1.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng
Số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động, được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ. Nó cịn thể hiện tốc độ tăng nguồn nhân lực hàng năm.
Đối với các KCN, có một số ngành nghề cần nhiều về số lượng lao động như dệt may, sản xuất chế biến thực phẩm,... Phát triển NNL về mặt số lượng cho các KCN là phấn đấu đảm bảo đủ số lượng lao động kỹ thuật, có tay nghề phù hợp với trình độ, có kiến thức khoa học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đây cũng là một mâu thuẫn cần các KCN giải quyết, bởi NNL có tay nghề phù hợp đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Vì vậy, để phát triển đủ số lượng cơng nhân kỹ thuật cũng như đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có tay nghề vững vàng, vừa biết chiều rộng vừa hiểu chiều sâu đối với các KCN là vấn đề vô cùng phức tạp.
1.2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất của NNL, được biểu hiện thơng qua các tiêu chí: sức khỏe, trình độ chuyên mơn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của NNL. Chất lượng NNL do trình độ phát triển kinh tế xã hội và chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Chính Phủ quyết định.
Phát triển NNL về mặt chất bao gồm các nội dung phát triển về trí lực, thể lực và tâm lực:
Thứ nhất, phát triển trí lực. Trí lực là năng lực của trí tuệ quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Phát triển trí lực là q trình nâng cao trình độ dân trí, trình độ chun mơn nghiệp vụ, sức sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động trong hoạt động thực tiễn. Quá trình này chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục đào tạo giữ vai trị quyết định. Do đó, ngày nay cùng với việc coi con người là nguồn lực quan trọng nhất thì giáo dục đào tạo cũng được các quốc gia đặt ở vị trí số một trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các quốc gia như Việt Nam - có lợi thế về nguồn lực con người, trong khi nguồn lực vật chất và tài chính cịn hạn hẹp thì phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu bên cạnh sự phát triển KH & CN.
Nâng cao trí lực bao gồm nâng cao trình độ văn hóa, quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ, đây là bộ phận quyết định chất lượng NNL. Các nước phát triển đang đi đầu về nâng cao trí lực, thể hiện thơng qua việc có phần lớn các phát minh công nghệ đều xuất phát từ các nước này. Như vậy, cách tốt nhất cho các nước đang phát triển muốn cơng nghiệp hóa thành cơng thì phải tìm cách nâng cao trí lực, tiếp cận tri thức, hay nói cách khác là phải có chiến lược phát triển giáo dục đào tạo hợp lý. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của con người. Sau đó họ mới có khả năng tham gia vào các chương trình đào tạo về quản lý, chuyên mơn nghiệp vụ, có khả năng lao động có kỹ thuật, sáng tạo trong các ngành cơng nghiệp.
Thứ hai, nâng cao thể lực. Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường hoặc có thể đáp ứng được những địi hỏi vè sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng đóng vai trị quyết định trong sự phát triển NNL, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể được phát huy được lợi thế trên nền thể lực khỏe mạnh. Chăm sóc sức khỏe là một
nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng NNL, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.
Phát triển thể lực là gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và độ dẻo dai của thần kinh, cơ bắp. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống nịi, mơi trường, điều kiện làm việc, thu nhập, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,... Do đó, ngồi yếu tố giống nịi thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này chỉ có thể được cải thiện trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Thân thể có cường tráng thì tinh thần mới sảng khối, mới có thể tiếp thu kiến thức văn hóa, chuyên mơn nghiệp vụ tốt và lao động có hiệu quả. Bởi vậy, phải làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. Đây là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển đất nước.
Thứ ba, phát triển tâm lực. Tâm lực hay còn gọi là phẩm chất tâm lý xã hội, chính là tác phong, tinh thần, ý thức trong lao động: có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo, năng động trong cơng việc, có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.
Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngồi trí lực và thể lực cịn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Phát triển nhân cách đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, phát triển NNL ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao sức khỏe cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, thì cần coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người.