1.3. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế
1.3.3.4. Các hình thức thực hiện giao dịch thanh tốn quốc tế tại NHTM
- Giao dịch tại quầy: khách hàng tới trực tiếp điểm giao dịch của các NHTM,
cung cấp chứng từ phù hợp với yêu cầu quy định của NH và làm thủ tục thanh toán quốc tế. Nhân viên ngân hàng tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và xử lý theo quy trình của mỗi ngân hàng.
- Giao dịch điện tử:
Thulani và Chitura (2009) đã định nghĩa, ngân hàng điện tử là dịch vụ phục vụ cho phép khách hàng của ngân hàng truy cập vào tài khoản của họ tiếp nhận thông tin mới nhất về ngân hàng, sản phẩm và dịch vụ, thực hiện tất cả cá giao dịch tài chính bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu thông qua việc sử dụng trang web của ngân hàng. Ngân hàng điện tử là dịch vụ tự phục vụ giúp loại bỏ các hạn chế về thời gian và không gian trong việc thực hiện các hoạt động ngân hàng và đảm bảo sự thoải mái và sẵn có cho khách hàng (Hu & Liao, 2011; Aderonke, 2010).
Như vậy, thông qua thiết bị điện tử có kết nối mạng (điện thoại, máy tính, TV, …), khách hàng có thể truy cập và tài khoản của mình, thực hiện giao dịch thanh tốn quốc tế. Do giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới vấn đề quản lý ngoại hối, mua bán tiền tệ và kiểm sốt mục đích chuyển tiền, do vậy, việc giao dịch điện tử bản chất là thay đổi cách thức truyền tải hồ sơ của khách hàng đến với ngân hàng. Khách hàng vẫn cần điền thông tin đề nghị chuyển tiền/đề nghị mở L/C, …trên giao diện điện tử của ngân hàng, đồng thời scan và tải lên chương trình các chứng từ theo quy định, sau đó thực hiện xác nhận giao dịch. Tiếp theo, ngân hàng sẽ kiểm tra hồ sơ được truyền tải trên hệ thống, duyệt giao dịch, hoặc trả về yêu cầu chỉnh sửa thông tin, hoặc từ chối giao dịch.