Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, đặc biệt quan tâm đến cải cách các thủ tục

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 98)

tục hành chính về cấp phép đầu tư

* Về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý

Hiệu quả QLNN đối với hoạt động FDI được quyết định rất lớn bởi chính tổ chức bộ máy đảm nhiệm chức năng quản lý này. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác QLNN, một trong những giải pháp quan trọng là tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các DN có vốn FDI trên địa bàn tỉnh. Do đó cơng tác này tại Quảng Ninh trong thời gian tới cần tập trung vào các nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN gọn nhẹ, hợp lý, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học chuyên nghiệp theo phương châm đa chun mơn một người có thể đảm nhiệm nhiều cơng việc.

- Phân công, phân cấp QLNN một cách rõ ràng từ tỉnh đến địa phương trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan. Mỗi việc chỉ nên do một cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối

giải quyết, giảm thiểu tình trạng cơ quan nào cũng cho rằng mình có quyền cao nhất, hoặc theo cơ chế thỏa thuận tham gia quyết định.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN mà cụ thể là tự động hóa các q trình xử lý thơng tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, hệ thống mạng thông tin nội bộ trong các cơ quan nhà nước như các thông tin liên quan đến việc triển khai hoạt động của DN được cập nhật thường xuyên giúp cho các cán bộ cơng chức có thể khai thác, tra cứu, ln chuyển thơng tin qua mạng máy tính một cách chính xác, nhanh chóng. Từ đó, giảm bớt các công việc sự vụ cho CBCC để dành nhiều thời gian hơn cho cơng tác xây dựng, hồn thiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển...; cơ quan đầu mối có thể dễ dàng kiểm sốt được tiến độ giải quyết công việc của các cơ quan chức năng khác. Thông tin được mở rộng giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành được kịp thời và phù hợp với tình hìnhthực tế cũng như sự phối hợp công tác giữa các Sở, ban, ngành liên quan được nhịp nhàng và nhanh chóng đem lại hiệu quả trong cơng tác QLNN đối với DN có FDI.

- Kiện toàn các cơ quan tham gia quản lý. Ban quản lý các KKT tỉnh và Sở KH- ĐT là cơ quan chủ quản trong quản lý FDI. Nên trước tiên, cần đẩy mạnh việc cải cách, đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động phối hợp giữa hai đơn vị theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban Quản lý và Sở KH-ĐT. Mỗi công việc cụ thể cần giao cho cán bộ công chức chuyên trách, hạn chế sự kiêm nhiệm, làm việc thiếu tính chuyên nghiệp. Xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chẽ, rõ ràng nhằm tạo nên sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, thơng suốt để có thể giải quyết cơng việc kịp thời. Chính quyền tại các địa phương thực hiện QLNN đối với DN FDI theo góc độ quản lý vùng lãnh thổ. Chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và hạ tầng xã hội thuận lợi cho các DN FDI hình thành và hoạt động.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở KH-ĐT – Ban Quản lý các KKT với các Sở Ban ngành một cách linh hoạt, gọn nhẹ để thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc cấp giấy phép đầu tư cho các DN cũng như giải quyết các vấn đề liên quan khác tạo điều kiện thuận lợi cho các DN FDI trong kinh doanh cạnh tranh trên thị trường.

* Về cải cách thủ tục hành chính

Trong điều kiện KT-XH tỉnh Quảng Ninh, cơng tác cải cách hành chính nhằm tăng cường hoạt động thu hút vốn FDI FDI được thực hiện dựa trên những bước công việc được đề xuất như sau:

phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương đối với nhà ĐTNN. Thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư theo một hướng một đầu mối, nhanh, thuận tiện, đơn giản, rõ ràng, minh bạch các quy định về mặt pháp lý của nhà nước như các thủ tục: Cấp giấy phép đầu tư; đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy phép xuất nhập khẩu; thủ tục tuyển lao động; thủ tục hải quan, thuế...

- Sửa đổi cơ chế, chính sách về hỗ trợ. Để xử lý các bất cập trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích đảm bảo đầu tư hiện nay, cần đưa ra được các cơ chế hỗ trợ về đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng ngồi hàng rào phù hợp với chính sách chung về điều kiện cụ thể của địa phương để đảm bảo tính khả thi thực hiện.

- Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp nhũng nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vơ trách nhiệm của CBCC.

- Triển khai có hiệu quả Quyết định của UBND tỉnh về việc áp dụng thực hiện Đe án 30, niêm yết cơng khai, thực hiện nghiêm túc trình tự thời gian thực hiện tại các cơ quan theo quy định. Thống nhất, cụ thể hóa các biểu mẫu, quy trình tài liệu, quy trình xử lý giữa các ngành, cơ quan liên quan.

- Tiếp tục nghiên cứu cải cách các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, chú trọng cung cấp các thơng tin dưới nhiều hình thức: báo, đài, văn bản hướng dẫn, cổng thông tin điện tử.

- Đẩy nhanh thực hiện quản lý đầu tư điện tử: Cung cấp tồn bộ thơng tin về đầu tư một cách công khai, minh bạch trên trang web điện tử của cơ quan xúc tiến đầu tư, cơng khai quy trình hồ sơ xử lý qua mạng điện tử.Hồn thiện cơ sở dữ liệu hệ thống DN có vốn FDI. Xây dựng quy trình đăng ký, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơng chức và vai trị thủ trưởng của các cơ quan có mối quan hệ cơng việc nhiều với các doanh nghiệp.

Tăng cường cải cách TTHC, thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các DN có vốn FDI như sau:

- Rà sốt tổng thể các TTHC, loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 07/12/2012.

- Công khai, minh bạch các thơng tin liên quan đến quy hoạch, chính sách đầu tư, thủ tục đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư cũng như các cơ quan liên quan.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế ưu đãi, hỗ trợ miễn phí các chi phí như th nhà ở, th văn phịng làm việc, chi phí phiên dịch trong thời gian từ khi nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư đến khi hồn thành việc đầu tư xây dựng cơ bản. Giai đoạn đầu áp dụng đối với 10 nhà đầu tư Nhật Bản hoặc 10 dự án đầu tiên đầu tư vào Quảng Ninh hoặc với đối tác do JETRO, JICA đề xuất.

- Khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư kinh doanh các nhà hàng ăn uống phục vụ khách Nhật Bản tại thành phố Hạ Long, các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư kinh doanh khu đô thị hoặc khu dân cư dịch vụ hạ tầng xã hội ngồi hàng rào KCN trong đó các dự án có diện tích từ 100 ha trở lên được xét cơ chế ưu tiên trong thực hiện ký quỹ theo tổng mức đầu tư.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)