Định hướng tăng cường thu hút và quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

ngoài vào Quảng Ninh

3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Sau hơn bốn thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được khơng ít thành tựu về lượng trong thu hút vốn FDI. Nguồn vốn FDI đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, thu ngân sách địa phương và tạo việc làm. Tuy vậy, thực tế trong giai đoạn hiện nay cho thấy một số vấn đề đặt ra như: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng; những ưu đãi mà các DN khu vực FDI, nhất là các công ty xuyên quốc gia được hưởng là rất lớn… Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là cần phải đổi mới, điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục có cơ hội thu hút nhiều hơn FDI do tác động của các yếu tố gồm:

Một là, đại dịch Covid-19 có tác động di chuyển bớt một phần FDI đang và sẽ đầu tư ở Trung Quốc sang các nước khác (nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy, lệ thuộc vào chuỗi cung ứng đầu vào từ Trung Quốc). Hiện nay, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang đưa ra các chính sách ưu đãi, nhằm tăng cường nỗ lực thu hút ĐTNN. Mục tiêu là hướng tới các cơng ty trên tồn cầu đang xem xét lại chuỗi cung ứng của mình, sau khi dịch viêm đường hơ hấp cấp COVID-19 gây ra tình trạng gián đoạn sản xuất trên khắp Trung Quốc.

Trong số các nền kinh tế tại Đông Nam Á, Việt Nam đang nổi lên là ứng cử viên sáng giá thu hút dịng vốn đầu tư tồn cầu. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, trong tổng số 33 cơng ty nước ngồi lựa chọn di chuyển trụ sở từ Trung Quốc tới khu vực Đơng Nam Á, thì có tới 23 công ty đã chọn Việt Nam và số khác đã chuyển sang Malaysia, Thái Lan và Campuchia. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có lợi thế nguồn nhân công giá rẻ đã qua đào tạo và một môi trường đầu tư thơng thống, hấp dẫn. Hiện nay, sức hút của Việt Nam càng gia tăng sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Hai là, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến FDI từ và ngồi Trung Quốc có xu hướng hướng tới thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu khai thác lợi thế, lợi ích to lớn từ việc Việt Nam là thành viên của của nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA).

Hiện nay, dịng vốn đầu tư trên tồn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết, khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hủy hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời một số DN Mỹ tại Trung Quốc sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, mà điểm đến có thể là các nước Đơng Nam Á hoặc Mexico.

Xu hướng này càng gia tăng sau khi dịch Covid-19 làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại lớn cho DN toàn cầu. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều DN

nhận thức được sự cần thiết phảiđa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó,

khu vực ASEAN nổi lên là một điểm đến tiềm năng do có lợi thế lớn về NNL cùng với sự hỗ trợ chính sách về thuế và tiền th nhà xưởng… Ngồi ra, các hiệp định thương mại tự do mà một số nước Đông Nam Á ký kết với những quốc gia phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu của ngành sản xuất Đông Nam Á.

Ba là, các DN FDI Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thực hiện Chính sách/Chiến lược Nam tiến (mới) từ bản địa và từ Trung Quốc sang các địa bàn đầu tư mới, trong đó, Việt Nam là một địa bàn chiến lược…

Tại Hàn Quốc, Đông Nam Á được xác định là khu vực mà ngành tài chính Hàn Quốc nên mở rộng sự hiện diện trong 3 năm tới để thực hiện kế hoạch trở thành trung tâm tài chính quốc tế lớn. Theo thơng tin từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC), việc mở rộng hoạt động ở các nước ASEAN là một trong 3 chiến lược chính để thực hiện kế hoạch tổng thể thứ năm tại nước này, nhằm mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm tài chính quốc tế vào năm 2022. Trong số 27 chi nhánh nước ngồi mà các cơng ty tài chính Hàn Quốc thành lập năm ngối, có 13 chi nhánh được đặt tại các quốc gia thành viên ASEAN, như Việt Nam, Indonesia và Singapore.Trong khi đó, Nhật Bản dự kiến khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (tương đương 220 triệu USD), nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngồi tới Đơng Nam Á. Chương trình này được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản, nhằm hạn chế tác

động tới nền kinh tế do COVID-19, giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước ASEAN. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, nhu cầu thiết lập các cơ sở sản xuất ở khu vực ASEAN của các DN Nhật Bản đã có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, chương trình trợ cấp sẽ giúp Nhật Bản xây dựng quan hệ tốt hơn với các nước ASEAN.

Như vậy, trong thời gian tới, việc điều chỉnh, đổi mới chính sách thu hút FDI cần được thực hiện theo hướng giảm các tác động tiêu cực và tăng các lợi ích tiềm tàng của khu vực này đối với nền kinh tế, tính đến nhiều hơn bối cảnh mới - là cơ hội để Việt Nam cũng như các địa phương như Quảng Ninh chọn lọc những dự án FDI theo hướng ưu tiên.

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Tình hình kinh tế thế giới đã thốt ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các DN nói chung và DN có vốn FDI nói riêng. Dịng vốn FDI tồn cầu được đánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi tiếp tục là điểm đến của các nhà ĐTNN, trong đó có Việt Nam.

Sự kém hấp dẫn do cơng suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậu quả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã khiến cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước ASEAN láng giềng. Đặc biệt, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, có thể là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng kinh tế Đơng Nam Bộ nói riêng đón nhận dịng vốn FDI của thế giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi sâu sắc các lĩnh vực đầu tư trên thế giới và hướng mạnh vào phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thơng và cơng nghệ thơng tin. Việt Nam tuy cịn nhiều bất cập trong cả trong chính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở lại đây đã bắt đầu có nhiều thay đổi nhằm thu hút các tập đồn cơng nghệ cao vào đầu tư. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này do vùng được đánh giá là có nhiều lợi thế nhằm thu hút các dự án đầu tư mang hàm lượng cao.

Đồng thời, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó. Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới, những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, dịng vốn FDI vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại.

Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã quán triệt chủ trương xuyên suốt, đó là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trường nhân tạo với mơi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học; Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, DN và nhân dân. FDI vẫn tiếp tục được xác định là kênh đầu tư quan trọng để Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiện thực hóa nhanh các định hướng phát triển, nhưng không phải là duy nhất và khơng bắt buộc. Do đó, thu hút FDI phải có lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả KT-XH; các dự án FDI phải được xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nước, nhà đầu tư, người lao động, lợi ích của địa phương và ảnh hưởng của nó đến xã hội và mơi trường. Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tư FDI cần quan tâm đến các vấn đề khác như: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển KT-XH của vùng; trình độ cơng nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chun mơn kỹ thuật cao và mang lại lợi ích KT-XH cho địa phương; có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cư hay không; tác động, làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Dự án FDI khơng đạt các tiêu chí trên thì kiên quyết khơng cấp phép đầu tư.

3.1.2. Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế để phát triển đa dạng các ngành kinh tế, là cửa ngõ mở ra biển lớn cho cả nước ở phía Bắc và khu vực chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, giao lưu kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xét trên phương diện là địa phương tiếp cận nguồn vốn FDI, trong thời gian tới Quảng Ninh xác định rõ tư thế chủ động trong thu hút FDI theo hướng thu hút vào các lĩnh vực trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao. Định hướng này phải được xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu địa phương và mong muốn của nhà đầu tư để tìm tiếng nói chung. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để hướng

dịng vốn FDI vào các trọng tâm phát triển kinh tế của Tỉnh mang tính khả thi cao. Đứng trước bối cảnh FDI khu vực và thế giới đang có những diễn biến xu hướng hết sức phức tạp, tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức sâu sắc những định hướng FDI của cả nước và tìm ra hướng đi cho FDI tại Quảng Ninh. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, không chỉ rất cần đến sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực FDI mà mong muốn sự cải thiện về chất lượng hoạt động FDI trong nền kinh tế. Không chỉ ở môi trường quốc tế mà ngay trong cả nội bộ quốc gia, cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng tăng giữa các quốc gia và các địa phương trong một quốc gia. Vì vậy tìm ra một định hướng FDI cho Quảng Ninh là điều hết sức cấp thiết, tạo ra một hướng đi mới cho cả một thời kỳ. Nhận thức rõ vấn đề này, trên cơ sơ phân tích FDI thế giới và quán triệt quan điểm, định hướng FDI chung của cả nước, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, Quảng Ninh đã quán triệt định hướng mới trong thu hút FDI như sau: Định hướng thu hút FDI của Tỉnh phải phục vụ mục tiêu đổi mới mơ hình tăng trưởng phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào chủ yếu tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. FDI phải tăng chất lượng và quy mô của một dự án đầu tư. Phấn đấu hàm lượng công nghệ trong các dự án chiếm 45-50% chuyển từ phát triển công nghiệp nặng là chủ yếu dần sang phát triển công nghiệp phụ trợ kỹ thuật cao, giảm thiểu tác động môi trường, giảm xuất thô khai thác tối đa lợi thế Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.

Định hướng thu hút FDI trên bốn nguyên tắc sau:

+ Định hướng chất lượng và hiệu quả cao xuất phát từ thực trạng của các dự án FDI vừa qua trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư lớn nhưng tốc độ giải ngân chưa cao. Mức đóng góp khu vực FDI vào GDP, tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu và việc làm còn thấp so với tiềm năng thực sự của tỉnh. Các dự án chủ yếu gia công nhỏ lẻ, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, ít chất xám, tốc độ chuyển giao công nghệ chưa cao.

+ Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu chiến lược và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh phù hợp với từng ngành, vùng và địa phương.

+ Các dự án FDI phải đảm bảo tính bền vững, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế ít cac-bon, giảm thiểu tác động lớn đến môi trường, phục vụ mục tiêu xây dựng nền kinh tế, tăng trưởng xanh của tỉnh. Trong thời gian tới, các dự án FDI phải

đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, có cơng nghệ phát thải ít khí cac-bon theo mức tiên tiến của thế giới.

+ Cơng nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiến tiến, phù hợp với từng loại dự án. Đối với dự án cơng nghệ cao phải có tỷ lệ hợp lý vốn đầu tư R&D.

Định hướng thu hút FDI thời gian tới phải chuyển nhanh từ lợi thế lao động phổ thông và tiền công thấp sang lao động có kỹ thuật nhằm đạt được hai mục tiêu đồng thời: (1) ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ưu tiên cho các DN trong nước; (2) thu hút FDI vào ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại với cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, cơng nhân có sức tiếp cận tầm quốc tế. Ngồi ra, định hướng thu hút FDI đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, đồng thời tuân thủ theo đúng định hướng chung về ĐTNN của Chính phủ. Điều này có nghĩa cơ cấu thu hút và sử dụng FDI phải được thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng FDI, xóa bỏ tư duy cứ nhiều là tốt, phải sàng lọc dự án FDI, lựa chọn dự án có sự lan tỏa lớn, đảm bảo nhân tố mơi trường, định hướng đầu tư vào những khu vực phù hợp.

3.1.3. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Quảng Ninh

Thứ nhất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ thu hút FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)