Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và kế hoạch hóa các

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 92)

các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trên cơ sở quy hoạch không gian phát triển KT-XH của tỉnh, các địa phương trong tồn tỉnh lập quy hoạch khơng gian phát triển KT-XH và các loại quy hoạch khác của địa phương mình.Các quy hoạch đó phải đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương với quy hoạch của tỉnh, tránh chồng chéo, lãng phí. Trong đó, cần tập trung phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội; giữa sản xuất với khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động việc làm và các nguồn lực khác; giữa phát triển kinh tế với mở rộng thị trường; giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và giữa phát triển KT-XH với môi trường sinh thái. Đồng thời, phải phối hợp thực hiện quy hoạch và thực hiện tiến độ đầu tư của các dự án FDI.

Tất cả các vấn đề cần được phối hợp giải quyết nêu trên chỉ có thể đồng thuận khi giải quyết hài hoà, hợp lý mối quan hệ lợi ích quốc gia; lợi ích của tỉnh; các địa phương trong tỉnh; các nhà đầu tư và người lao động. Mối quan hệ lợi ích, mà khơng được giải quyết hài hồ, hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng chỗ này, việc nọ ai cũng đòi làm, còn việc khác thì chẳng ai nhịm ngó tới trong thực tế, ngay cả các vấn đề có tính pháp lý bị chi phối bởi hệ thống pháp luật khá chặt chẽ, nhưng người thực hiện vẫn tìm cách vận dụng cho lợi ích thuộc về nhóm mình, địa phương mình.

Tỉnh Quảng Ninh cần nhanh chóng hồn thiện hạ tầng trong các KCN, KKT để làm đòn bẩy cho việc thu hút và quản lý DN có vốn FDI như sau:

- Với một số KCN, KKT đã được lấp đầy, nếu có nhu cầu phát triển thì nên khuyến khích đầu tư mở rộng thay vì thành lập mới để tận dụng cơ sở hạ tầng và các cơng trình phụ trợ đã có. Đối với các KCN, KKT có ít dự án đầu tư vào nên cân nhắc việc giảm diện tích, tránh lãng phí quỹ đất địa phương.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các DN FDI trong

KCN, KKT đảm bảo các cơng trình phụ trợ như điện, nước, viễn thơng, đường giao thơng, ... Khuyến khích, ưu đãi cho các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ như nhà ở cho công nhân, trường học, bệnh viện, trường dạy nghề, các dịch vụ thương mại về đời sống...hoặc các dịch vụ thương mại khác như hải quan, kho ngoại quan, tài chính-ngân hàng, tư vấn và hỗ trợ đầu tư.

- Quy hoạch và phát triển các KCN, KKT phù hợp với điều kiện từng địa phương và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh nói chung; đổi mới linh hoạt theo tình hình thực tế của từng giai đoạn tránh mang tính địa phương gây lãng phí, mất cân đối trong vùng.

- Cần đổi mới công tác quy hoạch thống nhất theo các quy định mới của Luật

Đầu tư 2014, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế. Đổi mới phương pháp quy hoạch theo hướng áp dụng mới, tiên tiến như quy hoạch kế hoạch đầu tư đa ngành, quy hoạch chiến lược hợp nhất.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch về kết cấu hạ tầng KCN, KKT trong những năm tới làm cơ sở định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, triển khai các quy hoạch ngành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của từng địa phương, từng ngành kinh tế, các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng các dự án đầu tư. Đẩy nhanh

tiến độ quy hoạch chi tiết các KCN, KKT đã được Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch và cơng bố cơng khai các vị trí xây dựng các dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt. Từ đó, có thể xác định rõ yêu cầu về đối với các nhà đầu tư về ngành nghề, sản phẩm, trình độ cơng nghệ, thị trường tiêu thụ, ... Trong dài hạn, cần xác định loại nguyên liệu nào cần nhập từ nước ngoài và nguyên liệu nào có thể tự sản xuất được trong nước. Đẩy mạnh việc thực hiện nội địa hóa chính sách hợp lý và đồng thời hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, sản phẩm nằm trong diện nội địa hóa.

- Cải thiện môi trường kinh doanh cho mọi nhà đầu tư:

+ Thay thế các quy định và hệ thống dùng giấy tờ lỗi thời bằng các giải pháp công nghệ số/trực tuyến nhằm giảm những rào cản giừa nhà nước và DN có vốn FDI hiện nay;

Thay thế nguyên tắc chọn cho (positive list) đã lỗi thời về xác định điều kiện để được cấp giấy phép-hưởng ưu đãi, bao gồm nhiều nhóm hoạt động ưu tiên/được phép, bằng nguyên tắc chọn bỏ (negative list) hạn chế hơn;

+ Huỷ bỏ hoàn toàn chế độ ưu đãi ngầm đối với nhà đầu tư FDI định hướng xuất khẩu và đầu tư mới do các DN liên doanh hoặc DN có vốn FDI trong các chuỗi cung ứng thường có tác động lớn hơn về gia tăng giá trị và chuyển giao công nghệ tại chỗ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)