Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 57 - 61)

3.1. Định hướng phát triển kinh tế -xã hội và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2025 và các năm tiếp theo. công nghiệp của tỉnh Hải Dương đến năm 2025 và các năm tiếp theo.

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020- 2025 đoạn 2020- 2025

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tỉnh Hải Dương giữ vững quan điểm: Thống nhất với quan điểm phát triển bền vững; phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân; sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nguồn tài ngun, khống sản; gìn giữ và bảo vệ mơi trường. Gắn kết phát triển KT – XH của tỉnh với quá trình phát triển chung của Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020: Phát triển nhanh, vững chắc và toàn diện, đưa Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp có nền tảng kinh tế cơng nghiệp hóa, văn hóa - xã hội tiến bộ văn minh, mơi trường bền vững, quốc phòng- an ninh vững chắc, trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn và hiện đại ở Đồng bằng sơng Hồng vào năm 2020.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2030: phấn đấu tỉnh hội đủ các yểu tố chủ yếu để trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025 và hướng đến trở thành một trung tâm đô thị thành phố công nghiệp, dịch vụ du lịch vầ khoa học – công nghệ ở Đồng bằng sông Hông vào năm 2030.

Trên cơ sở quan điểm phát triển và mục tiêu tổng quát cũng như tầm nhìn trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh đưa ra phương hướng phát triển KT – XH giai đoạn 2020 – 2025:

Đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế; khai thác, phát triển nhanh các ngành có lợi thế, giá trị tăng thêm cao; nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động liên kết, hợp tác phát triển và hội nhập quốc tế. Đổi mới sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Đi cùng với phương hướng phát triển đó là nhiệm vụ trên các lĩnh vực: - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mơ hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực theo hình thức chuỗi liên kết tạo giá trị tăng thêm cao.

- Tăng cường liên kết hợp tác phát triển với các địa phương, trong đó tập trung vào lĩnh vực: sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ vận tải kho bãi, công nghiệp và dịch vụ;…

- Phát triển sản xuất hàng hóa nơng nghiệp tập trung, theo mơ hình sản xuất sản phẩm sạch, khắc phục giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng khơa học kĩ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất

- Nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích đất trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tiếp tục thu hút đầu tư hạ tầng một số khu cơng nghiệp, các loại hình cơng nghiệp có lợi thế, cơng nghiệp phụ trợ,....

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. - Đẩy mạnh thực hiện 3 khâu đột phá về cải cách hành chính, đào tạo nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Nâng cao khả năng huy động vào ngân sách nhà nước, gắn với công khai, minh bạch và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách.

- Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giảm nghèo bền vững, thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chú trọng cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.

- Tăng cường quản lý tài nguyên, khống sản và bảo vệ mơi trường. - Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật; nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ tư pháp.

3.1.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hải

Dương

Quan điểm phát triển các KCN của tỉnh Hải Dương:

Một là, phát triển các khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển KT – XH của tỉnh, định hướng phát triển công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng thủ đô và của cả đất nước.

Hai là, phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: KT – XH, dịch vụ và môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH, HĐH nông thôn.

Ba là, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

Bốn là, xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần thiết hình thành các KCN có quy mơ hợp lý (vừa và nhỏ) nhằm tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các cơng trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các KCN.

Năm là, phân bố các khu công nghiệp hợp lý tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển.

Sáu là, phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển các KCN để tạo sự phát triển hài hòa, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành các lĩnh vực.

Mục tiêu chung của việc phát triển các KCN tỉnh Hải Dương: Hình thành hệ thống các khu cơng nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thôn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển KT – XH của tỉnh.

Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu tổng thể về phát triển các khu công nghiệp nêu trên, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Ban Quan lý các KCN Hải Dương hoàn thiện việc xây dựng Đề án quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt; đồng thời trên cơ sở Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đề ra phương hướng phát triển các KCN trong giai đoạn tiếp theo như sau:

- Tích cực nâng cao tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả thu hút đầu tư. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có cơng nghệ cao, thân thiện môi trường, công nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, có sức lan tỏa lớn.

- Phân bố các khu, cụm công nghiệp hợp lý, tạo hạt nhân phát triển các vùng. Ưu tiên thu hút các dự án có đầu tư hàm lượng kỹ thuật cao, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến và sử dụng ít lao động vào các khu, cụm công nghiệp.

- Chỉ thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp khi đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đồng bộ và đầy đủ cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt cho từng giai đoạn. Hạn chế việc cấp phép các dự án sản xuất cơng nghiệp ở ngồi các khu, cụm công nghiệp.

- Tăng cường phịng ngừa ơ nhiễm và suy thối mơi trường khi phát triển công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp tương ứng với tốc độ phát triển công nghiệp của Tỉnh và thực hiện hiệu quả các chính sách, quy định của quốc gia và tỉnh về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương hiện nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)