Từ nội hàm khái niệm tổ chức cho thấy khoa học tổ chức là một ngành khoa học tổng hợp đa ngành, liên ngành và mang tính hệ thống. Để hiểu và nghiên cứu thấu đáo về khoa học tổ chức không thể khơng có kiến thức nền tảng, sự hiểu biết về các ngành khoa học khác. Việc phân định mối quan hệ khoa học tổ chức với các ngành khoa học khác chỉ mang tính chất tương đối, ngành khoa học nào bao trùm nên ngành khoa học nào rất khó xác định. Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể xác định được mối quan hệ, tác động qua lại và bổ trợ cho nhau giữa lĩnh vực khoa học tổ chức với các ngành khoa học khác.
1.5.1. Tổ chức học với khoa học quản lý, lãnh đạo
Cũng giống như ngành khoa học tổ chức, ngành khoa học quản lý có nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau. Có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau về quản lý nhưng bản chất của quản lý là q trình làm việc với người khác và thơng qua người khác để thành công việc và biết chắc rằng họ đã hồn thành cơng việc với hiệu quả cao nhất. Với bản chất đó, có thể khái quát về khoa học quản lý như sau:
Khoa học quản lý là một ngành khoa học nghiên cứu có hệ thống các hoạt động quản lý giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều môi trường luôn biến động.
+ Thứ nhất: Bản chất của quản lý được được biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thông qua các nhân tố: ý thức, quyền lực, nguyên tắc, phương pháp và các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiẻm tra).
+ Thứ hai : Bản chất của quản lý được biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thông qua quyền lực.
Khi xem xét mối quan hệ giữa khoa học tổ chức và khoa học quản lý vẫn còn nhiều tranh cãi về việc ngành khoa học nào có trước, ngành nào bao trùm nên ngành nào.
Ở quan điểm thứ nhất cho rằng ngành khoa học quản lý ra đời trước vì hoạt động quản lý bao giờ cũng diễn ra trong một tổ chức cụ thể, tổ chức muốn ra đời, tồn tại, phát triển phải có hoạt động quản lý. Với quan điểm này khoa học quản lý bao trùm nên khoa học tổ chức, nói cách khác khoa học tổ chức ra đời sau.
Ở quan điểm thứ hai lại cho rằng ngành khoa học tổ chức ra đời trước vì hoạt động quản lý muốn diễn ra được thì phải có tổ chức cụ thể và chỉ khi có tổ chức thì mới xuất hiện hoạt động quản lý. Với quan điểm này khoa học tổ chức bao trùm nên khoa học quản lý và ngành khoa học quản lý ra đời sau.
Việc phân định ngành khoa học nào ra đời trước, ngành nào ra đời sau không quan trọng bởi việc ra đời trước hay sau khơng quyết định đến tính khoa học của ngành học đó. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ, tác động, tương hỗ lần nhau giữa các ngành khoa học là rất quan trọng. Đối với ngành khoa học tổ chức và khoa học quản lý có mối quan hệ tác động, tương hỗ nhau rất lớn trong quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu một ngành khoa học tổ chức khơng thể đầy đủ và tồn diện nếu thiếu đi nền tảng khoa học của ngành khoa học quản lý và ngược lại.
1.5.2. Tổ chức học với khoa học hành vi
Trong tổ chức mỗi cá nhân có một hồn cảnh riêng, lối sống riêng...điều đó tạo ra một tâm lý riêng. Nhà quản lý cần phải nắm bắt được tâm lý của các thành viên trong tổ chức nhưng điều đó khơng dễ dàng. Trong nền kinh tế tồn cầu hóa như hiện nay địi hỏi nhà quản lý phải rất năng động và có những khả năng nhất
định đặc biệt là khả năng nắm bắt và điều khiển con người.
Hành vi là biểu hiện của thế giới nội tâm, thế giới tinh thần của con người. Hành vi con người vơ cùng quan trọng vì nó là dấu hiệu duy nhất để có thể quan sát được bản chất của con người. Hành vi có thể che đậy tâm lý, ý đồ của con người hoặc hành vi phản ánh đúng tâm lý con người. Bản chất của quản lý tổ chức là quản lý con người trong tổ chức đó, nên cần phải nắm bắt được thế giới nội tâm của con người.
Trong quá trình lao động con người phải làm việc và sinh hoạt trong một tập thể mà thấp nhất là nhóm. Các nhóm dù là chính thức hay khơng chính thức đều có các ngun tắc và giá trị riêng, các thành viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ những giá trị chung và chịu sự chi phối của các quy tắc của nhóm. Vì vậy, khi nghiên cứu hành vi tổ chức không chỉ nghiên cứu hành vi thái độ cá nhân, sự tương tác giữa hành vi thái độ cá nhân với tổ chức mà còn phải nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi và thái độ của cá nhân với nhóm.
Khi nghiên cứu hành vi cá nhân trong tổ chức phải được nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống khơng có nghĩa là phải nghiên cứu tất cả các hành vi và thái độ của người lao động mà chỉ nghiên cứu các hành vi và thái độ quyết định tới kết quả làm việc của người lao động. Các dạng hành vi quyết định tới kết quả làm việc của người lao động bao gồm các hành vi liên quan trực tiếp đến năng suất, chất lượng mức độ vắng mặt của người lao động…Nghiên cứu hành vi tổ chức phải được nghiên cứu trong sự tương tác với tổ chức, tương tác giữa người lao động với nhau trong cùng tổ chức.
Như vậy, kiên thức về khoa học hành vi và khoa học tổ chức bổ trợ cho nhau, hỗ trợ nhau để hiểu rõ bản chất của hành vi con người trong tổ chức để từ đó quản lý con người tốt hơn.
1.5.3. Tổ chức học với xã hội học tổ chức
Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật, tính quy luật xã hội chung và đặc thù, vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Như vậy,
xét đến cùng xã hội học nghiên cứu hoạt động của con người ở trong xã hội, trong tổ chức, trong nhóm hay cộng đồng. Nhiều nhà xã hội học nhìn nhận xã hội là một tổ chức được thiết kế vận hành theo những quy luật chặt chẽ, do đó việc nghiên cứu về xã hội với tư cách là một tổ chức rất cần phải có những kiến thức nền tảng về khoa học tổ chức. Ngược lại khi nghiên cứu về khoa học tổ chức rất cần những kiến thức về xã hội học tổ chức, nhất là khi chúng ta nhìn nhận con người là một cá thể của tổ chức cũng như của xã hội.
Một số nhà xã hội học cổ điển bước đầu đã nhìn nhận xã hội là một tổ chức có kết cấu chặt chẽ, có mục tiêu rõ ràng.
Auguste Comte (1798-1857) là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, người tạo ra ngành xã hội học, nhà thực chứng luận đã đưa ra thuật ngữ "Xã hội học" Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội.
Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phát biểu rằng: cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đốn xem xã hội ở trong tình trạng "khỏe mạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội. Với quan điểm “sức khỏe của xã hội” đã được nhiều nhà nghiên cứu về tổ chức sau này đồng quan điểm khi đưa ra khái niệm “sức khỏe của tổ chức”
Herbert Spencer, nhà triết học và xã hội học người Anh. Ông được coi là cha đẻ của triết học tiến hóa. Ơng đã dùng lý thuyết này để giải thích sự biến đổi xã hội, ơng cho rằng “Xã hội như là cơ thể sống”. Với quan điểm xã hội như là cơ thể sống, sau này cũng được nhiều nhà nghiên cứu về tổ chức đồng quan điểm khi coi “tổ chức như một cơ thể sống”.
Max Weber, nhà xã hội học Đức, được coi là một trong những nhà xã hội
học lớn nhất đầu thế kỷ XX. Lĩnh vực được ông chú ý nhiều là hành động xã hội. Ông cho rằng: “Xã hội học... là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội
và... tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội”
Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (tiếng Anh: Social actions) là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v... Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và cơng cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội
Như vậy, các quan điểm, kiến thức về xã hội học và khoa học tổ chức có nhiều điểm tương đồng, bổ trợ cho nhau. Nhiều quan điểm của các nhà xã hội học cổ điển đã được các nhà tổ chức học tiếp thu, vận dụng trong quá trình nghiên cứu về tổ chức.
Bên cạnh mối quan hệ với các ngành khoa học nói trên, khoa học tổ chức cịn có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác. Điều đó cho thấy khoa học tổ chức là một ngành khoa học đa ngành, liên ngành, việc nghiên cứu về khoa học tổ chức cần có kiến thức tổng hợp.