Tăng cường giám sát cơ chế xử lý tài sản của bên nhận thế chấp

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 92 - 96)

33 Phạm Văn Tuyết (2010), Hoàn thiện phápluật về giao dịch bảo đảm, Đe tài khoa học cấp trường, Truông Đại học Luật, Hà Nội.

3.3.2.Tăng cường giám sát cơ chế xử lý tài sản của bên nhận thế chấp

Đe bảo đảm thực hiện đúng đắn pháp luật về xử lý TSTC là BĐS, tất cả các hoạt động liên quan đến cấp GCNQSDĐ, ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp TSTC phải được giám sát, kiểm tra bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp ngay từ đầu và trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động này

cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Cần thiết phái thường xuyên giám sát, kiếm tra các hoạt động cấp GCNQSDĐ, ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp Hợp đồng thế chấp đối với tài sản là BĐS vì đây là

một chuỗi hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nếu bảo đảm tính đúng đắn, đáng tin cậy của hoạt động trước sẽ bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp của hoạt

động sau và cuối cùng là hạn chế, loại trừ các tranh chấp Hợp đồng thế chấp đối với tài sản là BĐS có thể xảy ra.

Việc xử lý nghiêm minh những vi phạm trong mỗi hoạt động liên quan đến xử lý

TSTC là BĐS có tác dụng bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật đối với hành vi vi

phạm, đồng thời có tác dụng răn đe, phịng ngừa những vi phạm có thể xảy ra.

Tiêu kêt Chưong 3

Thực hiện pháp luật xử lý TSTC là BĐS phụ thuộc vào các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bao gồm mức độ hoàn thiện của pháp luật xử lý TSTC là BĐS, các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật xử lý TSTC là BĐS, điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bổ trợ, cơ quan xử lý tranh chấp hợp đồng xử lý TSTC là BĐS.

Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm loại bỏ những quy định không phù họp với

thực tế để thống nhất việc áp dụng pháp luật khi xét xử các vụ án có liên quan.

KẾT LUẬN

Đăk Lăk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế

để phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển kéo theo việc xác lập các giao dịch liên quan

đến tín dụng - tiền tệ diễn ra ngày càng phổ biến. Giao dịch tín dụng vốn là một giao dịch nhạy cảm, do vậy cần có một cơ chế là TSTC cho những giao dịch đó bởi lẽ

TSTC là chỗ dựa vững chắc, thể hiện sự tin cậy của TCTD dành cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn.

TSTC và xử lý TSTC có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là BĐS trong giai đoạn hiện nay là một

yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm loại bỏ những quy định khơng phù hợp. Hồn thiện pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là BĐS khơng chi hướng tới mục tiêu có một hệ thống pháp luật cụ thể, rõ ràng, đơn giản và thuận lợi cho người dân trong quá trình

áp dụng, mà còn phải hướng tới một hệ thống pháp luật linh hoạt, dễ tiếp cận, hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế.

Pháp luật về xử lý TSTC ở Việt Nam hiện nay tuy đã có những cải thiện đáng kể so với những thời kỳ trước nhưng vẫn cịn có những điểm cần cải thiện như: hệ thống pháp luật về TSTC và xử lý TSTC cịn chồng chéo mẫu thuẫn, thiếu tính đồng bộ, chưa rõ ràng. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật cịn nhiều yếu kém, thậm chí ngay cả các cán bộ trong cơ quan TAND, VKSND, cơ quan điều tra cũng có khi nắm khơng vững các quy định của pháp luật. Yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất

đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp. Thực trạng thực thi pháp luật về xử lý TSTC tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế.

Do vậy, trong giai đoạn hiện nay cần cấp thiết thực hiện một số giải pháp nhằm

hoàn thiện hệ thống pháp luật về TSTC và xử lý TSTC, hoàn thiện pháp luật liên quan đến công khai thông tin TSTC để hạn chế những rủi ro khơng đáng có cho bên nhận

thế chấp nhằm đảm bảo tính minh bạch về tình trạng pháp lý của TSTC thì cần có cơ

chế công khai các thông tin liên quan đến TSTC, cần phải quy định rõ các đặc quyền gắn liền với TSTC là BĐS. Đó là các quyền đeo đuổi tài sản, quyền ưu tiên lấy nợ

trên tài sàn của bất kì một chủ nợ nào; Hồn thiện các quy định về thủ tục rút gọn khi xử lý tài sản thế chấp là bất động sản tại Toà án theo đó pháp luật cần có những quy định về thủ tục giản lược khi xừ lý TSTC, cụ thể: Tòa án ra Quyết định giao tài sản của bên thế chấp cho bên nhận thế chấp mà không cần phải tiến hành đưa vụ án ra xét xử nếu bên nhận thế chấp có thể cung cấp được các tài liệu chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Năng lực, trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cơ quan quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong đó có việc cấp GCNQSDĐ đúng quy định của pháp luật, chính xác, kịp thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp GCNQSDĐ và đặc biệt là cần thiết phải thường xuyên giám sát, kiểm tra các hoạt động cấp GCNQSDĐ, ký kết, thanh lý, giải quyết tranh chấp Họp đồng thế chấp đối với tài sản là BĐS.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản thế chấp là bất động sản và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 92 - 96)