Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp bất động sản tại các Toà án trên

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 66)

28 Trần Vãn Hà (2007), Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Ha Nội, Hà Nội.

2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thế chấp bất động sản tại các Toà án trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay việc thực hiện thế chấp BĐS để bảo đảm tiền vay trong các họp đồng tín dụng đang chiếm một tỉ lệ lớn. cỏ thể nói pháp luật trong những năm gần đây đã có

sự thay đổi và điều chỉnh theo hướng thơng thoáng và tạo điều kiện thuận lợi, chủ

động hơn cho bên nhận thế chấp trong việc xử lý TSTC là BĐS để thu hồi nợ. Tuy nhiên, quá trình xử lý TSTC vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trình tự, thủ tục xử

lý phức tạp, kéo dài, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ đọng của các chủ thể nhận thế chấp nói chung và các TCTD nói

riêng ngày càng lớn.

Thơng thường sau khi TCTD áp dụng đủ các biện pháp thu hôi nợ như đôn đôc trả nợ, yêu cầu khách hàng vay vốn hoặc bên bảo đảm bàn giao tài sán thế chấp hoặc bán

tài sản đó để trả nợ cho TCTD... mà khách hàng vay vốn, bên bảo đảm bất họp tác,

TCTD buộc phải khởi kiện ra Tòa án. Việc khởi kiện khách hàng vay vốn hoặc bên

bảo đảm cho khoản vay ra tòa án để thu hồi nợ là việc cực chẳng đã của các TCTD,

bởi trong trường họp này TCTD sẽ mất thời gian, tốn chi phí cho việc tham gia tố tụng tại tịa mà việc khởi kiện thu hồi nợ của các TCTD cũng gặp rất nhiều khó khăn,

vướng mắc...

Thứ nhất, Tịa án không thụ lý đơn khởi kiện với lý do các TCTD chua áp

dụng các biện pháp thu hồi nợ khác hoặc chua yêu cầu bên thế chấp bàn giao tài

sản.

Thực tiễn cho thấy các Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhừng quan điểm khác nhau trong việc xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án của Tịa án. Theo

đó, có Tịa án tôn trọng việc thỏa thuận của các bên được thỏa thuận trong các hợp

đồng tín dụng, họp đồng tài chính, tạo điều kiện cho TCTD tập trung xử lý các vụ việc thuận lợi, chấp nhận nội dung thỏa thuận chọn Tịa án nơi có trụ sở hoạt động của TCTD, Chi nhánh, Phòng giao dịch của TCTD. Tuy nhiên, cũng có nhiều Tịa án khơng chấp nhận mà cho rằng phải là Tịa án nơi có TSTC hoặc nơi thường trú của bị

đơn.

Một số trường hợp cho thấy Tịa án cũng khơng đồng ý thụ lý Đơn khởi kiện của TCTD trong trường họp TCTD chưa áp dụng các biện pháp thu hồi nợ khác hoặc

chưa yêu cầu bên thế chấp phải bàn giao tài sàn. Tòa án yêu cầu TCTD phải bồ sung tài liệu chứng cứ là Biên bản làm việc ghi nhận việc khách hàng không đồng ý bàn

giao TSTC. Tuy nhiên, trường hợp bên thế chấp, khách hàng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, TCTD không thể liên hệ thi không thể bổ sung tài liệu chứng cứ được cho Tòa án.

Trường họp Tòa án đã thụ lý vụ án rồi tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án Tịa án khơng tống đạt được cho khách hàng, bị đơn và người liên quan đến vụ việc.

Do bên bị khởi kiện, họ cơ tình trơn tránh, khơng hợp tác... Tòa án lại phải ra quyêt

định trả lại đơn khởi kiện cho TCTD, hoặc đình chỉ vụ án vì cho rằng chưa đủ điều

kiện khởi kiện. Trong khi đó, mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan đã được

thỏa thuận rất chi tiết, cụ thể trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài chính và các văn

bản thỏa thuận khác. Không những thế, TSTC vẫn tồn tại trên thực tế nhưng Tòa án vẫn trả đơn khởi kiện, đình chỉ vụ án vì các lý do không triệu tập được bị đơn, khách

hàng, người liên quan. Đây là yếu tố chủ yếu gây ra tình trạng trì trệ đối với quá trình tố tụng khi TCTD đi khởi kiện khách hàng, bên thế chấp.

Thứ hai, việc xử án liên quan đến tranh chấp HĐTC thường kéo dài và tốn nhiều chi phí

Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tịa án, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (người bảo lẩnlĩ...) thường cố tình gây khó khăn cho Tịa án trong

việc giải quyết vụ án (khơng có mặt tại Tòa án theo Giấy triệu tập, bỏ trốn khỏi nơi cư

trú, không ký nhận các văn bản tố tụng do Tòa án ban hành...).

Sự bất hợp tác của người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong

trường họp này sẽ làm cho việc giải quyết vụ án của Tòa án bị kéo dài. Ngồi ra,

người bị kiện cịn ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng với mục đích kéo dài thời hạn giài quyết vụ án càng lâu càng tốt (đề nghị thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, tiến hành

trưng cầu giám định tài liệu...). Đối với những vụ án phức tạp có nhiều người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phiên tịa xét xử bị hỗn nhiều lần là điều khó tránh khỏi, gây bức xúc mệt mỏi cho TCTD trong việc tham gia tố tụng. Có trường hợp bên

vay hoặc chủ tài sản thế chấp có sự am hiểu pháp luật hoặc được tư vấn pháp luật cịn có cách kéo dài thời gian tinh vi hơn.

Bên cạnh nguyên nhân do sự bất họp tác của khách hàng vay thi việc xét xử cịn

có thể phải qua rất nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, có khi lại giám đốc thẩm đế xử lại từ sơ thẩm... ngân hàng mới nhận được một bản án, quyết định có hiệu lực

làm căn cứ yêu câu thi hành án xử lý tài sản bảo đảm. Mà khơng cỏ gì bảo đảm chãc chắn ngân hàng thắng kiện để có thể xử lý tài sàn.

Ví dụ: Quyết định giám đốc thấm số 03/2019/GĐT-KDTM của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng. Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng, hủy hợp đồng thế chấp

quyền sừ dụng đất, trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

Tranh chấp họp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại cổ phần Đ, chi nhánh K và ông Nguyễn H - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân G, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Huy N, bà Lâm Thị D.

Tịa án nhân dân cấp sơ thẩm là Tồ án nhân dân thành phố Ban Ma Thuột: Chấp

nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần Đ-Chi nhánh K, đơn đề ngày

20 tháng 7 năm 2015. Sau bản án sơ thẩm, Ngân hàng TMCP Đ, bà Lâm Thị D kháng

cáo. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm là Toà án nhân dân tỉnh Đăk Lăk: Hủy toàn bộ

bàn án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2015/KDTM-ST ngày 17/9/2015 của

Tòa án nhân dân thành phố Ban Ma Thuột; Chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm để giải

quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật.

Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, quyết định:

- Đình chỉ một phần đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Đ. Chấp nhận đơn khởi kiện về việc: “Tranh chấp họp đồng tín dụng” của Ngân hàng TMCP Đ, đơn đề ngày 20/7/2015.

- Không chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Trần Huy N và bà Lâm Thị D về việc “huỷ họp đồng thế chấp quyền sừ dụng đất số 01/2014/HĐ ngày 20/6/2014 giữa

ông Trần Huy N và bà Lâm Thị D với Ngân hàng TMCP Đ, Chi nhánh K, yêu cầu trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ơng N, D kháng cáo tồn bộ bản án

kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm: Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông N, bà

D. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Sau bản án phúc thâm, ông N, bà D có đơn đê nghị kháng nghị theo thủ tục giám

đốc thấm hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thấm và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm nêu trên để giải quyết lại vì cả hai bản án này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ơng/bà. Tịa án nhân dân cấp giám đốc thẩm: không

chấp nhận quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nằng, tiếp tục hiệu lực bản án phúc thẩm đã tuyên.

Mặt khác, có những vụ án liên quan đến việc mua bán nợ giữa TCTD với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). VAMC mua nợ và

được kế thừa quyền chủ nợ từ TCTD, tuy nhiên, VAMC không phải là đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của tổ chức kinh tế.

Điều này gây khó khăn cho VAMC và các TCTD khi khách hàng, bên bảo đảm muốn

bổ sung, thay thế TSBĐ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều Tịa án, cơ quan thi hành án cịn lúng túng và có

cách xử lý khác nhau khi xác định tư cách tham gia tố tụng, thi hành án của VAMC. Thậm chí, có trường hợp các cơ quan nói trên khơng chấp nhận cho VAMC kế thừa

quá trinh tố tụng, thi hành án của TCTD mà yêu cầu VAMC nộp lại Đơn khởi kiện, Đơn yêu cầu thi hành án, xử lý vụ việc lại từ đầu, gây tốn kém thời gian, chi phí.

Cơ chế ủy quyền giữa VAMC và TCTD là cơ chế đặc thù được quy định cụ thể

trong Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thông tư 19/2013/TT-NHNN và không trái với quy định của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, do hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, sai khác trong cách hiếư và thực thi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên việc ủy quyền pháp nhân cho pháp nhân giữa VAMC và các TCTD lại là nguyên nhân làm phức tạp thêm các thủ tục, quy trình xử lý nợ xấu, đặc biệt tại các giai đoạn tố tụng tại Tòa án và thi hành án. Nhiều Tòa án, cơ quan thi hành án không chấp nhận

các Họp đồng ủy quyền của VAMC, buộc VAMC phải lựa chọn phương thức ủy quyền cho cá nhân cán bộ của TCTD để tham gia tố tụng tại Tòa án, mặc dù phương thức này chưa đựng nhiều rủi ro do các cá nhân này khơng có ràng buộc với VAMC.

Thêm vào đó, mặc dù Hợp đông ủy quyên ghi rõ TCTD được VAMC úy quyên ký

Đơn khởi kiện, Đơn yêu cầu thi hành án và các văn bản có liên quan khác, tuy nhiên,

một số Tòa án, cơ quan Thi hành án khơng chấp nhận hình thức này và u cầu

VAMC ký Đơn khởi kiện, Đơn yêu cầu thi hành án, khiến cho việc xử lý nợ qua

VAMC bằng biện pháp tố tụng, thi hành án phức tạp và kéo dài hơn.

Ngồi ra cịn có các trường họp như: khi vụ việc đưa ra tố tụng thì bị đình chỉ do

khách hàng khơng có nơi cư trú ốn định, cố tình trốn tránh, khơng họp tác; TSBĐ bị

kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác; tranh chấp kéo dài liên quan đến hộ gia đình sử

dụng đất; tranh chấp liên quan đến việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của bên thứ ba...Trong nhiều vụ việc, Tịa án giải quyết tranh chấp khơng được thơng báo về nội dung mua bán này. Hoặc có trường họp, TCTD sau khi bán nợ cho VAMC vẫn nộp

đơn khởi kiện, tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến cơng tác xét xử của Tịa án, dẫn đến có vụ án phái hủy để giải quyết lại vì xác định khơng đúng tư cách đương sự, do

đó mất rất nhiều thời gian và chi phí để xử lý được TSTC của những trường họp này.

Ví dụ: Bản án số 1/2019/KDTM-PT ngày 11/03/2019 về tranh chấp Họp đồng tín

dụng do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2018/DS-ST ngày 06/09/2018 của Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Đăk Lăk bị kháng cáo giữa Nguyên đơn là Công

ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng V (VAMC). Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Sàn xuất và Thương mại Th, (Công ty TNHH MTV sx & TM Th) có địa chỉ tại thành phố Ban Ma Thuột tỉnh Đăk Lắk.

Ngày 17/9/2011, Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Th và Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V (Agribank) (Ngân hàng) đã ký kết Hợp đồng

tín dụng số 1122TN/HĐTD. Theo Hợp đồng tín dụng, Cơng ty đã vay của Ngân hàng

số tiền là: 800.000.000 đồng; mục đích vay vốn: Chi phí vốn lưu động để sản xuất vài

không dệt; thời hạn vay là 12 tháng.

Đê đảm bảo cho khoản tiên vay của Công ty tại Ngân hàng, bên thứ bà là ông Nguyễn Văn K và các con ông K là chị Nguyễn Thị B; anh Nguyền Văn H2; chị Nguyễn Thị G và Ngân hàng đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản số 112215.N/HĐTC ngày 19/9/2011 .Tài sản thế chấp là ỌSDĐ mang tên ông Nguyền Văn K và bà Nguyễn Thị Tl.

Ngày 12/8/2015, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V đã bán

khoản nợ của Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Th cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tố chức tín dụng V (VAMC) theo Họp đồng mua bán nợ

số 13290/2015/MBN. VAMC1 - AGRIB ANK. Kể từ ngày 12/8/2015, VAMC sẽ kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn V đối với khoản vay của khách hàng Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Th.

Ngày 03/11/2016, VAMC có đơn khởi kiện u cầu Cơng ty phải trả tiền cho VAMC toàn bộ tiền gốc và tiền lãi. Trong trường họp Công ty TNHH MTV Sản xuất

và Thương mại Th không trả được tiền cho VAMC thì VAMC đề nghị xử lý tài sản

thế chấp của bên thứ ba để thu hồi nợ.

Ngày 14/5/2018, Tịa án nhân dân huyện V đã có quyết định số 09/TB về việc thay đồi địa vị tố tụng trong đó VAMC được xác định là Nguyên đơn, Ngân hàng được xác định là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Trong quá trình giải quyết vụ án Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại

Th do bà Trần Thị Bích Thảo là Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty đă đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng về khoản tiền gốc và tiền lãi.

Tuy nhiên, Bà Thl và ông Nguyễn Văn K đều không đồng ý về việc Ngân hàng

đề nghị kê biên phát mại tài sản thế chấp là nhà và đất của hộ gia đình ơng Kinh.

Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn và buộc bị đơn

là Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Th phải trả toàn bộ tiền gốc và tiền

lãi cho Ngân hàng; Giữ nguyên các Họp đồng được ký kết giữa Ngân hàng với Công

ty TNHH MTV Sản xuât và Thương mại Th và giữa Ngân hàng với bên thứ ba tham gia thế chấp tài sàn bảo đảm để đảm bảo cho việc thi hành án.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông K kháng cáo không đồng với bản án sơ thẩm đã xử vì lý do Họp đồng thế chấp tài sản đã vô hiệu do ông K đã bị lừa dối khi ký kết Họp

đồng thế chấp tài sản với Ngân hàng; Họp đồng tín dụng giữa Cơng ty và Ngân hàng đã vi phạm pháp luật vì Ngân hàng đã giải ngân cho Công ty là không đứng các quy

định của Luật các tổ chức tín dụng. Trong quá trinh giải quyết vụ án, Ngân hàng đã

rút đơn khởi kiện nhưng Tịa án khơng ban hành quyết định đình chỉ vụ án là khơng đúng; cùng 1 thời điểm nhưng vụ án có 2 Ngun đơn là khơng đúng

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã có Quyết định kháng nghị đề nghị sửa

bản án sơ thẩm vì lý do bản án sơ thẩm đã có những sai sót cụ thể như: Bản án đã quyết định giữ nguyên các Họp đồng được ký kết giữa các bên là không đúng; không

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)