1.2. Quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để nghiên cứu khái niệm QLNN FDI thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm: quản lý và QLNN. Trong đó:
* Khái niệm quản lý
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa khác nhau về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là: “Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào cịn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu”[15].
* Khái niệm QLNN
Thuật ngữ “Quản lý Nhà nước”, theo Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước”: thì “QLNN là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước có tính chất cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước”[16].
Như vậy, hoạt động QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. QLNN được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
QLNN được đề cập trong đề tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Từ sự phân tích trên về QLNN nêu trên, có thể rút ra đặc điểm của QLNN như sau: - QLNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước, QLNN được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”
- QLNN mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức là việc thiếp lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện q trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh là Nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt sự cân bằng trong xã hội.
- QLNN mang tính khoa học, tính kế hoạch. Tức là các hoạt động quản lý phải theo. một chương trình nhất quán, cụ thể và theo kế hoạch được vạch từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
- QLNN là những tác động mang tính liên tục, ổn định. Các hoạt động QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của Nhà nước phải có tính ổn định, khơng được thay đổi quá nhanh .
* Khái niệm QLNN FDI
Trên cơ sở phân tích các khái niệm quản lý, QLNN chúng ta có thể đưa ra định nghĩa QLNN về thu hút FDI như sau:
“QLNN FDI là sự tác động của cơ quan QLNN có chức năng và thẩm quyền nhất định tới lĩnh vực thu hút FDI nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trong lĩnh vực này và hướng tới thực hiện các mục tiêu của QLNN về kinh tế của đất nước”[14].
QLNN đối với thu hút FDI là bộ phận QLNN về kinh tế. Vì vậy, nó chịu sự tác động và chi phối của cơ chế quản lý và phương pháp quản lý. QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở nhiều cấp, tuỳ thuộc hệ thống quản lý ở mỗi nước. Ở Việt Nam, QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở cấp Trung ương và cấp địa phương. QLNN về thu hút FDI ở cấp Trung ương, được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Ở cấp địa phương, về lý thuyết, QLNN về thu hút FDI được thực hiện ở cấp tỉnh, huyện, xã. Trên thực tể, QLNN về thu hút FDI được thực hiện chủ yếu ở cấp tỉnh và ở chừng mực nào đó, được thực hiện ở cấp huyện. Điều đó tùy thuộc mức độ phân cấp quản lý ở mỗi quốc gia.
Chủ thể QLNN ở mỗi cấp được xác định theo phân cấp QLNN về thu hút FDI. Ở cấp Trung ương, chủ thể QLNN về thu hút FDI là Quốc hội (cơ quan lập pháp), Chính phủ (cơ quan hành pháp ở Trung ương) với các bộ, chức năng và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng QLNN về thu hút FDI. Cơ quan chức năng của Chính phủ thực hiện các chức năng QLNN của Chính phủ về thu hút FDI gồm các Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Cơng an,…Ở địa phương, chủ thể QLNN về thu hút FDI bao gồm HĐND các cấp, UBND các cấp, cơ quan tư pháp các cấp ở địa phương.