Hoàn thiện các quy định về thủ tục rút gọn khi xử lý tài sản thế chấp là bất

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89 - 91)

33 Phạm Văn Tuyết (2010), Hoàn thiện phápluật về giao dịch bảo đảm, Đe tài khoa học cấp trường, Truông Đại học Luật, Hà Nội.

3.2.2.Hoàn thiện các quy định về thủ tục rút gọn khi xử lý tài sản thế chấp là bất

động sản tại Tồ án

Pháp luật cần có những quy định về thủ tục giản lược khi xử lý TSTC, cụ thể: Tòa

án ra Quyết định giao tài sản của bên thế chấp cho bên nhận thế chấp mà không cần

phải tiến hành đưa vụ án ra xét xử nếu bên nhận thế chấp có thể cung cấp được các tài

liệu chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình: (i) Họp đồng thế chấp có hiệu lực về hình thức và nội dung; (ii) Việc thế chấp đuọc đăng ký giao dịch bảo

đảm theo đúng quy định của pháp luật (iii) Chứng cứ chứng minh khách hàng/bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ; (iv) Tài liệu chứng cứ về việc bên nhận thế chấp đã yêu cầu bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ hoặc bàn giao tài sản nhưng bên thế chấp vẫn khơng

thực hiện.• •

về bản chất khi các bên ký Họp đồng thế chấp đã có những điều kiện, điều khoản thỏa thuận về việc nếu bên thế chấp/khách hàng vi phạm bất kỳ thỏa thuận nào trong HĐTC thì bên nhận thế chấp cỏ quyền xử lý TSTC. Việc xử lý TSTC bao gồm nhưng

không giới hạn các quyền như: thư giữ tài sàn, yêu cầu bên thế chấp giao tài sản, bán đấu giá tài sàn....hoàn toàn phù hợp với tinh thần của BLDS là tơn trọng sự thỏa

thuận và thống nhất ý chí của các bên chú thể tham gia quan hệ dân sự Hơn nữa, việc thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đàm theo đúng quy định, thi bên nhận thế

chấp luôn là bên được ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ của tài sản.

Theo đó, điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn là những căn cứ mà BLTTDS

quy định cần và đủ để có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 317 BLTTDS năm 2015 thì thủ tục tố tụng rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhât: Vụ án có tình tiêt đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đuơng sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ đề giài quyết vụ án và

Tịa án khơng phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

Thứ hai: Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

Thứ ba: Không có đương sự cư trú ở nước ngồi, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường họp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam cỏ thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ

về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

BLTTDS năm 2015 không quy định một phần riêng về vấn đề thụ lý đơn yêu cầu

giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng rút gọn. Như vậy, thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn được thực hiện theo quy định chung của

BLTTDS năm 2015 (tức là các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo thủ

tục tố tụng thông thường).

Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng kèm theo, nếu vụ án thuộc thẩm

quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết về việc phải đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm phán phải thông báo bằng vãn

bản cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, cho Viện kiếm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Nội dung của thông báo thụ lý

phải có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 196 BLTTDS năm 2015 và phải ghi rõ trong thông báo là vụ án được thụ lý theo thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, việc xác định các tiêu chỉ trên để một vụ án được giải quyết theo thủ

tục rút gọn còn khá mơ hồ như: “tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rồ ràng, khơng

có đương sự cư trú ở nước ngồi... ”. Trong vụ việc TCTD khởi kiện yêu cầu xử lý

TSTC, việc bên thê châp bỏ trôn khởi nơi cứ trú mà không thông báo cho bên thê chấp thường xuyên diễn ra. TCTD căn cứ vảo các tài liệu mà bên thế chấp đã cung cấp như hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú để tiến hành khởi kiện theo nơi cư trú cuối cùng, TCTD cũng khơng có chức năng xác minh nơi cư trú của khách hàng, do vậy việc xác định khách hàng có ở nước ngồi hay khơng tại thời điểm nộp đơn khởi

kiện là một điều không tưởng đối với các TCTD. Vì vậy có thể khẳng định một điều rằng, quan hệ thế chấp tài sản sẽ không đuọc giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTDS năm 2015. Với quy định pháp luật hiện hành, có thể nói các đương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự chây ì, cố tình trốn tránh, liên tục thay đổi nơi cư trú, sẽ khiến việc xét xử trở lên rất khó khăn, TCTD khó có thể thu hồi nợ.

Từ những lý do như trên, việc căn cứ theo các điều khoản của HĐTC, các tài liệu chứng cứ chứng minh bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ và bên nhận thế chấp đã

yêu cầu bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ của mình mà vẫn khơng thực hiện thì bên nhận thế chấp có quyền u cầu Tịa án ra phán quyết giao TSTC cho bên nhận thế chấp xử lý mà không cần thực hiện thủ tục xét xử.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89 - 91)