1.2. Quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cấp tỉnh
1.2.2. Sự cần thiết và chức năng quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhà nước cần thiết phải quản lý đối với hoạt động FDI thể hiện ở những nội dung cơ bản như sau:
Một là, vì trong tổng vốn đầu tư phát triển của đất nước nguồn vốn FDI là một nguồn rất quan trọng. Khi nhà nước tiến hành quản lý tổng nguồn vốn đầu tư trên
tồn lãnh thổ nước mình thì cũng đồng thời phải quản lý vốn FDI, hướng nguồn vốn thu được này phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu hút FDI cũng là việc thực hiện chức năng hành chính nhà nước trong đó các cơ quan hành chính nhà nước bằng những biện pháp, cơng cụ tác động lên hoạt động thu hút FDI nhằm giải quyết có hiệu lực hiệu quả những mục tiêu nhiệm vụ kinh tế đối ngoại theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Hai là, hoạt động thu hút FDI có vai trị rất quan trọng đối với nền KT-XH.
FDI đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, do đó Nhà nước cần có những biện pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ những mục tiêu phát triển mà nhà nước đã đề ra. Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý thu hút FDI để qua đó phát huy được các tác động tích cực của nó đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra đối với nền kinh tế. Thành phần kinh tế này cũng chịu sự quản lý của nhà nước giống như các thành phần kinh tế khác, việc phụ thuộc hay không của kinh tế trong nước đối với FDI sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh tế này.
Ba là, nhà nước phải tiến hành hoạt động quản lý đối với thu hút FDI nhằm
hạn chế những tác hại có thể gây ra đối với chủ quyền quốc gia khi nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư trênh lãnh thổ quốc gia đó. Ngồi những tác động tích cực, FDI cịn có mặt trái của nó là tạo ra những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của nước nhận đầu tư, qua đó làm tăng sự phụ thuộc của kinh tế trong nước và thậm chí là ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Khi thu hút FDI, một trong những mối lo ngại lớn của các quốc gia là vấn đề xâm phạm chủ quyền dưới dạng FDI của các cơng ty xun quốc gia. Các cơng ty này có thể can thiệp bất lợi vào nền chính trị của nước sở tại thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ ngăn chặn và chống phá những âm mưu xâm hại tới chủ quyền này là một trong những công việc thường xuyên liên tục của nước sở tại. Nhà nước ta phải tăng cường khả năng quản lý của mình đối với hoạt động thu hút FDI để vừa có thể thu hút được nguồn vốn này vừa ngăn chặn được tác động tiêu cực của nó tới chủ quyền quốc gia.
Bốn là, xuất phát từ chính nhu cầu của các nhà ĐTNN cần có sự bảo đảm của nhà nước. FDI là hoạt động kinh tế có quy mơ lớn và phức tạp nên các nhà đầu tư rất cần có sự đảm bảo của nhà nước tiếp nhận đầu tư về vốn, về môi trường đầu tư ổn định, tích cực và vững chắc. Hơn nữa, các nhà ĐTNN cũng muốn nhận được sự bảo
đảm về quyền lợi của họ trên lãnh thổ nước nhận đầu tư. Chỉ có dựa vào nhà nước thì nhà ĐTNN mới yên tâm sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư.
Năm là, hiện nay các quốc gia trên thế giới cũng đang có sự cạnh tranh gay
gắt nhằm thu hút FDI. Nếu nhà nước khơng quản lý hoạt động này thì sẽ khơng có cơ quan đồn thể nào có đủ chức năng và quyền hạn có thể đưa ra được các chính sách thu hút lượng vốn này vào trong nước và có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác. Những lý do trên đã khẳng định vai trò của QLNN đối với thu hút FDI ởmột quốc gia. Để tận dụng được nguồn vốn này nhà nước phải tạo ra được một hành lang pháp lý cho hoạt động này có thể diễn ra an tồn, hiệu quả và nhanh chóng. Trong giai đoạn hiện nay khi thế giới ngày càng có những biến đổi khơng ngừng, khơng thể dự đốn được và các quốc gia đang nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế thì vai trị của QLNN đối với FDI ngày càng quan trọng và cần thiết.
1.2.2.2. Chức năng quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài
QLNN về thu hút FDI cịn có những chức năng chính sau:
Chức năng định hướng: mục đích tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động FDI có tác dụng thu hút FDI và bảo đảm cho hoạt động này diễn ra một cách tự do trong khn khổ pháp luật. Tuy nhiên, FDI cịn được thu hút, định hướng tới mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả và các mục tiêu KT-XH khác của quốc gia. Chức năng định hướng thu hút FDI được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH, chiến lược, quy hoạch kế hoạch đầu tư của quốc gia, thông qua chiến lược, kế hoạch thu hút FDI của quốc gia; được thực hiện bằng các chính sách và thực lực kinh tế của Nhà nước.
Chức năng khuyến khích, thu hút FDI: Chính phủ nước nhận đầu tư thường sử dụng các cơng cụ chính sách kinh tế, địn bẩy kinh tế tác động vào lợi ích kinh tế của các nhà ĐTNN, theo đó khuyến khích họ, thu hút họ đưa vốn đầu tư vào trong nước, chuyển giao cóng nghệ sản xuất cho nước nhận đầu tư, mang lại lợi nhuận cho họ đồng thời mang lại lợi ích cho nước nhận đầu tư. Các chính sách có tác động trực tiếp khuyến khích, thu hút FDI như chính sách thuế thu nhập, quy định về chuyền lợi nhuận ra nước ngồi, chính sách đoi với sử dụng lao động, đất dai và các tải nguyên khác.
Chức năng kiểm soát hoạt động FDI: Kiểm soát hoạt động FDI là việc Nhà nước nhận đầu tư duy trì, tiến độ, quy mơ và hướng vận động của luồng vốn và công nghệ FDI được đưa vào trong nước. Cơ quan QLNN FDI có thể sử dụng các chính
sách biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để thu hút FDI hoặc hạn che FDI vào trong nước về tiến độ, quy mơ, cơ cấu,... Kiểm sốt hoạt động FDI cịn thể hiện ở việc Nhà nước nhận đầu tư sử dụng các cơng cụ chính sách, biện pháp để sàng lọc, chọn lọc công nghệ, các dự án FDI, thậm chí, sàng lọc cả các nhà ĐTNN để lựa chọn được những nhà đầu tư làm ăn nghiêm túc, có năng lực kinh doanh. Theo đó, các cơng nghệ bẩn, lạc hậu, các dự án FDI không phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của quốc gia, các dự án rửa tiền, các nhà đầu tư khơng có tín nhiệm,... bị chặn lại. Kiểm sốt hoạt động FDI cịn thể hiện ở việc ngăn chặn, đình chỉ các dự án FDI, các hoạt động FDI đã được phê duyệt, cấp phép nhưng vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết, ban đầu. Thực hiện mục tiêu kiểm sốt hoạt động FDI có tác động bảo đảm thực hiện các mục tiêu cuối cùng của QLNN về thu hút FDI (tăng trưởng và hiệu quả).
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một tỉnh
* Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách thu hút ĐTNN
Chính quyền địa phương cấp tỉnh cần căn cứ trên những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- H chung cho toàn tỉnh cũng như các chiến lược, kế hoạch thu hút đầu tư trong đó xác định rõ địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh khuyến khích hay hạn chế đầu tư để chủ đầu tư xây dựng các phương án đầu tư của mình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả. Chiến lược FDI nhằm xác định những mục tiêu cơ bản mà mỗi tỉnh cần đạt được trong thu hút FDI, khẳng định vai tròn quan trọng của FDI đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh, xác định các đối tác chiến lược, ngành và vùng cần ưu tiên. Việc xác định chiến lược FDI của tỉnh nếu đúng đắn sẽ có ý nghĩa quan trọng mở đường cho các hoạt động khác của QLNN đi đúng hướng và đạt kết quả mong muốn.
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách ĐTNN khơng thể chạy theo dự án mà cần theo quy luật cung - cầu của thị trường. Tỉnh quản lý quy hoạch nhưng cần đưa ra quy hoạch rõ ràng để các nhà ĐTNN được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, trừ những lĩnh vực cấm. Chất lượng của quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI được nâng cao hay không, phù hợp với nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều khâu xây dựng quy hoạch trong lĩnh vực này. Để xây dựng kế hoạch, quy hoạch có chất lượng, sát với tình hình thực tế, cần chú trọng công tác dự báo, cấp nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để dễ thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và xu hướng vận động của FDI dài hạn, công tác quy hoạch, kế hoạch phải được xây
dựng đồng bộ và cụ thể hoá cho từng giại đoạn. Xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình cho từng giai đoạn cụ thể với hệ thống các giải pháp tích cực có tính khả thi cao; chú ý tới các cơ chế chính sách thực sự hấp dẫn có sức cạnh tranh cao.
* Xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đây là những cơng cụ quản lý có tác động định hướng thu hút FDI trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bảo đảm cho việc thu hút FDI ổn định và vững chắc. Chiến lược thu hút FDI thực chất là một kế hoạch thu hút FDI cho một thời kì dài 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn. Chiến lược thu hút FDI quốc gia xây dựng dựa trên chiến lược đầu tư của quốc gia, chiến lược phát triển công nghệ, chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, các quy hoạch phát triển KT-XH,…Chiến lược thu hút FDI được xây dựng thống nhất, đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch nói trên, bảo đảm sự ổn định và phát triển của FDI nói chung và của nền kinh tế. Chiến lược đó thể hiện các quan điểm chủ đạo của Nhà nước đối với thu hút FDI, đồng thời xác định mục tiêu tổng quát và định hướng thu hút FDI của quốc gia trong dài hạn, cùng với những giải pháp lớn thực hiện các mục tiêu tổng quát và định hướng đó. Chiến lược thu hút FDI của các quốc gia được xây dựng cịn bảo đảm thỏa mãn các u cầu về chính trị, quốc phịng, an ninh, văn hóa,…
Chính sách thu hút FDI là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu hút theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vùng lãnh thổ. Hay nói cách khác là chiến lược là căn cứ, tiền đề của quy hoạch. Quy hoạch là căn cứ xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong thực tế. Kế hoạch thu hút FDI có thể là kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn trong việc thu hút FDI. Tuy nhiên, khi kế hoạch được đặt trong vị trí thực hiện chiến lược thu hút FDI thì kế hoạch đó là kế hoạch ngắn hạn và trung hạn.
Các chính sách thu hút FDI là các cơng cụ mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các chiến lược, kế hoạch thu hút FDI. Các chính sách này có thể là các chính sách thúc đẩy, thu hút, lơi kéo FDI. Nó cũng có thể là các chính sách điểu tiết FDI. Điều tiết quy mô, tốc độ thu hút FDI ở mức phù hợp để tránh tình trạng thu hút một cách tràn lan, quá "nóng". Điều tiết việc thu hút FDI theo hướng mục tiêu đã xác định trong kế hoạch và chiến lược thu hút FDI của quốc gia,...Các chính sách nảy có thể là những chính sách sàng lọc, chọn lọc cơng nghệ, lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư,... của FDI. Các chính sách thu hút FDI mà Chính phủ các nước sử dụng thường là các chính sách thuế, chính sách sử dụng đất đai, lao động, chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các quy định về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ, thủ tục hành
chính,…Chính sách của Chính phủ thường ưu đãi khuyến khích các nhà ĐTNN, mang lại lợi ích cho họ đồng thời cũng bảo đảm tối ưu hóa lợi ích của quốc gia, lợi ích của các DN trong nước và của người dân nước sở tại.
* Ban hành và thực thi chính sách liên quan đến FDI
Chính sách FDI bao gồm hệ thống các cơng cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển KT- XH của quốc gia đó.
Theo tính chất, chính sách ĐTNN có thể được phân thành: Chính sách ngành và lĩnh vực đầu tư (chính sách cơ cấu); chính sách tài chính, chính sách đất đai; chính sách lao động, chính sách cơng nghệ, chính sách về xúc tiến đầu tư,...
Với hệ thống chính sách trên đây có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thu hút, đẩy mạnh cơng tác ĐTNN. Chính sách đầu tư FDI là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để đưa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về FDI đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực và đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Nếu chính sách đúng đắn thì đạt được kết quả, hiệu quả cao.Ngược lại, nếu chính sách sai lầm sẽ gây phản tác dụng, đi ngược lại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề ra.
* Ban hành các văn bản pháp luật đối với hoạt động ĐTNN
Đây là một nội dung quan trọng của QLNN về thu hút FDI. Để thu hút FDI một cách có hiệu quả, các quốc gia nói chung và từng địa phương đều xây dựng một hệ thống luật pháp liên quan đến FDI để điều chỉnh hoạt động này. Đây là khung khổ pháp lý cho các hoạt động FDI, căn cứ vào điều kiện của quốc gia trong từng thời kì và căn cứ vào thông lệ quốc tế, các nước xây dựng hệ thống các luật liên quan đến FD1 đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với điều kiện từng quốc gia từng thời kỳ nhất định và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Một hệ thống các luật đầy đủ, bảo đảm phủ kín các mặt, các khía cạnh của hoạt động FDI và liên quan đến FDI, bảo đảm cho Nhà nước có đủ các luật đề điều chỉnh, quản lý hoạt động FDI. Các nhà ĐTNN yên tâm đầu tư và được bảo vệ bởi một hệ thống luật đầy đủ. Các luật liên quan đến FDI như luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đầu tư, Luật ĐTNN, Luật Doanh nghiệp, các Luật thuế,...Hệ thống này sẽ tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động FDI đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của DN. Pháp luật về FDI được ban hành không chỉ trên cơ sở những điều kiện tự nhiên KT-XH của quốc gia mà nó cịn tính đến bối cảnh và thơng lệ quốc tế, tính đến
mơi trường pháp lý chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Và đặc biệt hệ thống này cần được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất, không mâu thuẫn nhau, dễ thực hiện, bảo đảm giải quyết tốt các vấn đề của FDI nảy sinh trong quá trình hoạt động.
* Về tổ chức bộ máy QLNN đối với thu hút FDI
Bộ máy là công cụ, phương tiện để Nhà nước thực hiện các chức năng QLNN về thu hút FDI. Do đó, tổ chức bộ máy QLNN đối với thu hút FDI được coi là một nội dung của QLNN về thu hút FDI. Bộ máy QLNN về thu hút FDI được tổ chức ờ nhiều cấp. Tùy từng nước, bộ máy này được tổ chức theo mơ hình cơ cấu tổ chức