ngành nghề đầu tư trong KCN: Công nghiệp cơ điện, điện tử; Công nghiệp dụng cụ y tế và trang thiết bị y tế; Công nghiệp dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp; Cơng nghiệp thực phẩm,...
- KCN Cộng Hòa: Được thành lập vào năm 2008. KCN có địa điểm tại
thị xã Chí Linh. Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch: Công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông, thiết bị điện; Công nghiệp sản xuất vật liệu; Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy; Cơng nghiệp cơ khí, chế tạo máy,…
- KCN Phú Thái: Được thành lập năm 2011, KCN có địa điểm tại thị
trấn Phú Thái, huyện Kim Thành (Phân khu phía Tây) và xã Kim Lương, huyện Kim Thành (Phân khu phía Đơng). Ngành nghề thu hút đầu tư theo quy
hoạch: Công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ cho ngành dệt may; Công nghiệp lắp ráp điện tử; Dịch vụ kho bãi;…
- Các KCN bao gồm phần mở rộng chưa thành lập:
+Dự án KCN Tân Trường mở rộng (huyện Cẩm Giàng): đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, chưa được bàn giao đất.
+ KCN Kim Thành (huyện Kim Thành): đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang làm thủ tục xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
+ Dự án KCN Phúc Điền mở rộng (huyện Bình Giang): đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
+ KCN Gia Lộc (huyện Gia Lộc): đang hồn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch chi tiết.
+ 6 KCN đã được quy hoạch nhưng chưa thành lập:KCN Quốc Tuấn – An Bình (huyện Nam Sách); KCN Lương Điền – Ngọc Liên (huyện Cẩm Giàng); KCN Bình Giang (huyện Bình Giang); KCN Thanh Hà (huyện Thanh Hà); KCN Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc); KCN Hưng Đạo (Tứ Kỳ).
Bảng 2.2: Hiện trạng các KCN tỉnh Hải Dương đến 12/2019
KCN Diện tích (ha) Đất xây dựng, nhà máy, kho (%) Đất giao thông (%) Đất cây xanh, mặt nước (%) Nam Sách 62,42 77,63 12,98 7,95 Đại An 174,22 68,17 10,58 9,81 Đại An mở rộng 433 64,58 12,27 14,14 Phúc Điền 87 67,52 12,46 14,14
Tân Trường 199,3 67,28 13,94 14,68
Tân Trường mở rộng 112,6 63,14 12,63 19,88
Việt Hòa – Kenmark 46,4 66,79 11,34 10,84
Cộng Hòa 357,03 68,75 10,01 14,37
Phù Thái 21,7 - 14,79 10,66
Cẩm Điền – Lương Điền 183,96 67,58 19,27 13,24
Lai Cách 135,42 70,71 11,33 11,79
Lai Vu 212,89 65,09 15,34 8,88
Kim Thành 164,98 75,0 10,7 12,1
Quy chuẩn hiện hành KCN >=55 >=8 >=10
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Nhìn chung các KCN của tỉnh được quy hoạch có vị trí thuận lợi trong q trình đầu tư trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch trong tương lai. Các KCN được quy hoạch đồng bộ gắn với quy hoạch khu nhà ở của công nhân, chuyên gia; khu dịch vụ phục vụ KCN, đất giao thơng,…
Tình hình thu hút đầu tư vào KCN:
Sau gần 17 năm xây dựng và phát triển, các KCN tỉnh Hải Dương đã hội tụ các doanh nghiệp đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hải Dương trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư vào KCN trong nhiều năm. Các KCN của tỉnh thu hút được nhiều dự án thuộc các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
Tính đến năm 2019, Ban Quản lý các KCN đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 34 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 250,38 triệu USD; cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2495 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 34 lượt dự án FDI và DDI với số vốn tăng thêm trên 299,16 triệu USD.
Đến nay các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 294 dự án đầu tư, với 232 dự án FDI tổng vốn đầu tư đăng ký 4,423 tỷ USD và 62 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 16119 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 111%.
Các KCN hiện có 227 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm trên 77,21 % số dự án mà Ban Quản lý các KCN tỉnh đã cấp phép; phần lớn số dự án còn lại đang trong giai đoạn hồn thiện thủ tục hành chính để triển khai xây dựng nhà xưởng. Các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đầu tư và thực hiện đầy đủ theo cam kết.
Đóng góp của các KCN đối với phát triển KT- XH tỉnh Hải Dương:
Việc hình thành và phát triển các KCN giúp thu hút vốn đầu tư lớn cho phát triển cơng nghiệp nói riêng và KT – XH nói chung. Các KCN đã góp phần phát triển cơng nghiệp theo quy hoạch sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm đất, chi phí sản xuất,… Trong hơn 15 năm đi vào hoạt động giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu nộp ngân sách và tạo công ăn việc làm của các KCN trong tỉnh không ngừng gia tăng đạt tốc độ tăng trưởng cao đóng góp đáng kể vào q trình phát triển KT – XH của tỉnh.
- Sau hơn 15 năm đi vào hoạt động, với những kết quả đạt được Ban Quản lý các KCN dự kiến trong năm 2020 sẽ đạt được những chỉ tiêu chủ yếu sau: doanh thu thuần đạt 3300 triệu USD; giá trị hàng xuất khẩu đạt 3200 triệu USD; giá trị hàng nhập khẩu đạt 2500 triệu USD; các khoản thuế và nộp ngân sách nhà nước đạt 82 triệu USD; tạo việc làm mới cho khoảng 7000 người lao động.
- Về việc giải quyết việc làm: Khi các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho 1481 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Đến 2019, các KCN đã thu hút được hơn 10,4 vạn lao động, trong đó có khoảng 8000 lao động mới. Thu nhập bình quân của người lao động đạt khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Việc thu hút nhiều lao động làm việc tại các KCN cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ các KCN là rất lớn.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2019 Nội dung Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Số dự án được cấp phép 157 164 226 245 294
Doanh thu (triệu USD)
2900 3000 3095 3188 3245
Xuất khẩu (triệu USD) 2800 2900 2968 3054 3130 Nhập khẩu (triệu USD) 2000 2100 2200 2300 2400 Thu nộp ngân sách (triệu USD) 55 65 67 75 81 Tổng số lao động (người) 79156 85092 90019 96149 104500
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Hải Dương
Mặc dù ra đời sau so với nhiều tỉnh bạn nhưng các KCN của tỉnh Hải Dương lại có bước phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển KT – XH của tỉnh. Các dự án trong KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động tốt đã tạo đà cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, bước đầu tạo ra mạng lưới các doanh nghiệp phụ trợ và từng bước hình thành, phát triển q trình chuyển giao cơng nghệ, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Về quản lý nhà nước đối với các KCN
Để giúp Chính phủ quản lý các KCN, ngồi các Bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh, Chính phủ đã thành lập Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh. Ban
Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 13/5/2003, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo Nghị định số 29/2008/NĐ – CP của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT. Ban Quản lý đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý các KCN; đồng thời Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, cải cách thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định nhưng thơng thống, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, giám sát tình hình thực hiện dự án, thực hiện hệ thống quản quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.