Những sai lầm thường mắc phải khi xác lập mục tiêu

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tổ chức học bản cuối 26.12 (Trang 80)

- Cấu trúc máy móc dễ làm mai mục tính chủ động, sáng tạo, khiến cá nhân chấp hành mệnh lệnh một cách

3.1.1.4. Những sai lầm thường mắc phải khi xác lập mục tiêu

- Đặt ra mục tiêu cao hơn khả năng đạt tới mục tiêu của tổ chức hay nói cách khác là mục tiêu quá cao so với khả năng huy động nguồn lực. Sai lầm này sẽ dẫn đến sự hoang phí nguồn lực của tổ chức mà không đạt được kết quả xác thực.

ưu tiên của các mục tiêu. Sai lầm này do người xác lập mục tiêu thiếu năng lực hoặc bản lĩnh hoặc thiếu thực tiễn

- Xác lập hoặc lựa chọn mục tiêu sai, thậm chí nhầm lẫn giữa mục tiêu và nhiệm vụ, lấy mục tiêu lâu dài để giải quyết mục tiêu trước mắt.

- Lẫn lộn mục tiêu và phương tiện. Phương tiện để đạt được mục tiêu, nhưng trên thực tế nhiều người khi có được phương tiện lại nhầm lẫn là đã đạt được mục tiêu.

Sự xác lập mục tiêu như trên (hay nói cách khác những lỗi thường mắc phải khi xác lập mục tiêu như trên ) thường có do:

+ Sức ép của các nhóm lợi ích

+ Tham vọng của tổ chức và người xác lập mục tiêu

+ Người lãnh đạo không đủ năng lực hay có đủ năng lực nhưng không đủ quyền lực cá nhân để thể hiện bản lĩnh cá nhân và chịu sự chi phối của tập thể kém hiểu biết hoặc cố tình suy trì lợi ích nhóm trong tổ chức

+ Do ảnh hưởng từ văn hóa tổ chức

Do vậy, Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo mục tiêu phải được làm rõ về nội hàm khái niệm, cần chỉ rõ các đặc tính của mục tiêu, các loại mục tiêu. Việc xác định rõ ràng mục tiêu đặt ra của tổ chức giúp cho nhà quản lý tránh được các sai sót khi thực hiện mục tiêu.

Mục tiêu rõ ràng chính là nền tàng để những người thực hiện từ nhà quản lý đến nhân viên không bị nhầm lẫn mục tiêu, không bị bóp méo mục tiêu, không cảm thấy khó hiểu với những mục tiêu đặt ra

Bên cạnh đó việc xác lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng giúp cho nhà quản lý dễ dàng đo lường được các mục tiêu và cụ thể hóa các mục tiêu, trành được những sai lầm thường mặc phải khi xác lập mục tiêu.

3.1.2. Tính hiệu quả của tổ chức 3.1.2.1. Khái niệm hiệu quả:

Hiệu quả là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tài liệu và nhiều lĩnh vực định nghĩa, như: Theo cuốn từ điển tiếng pháp Lepetit Lasousse định nghĩa, hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất

định. Còn từ điển Bách khoa Tiếng Việt lại định nghĩa, hiệu quả là kết quả đạt được giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học định nghĩa khái niệm hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Trong lĩnh vực hành chính thì các nhà quản lý hành chính lại cho rằng, hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn nhân lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào.

Như vậy, thuật ngữ hiệu quả tương đối phong phú về khái niệm, để tối ưu hóa cách hiểu về khái niệm

3.1.2.2. Tính hiệu quả

Để xác định được tính hiệu quả của tổ chức cần xác định ba yếu tố: yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra và yếu tố quản lý.

Sự hài hòa giữa đầu vào, đầu ra, quản lý sẽ tạo ra sản phẩm của tổ chức đạt hiệu quả. Khi các mục tiêu cá nhân được đặt trong lòng mục tiêu của tổ chức, lấy mục tiêu của tổ chức làm đầu sẽ khiến việc đạt mục tiêu của cá nhân trở nên nhanh chóng và hiệu quả

3.1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức

Mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức là một quy luật khách quan khống chế cấu trúc và phương thức hoạt động của tổ chức

Mục tiêu rõ ràng là tiền đề của việc thực thi hiệu quả hoạt động của tổ chức, đó là điều kiện để thực hiện hiệu quả các hoạt động của tổ chức

Trong quá trình hoạt động, từng con người hay từng tập thể lớn, nhỏ đều xác định cho mình một mục tiêu tiến tới. Từ mục tiêu ấy, định hình tổ chức phù hợp để thực hiện có hiệu quả nhất mục tiêu đó. Vì vậy, tổ chức là công cụ thực hiện mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng thì thiết kế tổ chức càng thuận lợi và việc vận hành tổ chức đạt đến mục tiêu sẽ thuận buồm xuôi gió và đạt hiệu quả cao nhất. Quy luật này được xem là quan trọng nhất.Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu lại chính là vấn đề nan giải nhất của bất kỳ tổ chức nào. Mục tiêu là cái đích phải đạt tới của tổ chức, mục tiêu quy định quy mô và cấu trúc của tổ chức. Khi xác định

mục tiêu, người ta thường dùng "cây mục tiêu" để xác định và phân loại thành mục tiêu trước mắt hay lâu dài, mục tiêu của quốc gia, của ngành hay địa phương…

Trong các doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chiến lược của mình, và để đạt được mục tiêu chiến lược người ta thường phân chia thành từng giai đoạn dài, ngắn khác nhau và xác định mục tiêu cụ thể. Nếu mục tiêu của hệ thống là mục tiêu chiến lược thì cũng có thể coi mục tiêu của các đơn vị cấu thành là mục tiêu cụ thể. Và trong trường hợp này, mục tiêu chiến lược của hệ thống còn là mục tiêu cụ thể của hệ thống lớn hơn. Hiệu quả của tổ chức bắt đầu từ việc xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể cũng như mục tiêu của hệ thống và mục tiêu của tổ chức hợp thành.

Xác định mục tiêu là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi người lãnh đạo hệ thống tổ chức phải tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm lịch sử và dự báo chính xác tương lai thì mới có thể xác định mục tiêu được đúng đắn. Người lãnh đạo tổ chức hợp thành phải hiểu sâu sắc mục tiêu của hệ thống để xác định mục tiêu của tổ chức mình phù hợp với mục tiêu của hệ thống, góp phần bảo đảm đạt được mục tiêu của hệ thống một cách hiệu quả nhất. Số lượng mục tiêu càng ít càng tốt và càng ít càng khó đối với người xác định mục tiêu, hoạch định đường lối. Tổ chức có nhiều mục tiêu thường đạt hiệu quả kém. Khi xác định mục tiêu, người ta xây dựng "cây mục tiêu" và phải lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong số nhiều mục tiêu và tốt hơn nữa là xếp hạng mục tiêu ưu tiên. Việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên là khắc phục tình trạng đa mục tiêu của tổ chức. Bằng kinh nghiệm thực tiễn người ta thấy rằng tổ chức cơ sở chỉ nên có không quá ba mục tiêu.

Trong quá trình thưc hiện xác định mục tiêu cần xác định được tính khả thi của mục tiêu và tính hiệu quả của tổ chức. Có nhiều trường hợp tổ chức đạt được mục tiêu nhưng lại chưa đạt được tính hiệu quả của tổ chức. Ví dụ, một số doanh nghiệp luôn đặt doanh số, lợi nhuận lên hàng đầu mà ít quan tâm đến lòng trung thành, sức lực bỏ ra của người lao động; không tính đến yếu tố cấu trúc hệ thống, các yếu tố đảm bảo tính cố kết của hệ thống, vấn đề đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người lao động dẫn cấu trúc hệ thống lỏng lẻo, người lao động thiếu tâm

huyết, thiếu lòng trung thành, gắn bó với tổ chức, có thể sẵn sàng rời bỏ tổ chức ngay khi hết hợp đồng, thậm chí tự ý bỏ việc.

Do đó, cần đảm bảo vừa thực hiện được mục tiêu vừa đạt được tính hiệu quả của tổ chức. Muốn vậy, khi xác định mục tiêu cần lượng hóa được mục tiêu, mục tiêu cần gắn liền với tổ chức, vừa phải đảm bảo được tính khách quan, tính rõ ràng song cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, tính phù hợp với tổ chức. Khi thực hiện mục tiêu cần có sự thống nhất giữa tất cả các thành viên trong tổ chức, để tất cả thành viên cùng đồng lòng hướng tới việc thực hiện mục tiêu. Bên cạnh đó cần chuẩn bị các nguồn lực cần thiết như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực… để sẵn sàng thực hiện mục tiêu. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu đạt được một cách hiệu quả.

3.2. Quy luật hệ thống của tổ chức

3.2.1. Một số khái niệm về hệ thống

Khi nghiên cứu về tổ chức cũng là cách để tìm hiểu về hệ thống của tổ chức, vì tổ chức bao giờ cũng được đặt trong hệ thống của nó. Sức mạnh của tổ chức là hệ thống của tổ chức. Khi thiết kế một tổ chức bao giờ ta cũng thiết kế cấu trúc của nó, tức là xây dựng nó thành hệ thông và lại đặt nó vào hệ thống lớn hơn bao trùm lên nó. Bản thân tổ chức mang tính hệ thống. Sức mạnh của hệ thống tùy thuộc ở sự liên kết giữa các tổ chức thành viên trật tự hay hỗn loạn, điều khiển được hay không điều khiển được.

Hệ thống là một tập hợp gồm các phần tử liên kết với nhau trong những mối liên hệ nhất định với những tính chất nhất định. Cốt lõi của quan điểm hệ thống khi xem xét một tổ chức là phát hiện và phân tích các mối quan hệ và tính chất của các mối quan hệ đó giữa các yếu tố hay các chức năng của đối tượng. Các mối quan hệ này buộc các yếu tố, các bộ phận lại với nhau trong một cấu trúc, chúng tạo nên sự thống nhất giữa bộ phận và toàn thể của tổ chức hay hệ thống. Quan điểm hệ thống này được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin nêu lên thành luận điểm khoa học trong học thuyết duy vật biện chứng về sự thống nhất vật chất của thế giới và mối quan hệ giữa chúng. Lý thuyết hệ thống đã tạo ra khả năng cho con người mô tả, phân tích, xử lý các mối quan hệ đa dạng giữa

các đối tượng phức tạp của thực tiễn, của hệ thống tổ chức.

Như vậy, qua những phân tích trên ta có thể rút ra: Hệ thống là tập hợp các phần tử có mối quan hệ liên kết, tương tác lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất đặt trong sự biến động của môi trường.

Môi trường: Mọi hệ thống không tồn tại riêng rẽ mà luôn hoạt động trong một hệ thống lớn hơn. hệ thống đó được gọi là môi trường của hệ thống đang xét

Hệ thống tĩnh: Là hệ thống mà các phần tử tạo nên nó hầu như không thay đổi theo không gian và thời gian

Hệ thống động: Là hệ thống có sự thay đổi đáng kể trong không gian và thời gian về các mặt hình dáng, cấu trúc, đặc tính ... của nó và các phần tử trong nó

Trạng thái của hệ thống: Đối với hệ thống động, người ta thường xác định một bộ các đặc trưng của nó để phản ánh sự thay đổi của hệ thống trong không gian và thời gian. Bộ giá trị các đặc trưng của hệ thống ở một thời điểm là trạng thái của hệ thống.

Hệ thống con: Là những hệ thống nhỏ có mục tiêu, chức năng riêng tồn tại trong một hệ thống lớn hơn

Hệ thống mở, hệ thống đóng: Một hệ thống có tác động qua lại với hệ thống khác hay môi trường gọi là hệ thống mở. Còn lại là hệ thống đóng

Hệ thống thích nghi: Nếu hệ thông mở trong quá trình tương tác với môi trường có khả năng thay đổi bản thân mình hay tác động làm thay đổi môi trường để tồn tại thì nó được coi là hệ thống thích nghi. Hệ thống thích nghi tốt thì có khả năng phát triển cao.

Hệ thống có điều khiển: Trong các hệ thống thích nghi có các hệ điều khiển tự động. Trong hệ này có 2 thành phần đặc biệt:

- Thành phần phản hồi: Thông tin - Thành phần kiểm soát: Nhà quản lý

Thông tin phản hồi đến nhà quản lý (kiểm soát) và ra quyết định điều chỉnh

Tính chất cơ bản của hệ thống

- Tính nhất thể: làm cho hệ thống thành một thể thống nhất

không thay đổi trong những điều kiện nhất định. Khi đó nó tạo ra đặc tính chúng để đạt mục tiêu hay chức năng hoàn toàn xác định mà từng phần tử không thể có được. Như vậy hệ thống không phải là tập hợp bất kỳ của các phần tử cũng như bất kỳ mối quan hệ nào.

- Tính tổ chức có thứ bậc: Bất kỳ hệ thống nào cũng được đặt trong hệ thống lớn hơn và trong chính nó lại có hệ thống con. Điều này tạo ra tính thứ trong hệ thống.

- Tính cấu trúc được xác định bởi:

+ Số lượng, chất lượng các phần tử và cách thức sắp xếp (trật tự)

+ Có mối liên hệ giữa chúng: loại hình, quy mô, chiều, cường độ. Cấu trúc có mức khác nhau: Cấu trúc yếu, cấu trúc chặt. Hệ thống có cấu trúc chặt gọi là hệ thống có cấu trúc

Sự thay đổi hệ thống có thể dẫn tới phá vỡ hệ thống cũ và hình thành nên hệ thống mới với đặc tính mới (tính trồi mới) mà hệ thống cũ không thể có được. Thay đổi cấu trúc dẫn đến thay đổi quan trọng của hệ thống. Thay đổi cấu trúc quan trọng hơn thay đổi chức năng và đương nhiên là khó hơn

3.2.2. Quy luật hệ thống chi phối các quan hệ trong tổ chức

Quan hệ vào – ra là quan hệ cơ bản nhất xác định hoạt động của hệ thống: xem xét quan hệ vào – ra là xem xét chức năng hoạt động của tổ chức.

Đầu vào là tác động của môi trường lên hệ thống còn đầu ra là tác động trở lại của hệ thống lên môi trường.

Tổ chức được thiết kế theo lý thuyết cơ học là hệ thông tĩnh vì vậy quan hệ vào – ra là ổn định và người ta không cần xem xét trạng thái của hệ thống trong quá trình vận hành. Hệ thống này là hệ thống tĩnh gần như không thay đổi theo thời gian và nó tồn tại trong môi trường ổn định. Trong môi trường biến động hệ thống tổ chức được thiết kế theo hệ thống động nghĩa là có thể thay đổi theo không gian và thời gian trong trường hợp này quan hệ vào – ra được quyết định bởi trạng thái của hệ thống. Nghiên cứu trạng thái của hệ thống nhằm điều khiển quan hệ này của hệ thống làm cho hệ thống luôn thích nghi với môi trường. Tính thứ bậc của hệ thống cũng quy định mối quan hệ này của hệ thống. Tính thứ bậc

của hệ thống cũng quy định mối quan hệ này của hệ thống. Trong một hệ thống lớn thì đầu ra của tổ chức thành viên trở thành đầu vào của tổ chức liền kề. Quá trình chế biến cái vào thành cái ra bị chi phối bởi trạng thái của hệ thống. Đó cũng chính là hiệu quả của hoạt động quản lý tác động lên hệ thống.

Quan hệ đẳng cấp là mối quan hệ giữa hệ thống lớn và các hệ thống nhỏ hơn trong hệ thống. Thiết kế tổ chức theo quy luật hệ thống là thiết kế cấu trúc bậc thang quyền lực của tổ chức.

Để hệ thống vận hành thuận lợi khi hoạt động thì ngay từ ban đầu khi thiết kế hệ thống đã phải phân chia rõ đẳng cấp trong hệ thống như: quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận phải rõ ràng.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành tổ chức, những điều quy định dù chặt chẽ mấy đi chăng nữa vẫn cần đòi hỏi điều chỉnh sao cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn. Vì quá trình quản lý là quá trình đấu tranh cho quyền lực nên cấp trên thường muốn giữ nhiều quyền lực cho mình ngoài ra còn muốn bằng cách này hay cách khác can thiệp vào bên dưới để gia tăng quyền lực của mình. Cấp dưới, cũng muốn lạm quyền, vượt quyền khi xử lý công việc. Đấu tranh giành quyền lực trong cấu trúc đẳng cấp của hệ thống là việc không thể tránh khỏi, dù khi thiết kế tổ chức đã có quy định rõ ràng và chặt chẽ.

Như vậy có thể nói quan hệ đẳng cấp là điều kiện cần thiết để bộ máy hoạt

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tổ chức học bản cuối 26.12 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w