Số lượng các khu, cụm kinh tế và công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 51)

của tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2020

STT Tên Địa điểm Diện tích

(ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%) I Khu kinh tế

1 KKT Vân Đồn Vân Đồn 2171,33 -

2 KKT cửa khẩu Móng Cái Móng Cái 229 - 3 KKT cửa khẩu Hồnh Mơ -

Đồng Văn

Bình Liêu 1550 -

4 KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Hải Hà

5 KKT Ven biển Quảng Yên Quảng n – ng Bí

2000 -

II Khu công nghiệp

1 KCN Cái Lân Hạ Long 301,58 100

2 KCN Việt Hưng Hạ Long 301 6,5-7,2

3 KCN Hải Yên Móng Cái 192,76 38,6

4 KCN Đông Mai Yên Hưng 200 5,5%;

5 KCN - Cảng biển Hải Hà Hải Hà 3.900 14,9 6 KCN dịch vụ Hoành Bồ Hoàng Bồ 1033 19,2

7 KCN Kim Sen Đông Triều 100 -

8 KCN Ninh Dương Móng Cái 50 -

9 KCN Tiên Yên Móng Cái 50 -

III Cụm công nghiệp

1 CCN Hà Khánh Hạ Long 47,54 40

2 CCN Hải Hịa Móng Cái 3 80

3 CCN Ninh Dương Móng Cái 2 100

4 CCN Kim Sơn Đông Triều 43,6 90

5 CCN sửa chữa, đóng tàu Hà An

Quảng Yên 9,9 55

6 CCN Phương Nam ng Bí 67 -

+ Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế

Xác định hạ tầng là một trong những yếu tố then chốt phát triển logistics, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư, cải thiện mạnh mẽ hệ thống hạ tầng từ giao thông cho tới kho, bãi, cảng. Hàng loạt dự án trọng điểm của Quảng Ninh đã được đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoạt động. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH. Ngoài nguồn lực của nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các DN vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án hạ tầng kỹ thuật.

Đặc biệt, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư mạnh mẽ với 85km đường cao tốc được đầu tư xây dựng, hồn thành Cảng hàng khơng quốc tế Vân Đồn và Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai; cải tạo, nâng cấp 130 km quốc lộ, làm mới 65,7 km đường tỉnh; cải tạo, duy tu 743 km đường huyện cùng các tuyến đường ra biên giới, đường vào các khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giao thơng phục vụ phát triển KT-XH, đóng góp vào nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để phát triển lĩnh vực logistics trên địa bàn tỉnh.

Với kết quả đầu tư đã đạt được và các dự án đang tiếp tục triển khai trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ cơ bản đồng bộ về kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường cao tốc từ Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn đến Móng Cái, Cảng hàng khơng quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 18... giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh. Việc đầu tư hoàn thành các dự án giao thơng trọng điểm sẽ góp phần tạo ra nhiều phương thức giao thông trên địa bàn, giảm thời gian di chuyển để phát huy các thế mạnh tiềm năng của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, với những cách làm sáng tạo và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, khơng khó để nhận thấy, những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng, diện mạo đơ thị của Quảng Ninh đã có bước phát triển đáng kể. Ngồi những dự án giao thông lớn đang được triển khai trên địa bàn thì giao thơng nội thị cũng được tỉnh tập trung đầu tư, cải tạo; hàng loạt khu đô thị mới được triển khai xây dựng. Các công trình hạ tầng đơ thị được đầu tư đã góp phần mở rộng khơng gian đơ thị, phát triển KT-XH, từng bước hồn thiện kết cấu hạ tầng đơ thị, phục vụ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp.

+ Về văn hóa- xã hội

Trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã ban hành nhiều chính sách chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền. Tổng chi cho an sinh xã hội trong 5 năm ước đạt 8.981 tỷ đồng, bình quân tăng 14,9%/năm, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lần lượt từ 93% và 91,4% năm 2015 lên 98% và 98,3% năm 2020. Hoàn thành việc triển khai hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có cơng (giai đoạn 2) với gần 4.000 hộ gia đình được thụ hưởng chính sách.

Thực hiện đồng bộ giải pháp giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm.Hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (giai đoạn 2).Nâng mức chuẩn nghèo riêng của tỉnh đối với 3 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí).Nhận thức, ý chí vươn lên thốt nghèo của một bộ phận Nhân dân tại địa bàn khó khăn được nâng lên; nhiều hộ dân đã tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm từ 4,56% năm 2015 xuống cịn 0,36% năm 2020. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn; đào tạo nghề, triển khai hiệu quả chương trình việc làm, nâng cao chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,9% (đạt chỉ tiêu dưới 4%).

Giáo dục, đào tạo có nhiều đổi mới, phát triển: Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và Trường trung học phổ thông chuyên Hạ Long. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng đạt chuẩn, đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển mơ hình giáo dục thơng minh; thúc đẩy xã hội hóa, huy động nguồn lực ngồi ngân sách đầu tư một số cơ sở giáo dục ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 545 trường (đạt tỷ lệ 85%), tăng 161 trường so với năm 2015, trong đó có 66 trường được đầu tư phịng học thơng minh. Giữ vững và nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 3. Giáo dục mũi

nhọn chuyển biến tích cực, nhiều học sinh đạt huy chương tại các cuộc thi cấp khu vực và quốc tế. Tăng cường phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở gắn với đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.Tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách chi cho sự nghiệp y tế; đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở y tế, trong đó có nhiều mơ hình chun sâu; tập trung rà soát, sắp xếp hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, y bác sĩ; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình và lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân. Các chỉ tiêu y tế đều vượt mức đề ra và cao hơn so với bình quân cả nước: Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân năm 2020 ước đạt 14,8 (cả nước đạt 9 bác sĩ); tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 54,6 (cả nước đạt 29,5); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% (cả nước đạt 90,7%); 100% số người nghèo, đối tượng chính sách được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; trên 97% dân số được khởi tạo hồ sơ sức khỏe, trong đó trên 82% hồ sơ được cập nhật thông tin. Tuổi thọ bình quân của người dân Quảng Ninh năm 2019 đạt 73,5 tuổi. Chủ động trong công tác y tế dự phòng, nâng cao hiệu quả năng lực dự báo, phát hiện, kiểm soát và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19; công tác quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.

Có bước đột phá trong việc huy động các nguồn lực đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại với các cơng trình nổi bật. Đầu tư, tôn tạo, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu di tích đặc biệt quốc gia góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Cơng nghiệp văn hóa bước đầu được hình thành, đã có một số sản phẩm văn hóa đặc trưng thu hút sự quan tâm của đơng đảo khách du lịch và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Về dân số và lao động, tính đến năm 2019, tỉnh Quảng Ninh có dân số 1.324,8 nghìn người trong đó tổng số lao động là 745,5 nghìn người với đa phần là lao động thành thị với 449,4 nghìn người. Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngồi cùng sinh sống trong đó người Kinh đơng nhất chiếm tới 85,2%, tiếp sau đó là người Dao với 4,98%, người Tày 2,94%, Sán Dìu 1,51%, người Sán Chay 1,16%, người Hoa có 0,37% người. Ngồi ra cịn có các dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)