Kết quả kinh doanh từ dịch vụ TTQT

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LIÊN-1906020243-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ-1 (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng dịch vụ TTQT tại Sacombank Đông Đô giai đoạn2018-2020

3.2.3. Kết quả kinh doanh từ dịch vụ TTQT

Bảng 3.4. Tình hình hoạt động TTQT tại Sacombank Đơng Đô giai đoạn 2018-2020 Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tăng trưởng 2019/2018 Tăng trưởng 2020/2019 +/- % +/- % Số lượng giao dịch 4.215 4.902 4.066 687 16.30 (836) (17,05) Chuyển tiền 3.899 4.565 3.579 666 17,08 (986) (21,6) Nhờ thu 29 42 77 13 44,83 35 83,33 Tín dụng chứng từ 287 295 410 8 2,79 115 38,98 Doanh số (triệu USD) 220,01 239,48 192,75 19,47 8,85 (46,73) (19,51) Chuyển tiền 192,02 212,53 159,10 20,51 10,68 (53,43) (25,14) Nhờ Thu 0,72 1,42 3,24 0,70 97,22 1,82 128,17 Tín dụng chứng từ 27,27 25,53 30,41 (1,74) (6,38) 4,88 19,12

Giá trị xuất nhập khẩu (triệu USD)

-Xuất khẩu 86,27 94,58 68,14 8,31 9,63 (26,44) (27,96)

-Nhập khẩu 133,74 144,90 124,61 11,16 8,34 (20,29) (14)

Phí (tỷ VND) 7,31 7,10 7,52 (0,21) (2,87) 0,42 5,92

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020

Nhìn chung, các chỉ tiêu có sự tăng trưởng từ năm 2018 tới 2019. Sang tới 2020, các số liệu về doanh số, số lượng giao dịch hay giá trị xuất nhập khẩu giảm nhẹ. Giá trị xuất nhập khẩu đang trên đà tăng trưởng, sụt giảm vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hoạt động TTQT thời gian đầu công bố dịch bệnh dường như chững lại, nhu cầu TTQT giảm mạnh, việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới gặp nhiều biến động dẫn đến các doanh nghiệp dè chừng trong thanh toán. Năm 2019, giá trị xuất nhập khẩu qua Sacombank Đông Đô tăng 19,47 triệu USD (tương đương 8,85%) so với năm 2018. Giá trị này giảm 46,73 triệu USD (tương

đương 19,51%) vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có tỷ lệ tăng trưởng ít hơn kim ngạch nhập khẩu vào năm 2019, nhưng lại giảm mạnh hơn vào năm 2020.

Thu nhập từ phí dịch vụ TTQT năm 2019 giảm 0,21 tỷ VND so với năm 2018 dù số lượng và doanh số có tăng, nguyên nhân là do thực hiện chính sách thu hút khách hàng, Sacombank Đơng Đơ đã áp dụng nhiều ưu đãi về phí để khách hàng tập trung giao dịch tại NH hơn. Đến năm 2020, nguồn thu này tăng 0,42 tỷ đồng, tương ứng tăng 5,92% do tăng thu từ phương thức thanh tốn có mức phí cao hơn như nhờ thu và tín dụng chứng từ. Cụ thể được biểu hiện rõ qua cơ cấu phương thức thanh tốn của Sacombank Đơng Đơ sau đây.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu doanh số TTQT tại Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: triệu USD Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sacombank Đông Đô giai đoạn 2018-2020

Chuyển tiền là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số TTQT của Sacombank Đông Đô, đạt trên 80% tổng doanh số TTQT hàng năm. Doanh số chuyển tiền năm 2019 tăng trưởng so với năm 2018 rồi sụt giảm vào năm 2020 kéo theo diễn biến tương tự với doanh số TTQT nói chung của chi nhánh. Doanh số nhờ thu có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2019, doanh số nhờ thu đạt 1,42 triệu USD, tăng 0,70 triệu USD (tương đương 97,22%) so với năm 2018.

0 50 100 150 200 250 2018 2019 2020 192,02 212,53 159,10 0,72 1,42 3,24 27,27 25,53 30,41 Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền

Phương thức này tiếp tục đạt sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ vào năm 2020, cao hơn 1,82 triệu USD so với năm 2019 (tương đương mức gia tăng 128,17%). Doanh số tín dụng chứng từ ghi nhận sự sụt giảm nhẹ vào năm 2019, cụ thể, giảm 1,74 triệu USD (tương đương 6,38%) so với năm 2018, tuy nhiên đã tăng trưởng trở lại vào năm 2020 với 4,88 triệu USD chênh lệch (tăng 19,12%). Như vậy có thể thấy, doanh số phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh số TTQT tại chi nhánh, do vậy, việc tăng giảm doanh số của phương thức này có tác động rõ rệt tới tổng doanh số TTQT.

Số lượng giao dịch TTQT tại chi nhánh cũng phản ánh nội dung trên. Lượng giao dịch chuyển tiền chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với lượng giao dịch nhờ thu và tín dụng chứng từ. Số lượng giao dịch chuyển tiền tăng – giảm qua các năm cũng là con số lớn, tác động cùng chiều tới tổng lượng giao dịch TTQT. Số giao dịch chuyển tiền tăng 17,08% từ năm 2018 tới 2019, và giảm 21,60% vào năm 2020 với số lượng lớn là 986 giao dịch. Giao dịch nhờ thu và tín dụng chứng từ đều tăng trưởng qua các năm, đặc biệt tới 2020, số lượng giao dịch hai phương thức này tăng mạnh. Nếu như năm 2019, lượng giao dịch nhờ thu tăng 13 giao dịch (tương đương 44,83%) và tín dụng chứng từ tăng 8 giao dịch (tương đương 2,79%) so với năm 2018 thì tới 2020, nhờ thu tăng 35 giao dịch (tương đương mức tăng trưởng 83,33%) và tín dụng chứng từ tăng 115 giao dịch (tăng 38,98%) so với năm trước đó. Rõ ràng, trong tình hình phát triển dịch vụ NH nói chung, TTQT nói riêng, lượng giao dịch của khách hàng có sự gia tăng, tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trước tâm lý lo ngại về vấn đề kiểm sốt dịch bệnh tồn cầu, khách hàng có xu hướng chuyển đổi phương thức TTQT, sử dụng nhiều hơn với nhờ thu và tín dụng chứng từ - phương thức mà có sự tham gia của NH trong khâu kiểm tra chứng từ, gửi chứng từ và theo dõi tiến độ thanh tốn, đảm bảo độ an tồn hơn trong giao dịch cho khách hàng với đối tác nước ngoài.

Dựa trên các số liệu tổng hợp trên, có thể thấy, tại Sacombank Đơng Đơ, nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện nhiều nhất, có sự cách biệt lớn với nhờ thu và tín dụng chứng từ. Do đây là phương thức thanh tốn đơn giản, nhanh gọn và chi phí thấp nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của nền kinh

tế, khi các doanh nghiệp ngày càng mở rộng số lượng và quy mô giao dịch, sự hiểu biết về xuất nhập khẩu và thủ tục ngân hàng ngày càng được nâng cao, các phương thức mang tính ưu việt, an tồn hơn như tín dụng chứng từ sẽ ngày càng được lựa chọn thực hiện nhiều hơn. Đây cũng là hướng tiếp thị mà Sacombank Đông Đơ chú trọng, do có thể phát triển đa dạng sản phẩm từ nghiệp vụ này, đồng thời tăng thu từ phí thanh tốn L/C.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THỊ LIÊN-1906020243-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ-1 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)