Vai trò của tổchức đối với cá nhân

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tổ chức học bản cuối 26.12 (Trang 40)

Con người khác động vật cơ bản ở ý thức xã hội, việc hình thành ý thức xã hội do quá trình tương tác giữa người với người. Dưới góc độ xã hội học, quá trình đó được thực hiện qua ba môi trường cơ bản: gia đình, nhà trường và xã hội, đó cũng là quá trình xã hội hóa ở mỗi cá nhân. Như vậy, con người hoàn thiện và trưởng thành cá nhân và mang tính xã hội hơn là nhờ sự tương tác giữa các cá nhân với nhau. Sư tương tác này luôn diễn ra trong một tổ chức cụ thể. Tổ chức này, tồn tại ở nhiều dạng với nhiều quy mô khác nhau từ gia đình, trường học, các nhóm, hội, cho đến nhà nước và cả thế giới.

Trong mỗi tổ chức, các cá nhân tương tác, học hỏi, xung đột, phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Do đó, khi con người tham gia vào càng nhiều tổ chức, con người học hỏi, trưởng thành ngày càng nhanh chóng. Khi con người ít hoặc bị

tách ra khỏi các nhóm con người sẽ khó phát triển hoàn thiện và đẫn đến sự lệch lạc về mặt hành vi.

Con người tham gia vào tổ chức với nhiều vai trò khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, đặc biệt là những đam mê và sở thích riêng. Nhiều cá nhân tham gia vào tổ chức bên cạnh nhữn mục tiêu chung họ sử dụng tổ chức như một công cụ, một môi trường để theo đuổi, thỏa mãn nhữn nhu cầu cá nhân.

Trong một tổ chức, sự phát triển sự nghiệp của cá nhân, thể hiện qua việc cải thiện khả năng và thành tích khi thực hiện nhiệm vụ, điều này cũng làm tăng năng lực và hoàn thiện ở mỗi cá nhân. Việc các cá nhân tham gia vào nhiều tổ chức khác nhau sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa bản thân, cá nhân sẽ hoàn thiện mình hơn, học hỏi được nhiều kỹ năng hơn. Khi cá nhân tách ra khỏi đời sống xã hội mà cụ thể là các tổ chức họ sẽ có xu hướng phát triển phần “con” với các hành vi bản năng nhiều hơn. Như vậy, tổ chức là môi trường đầu tiên, môi trường xuyên suốt để con người thể hiện, thỏa mãn, hoàn thiện và phát triển nhu cầu, kỹ năng của mình.

Như vậy, tổ chức không chỉ đơn giản là “không gian sống” là “phương tiện để đạt mục tiêu” của mỗi cá nhân, mà còn là nơi họ hoạt động, trưởng thành, tiếp thu và chia sẻ tri thức, kinh nghiệm sống...để từ đó nâng cao và hoàn thiện bản thân cũng như chất lượng cuộc sống.

1.3.2. Vai trò của tổ chức đối với sự phát triển xã hội

Tổ chức là nơi tập hợp những cá nhân riêng lẻ tạo thành một thể thống nhất tham gia góp phần tạo nên xã hội, xây dựng xã hội, phát triển xã hội. Vai trò của tổ chức được khẳng định trong quan điểm “tổ chức là tế bào của xã hội”. Như vậy, tế bào khỏe, xã hội sẽ vững mạnh và phát triển, ngược lại tế bào yếu làm cho xã hội bất ổn và yếu đi.

Khi xã hội chuyển động và phát triển, cũng chính là sự chuyển đổi của mỗi tổ chức và con người trong tổ chức đó. Và khi tổ chức vẫn động biến đổi cũng góp phần làm cho xã hội biến đổi theo. Trong tác phẩm “Tổ chức và chuyển đổi xã hội” (1976), của tác giả Gabriel đã đưa ra nhận định: “Tổ chức là một sản phẩm sau của quá trình chuyển đổi xã hội - nếu xét về sự mở rộng về số lượng và

cơ cấu chất lượng– và có thể được coi là một đại lượng quan trọng của sự chuyển đổi xã hội”. Trong lịch sử phát triển của loài người, qua các mô hình, hình thái khác nhau cũng chính là sự biến đổi của các tổ chức từ sơ khai, nhóm nhỏ ban đầu, đến các tổ chức được thiết kế xây dựng như những cỗ máy, cho đến những tổ chức mềm dẻo mang tính xã hội và được liên kết mang tính toàn cầu. Sự phát triển của các tổ chức qua các mô hình cũng phù hợp với sự biến đổi và phát triển của xã hội.

Sự chuyển biến trong mỗi tổ chức cũng là một phần sự chuyển biến trong xã hội. Trong tác phẩm “Các nghiệp đoàn và xã hội hiện đại” (1991), của tác giả Coleman J.S đã đưa ra nhận định “Thông qua các tổ chức, những sự giải quyết vấn đề đã từng được khẳng định được nêu lên để áp dụng lâu dài và các giải pháp mới được kiểm nghiệm. Với trình độ đạt tới hình thức chủ yếu của việc giải quyết các vấn đề sinh tồn và tồn tại của mình, bản thân các tổ chức đã trở thành những nhân tố quan trọng của sự tiếp tục phát triển xã hội”. Sự chuyển biến xã hội cần phải được thực hiện ban đầu từ chính trong các tổ chức, trong đó yếu tố thay đổi trong quan điểm, tư duy của con người bên trong tổ chức được đặt lên hàng đầu. Tổ chức cũng dược coi như một xã hội thu nhỏ, những biến động của mỗi tổ chức đều được coi là tác nhân kích thích, đồng thời tạo sức ép làm cho xã hội biến chuyển. Sự biến chuyển đó có thể theo chiều hướng tích cực, những cũng có thể theo chiều hướng tiêu cực tùy thuộc vào sự thay đổi trong mỗi tổ chức.

1.4. Phân loại tổ chức

Việc phân loại tổ chức là công việc phức tạp vì nội hàm khái niệm tổ chức rộng, chưa thống nhất. Tuy nhiên, việc phân loại tổ chức là rất cần thiết khi nghiên cứu về tổ chức. Hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau về cách phân loại tổ chức, cho nên việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Dựa trên các tiêu chí, có thể phân loại tổ chức như sau:

1.4.1. Phân loại theo tính chất hoạt động của tổ chức

Tổ chức chính thức. Là những tổ chức được thừa nhận, có cơ cấu tổ chức, mục tiêu rõ ràng, các thành viên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công rõ ràng. Trong tổ chức chính thức bao giờ cũng có sự phân chia thành các

nhóm chỉ huy và nhóm tác nghiệp.

Tổ chức phi chính thức (không chính thức): là những tổ chức không được thừa nhận, các thành viên tham gia mang tính cảm tính và theo đuổi những mục tiêu cá nhân. Các cá nhân tham gia có thể vì mục tiêu lợi ích (nhóm lợi ích) hoặc chỉ nhằm chia sẻ những quan điểm, tình cảm (nhóm bạn bè).

1.4.2. Phân loại theo thời gian tồn tại và làm việc của tổ chức

- Tổ chức ổn định: Tổ chức không xác định thời gian tồn tại, có thể mãi mãi. Mục tiêu của tổ chức mang tính ổn định, lâu dài.

- Tổ chức tạm thời: Tổ chức chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian xác định, thực hiện nhiệm vụ nhất định. Mục tiêu của tổ chức mang tính tạm thời.

1.4.3. Phân loại theo quy mô

- Tổ chức quy mô lớn

- Tổ chức quy mô trung bình - Tổ chức quy mô nhỏ

Việc phân chia quy mô của tổ chức lớn, trung bình, nhỏ chỉ mang tính chất tương đối và hiện nay cũng không có quy định chung về các tiêu chí quy mô. Chỉ có khu vực doanh nghiệp, theo quy định hiện nay được chia thành các quy mô cụ thể.

Theo Nghị định quy định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤10 người và tổng doanh thu của năm ≤ 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤ 10 người và tổng doanh thu của năm ≤ 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân

năm ≤ 100 người và tổng doanh thu của năm ≤ 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤ 50 người và tổng doanh thu của năm ≤ 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤200 người và tổng doanh thu của năm ≤200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm ≤100 người và tổng doanh thu của năm ≤300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.

Có thể tóm tắt các tiêu chí bằng bảng sau: Loại

hình/Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Doanh thu hoặc nguồn vốn Số lao động Doanh thu hoặc nguồn vốn Số lao động Doanh thu hoặc nguồn vốn Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp =< 10 người (tham gia BHXH) =< 3 tỷ đồng =< 100 người (tham gia BHXH) Doanh thu =< 50 tỷ đồng hoặc nguồn vốn =< 20 tỷ đồng =< 200 người (tham gia BHXH) Doanh thu =< 200 tỷ đồng hoặc nguồn vốn =< 100 tỷ đồng

mại người (tham gia BHXH) đồng hoặc nguồn vốn =< 3 tỷ đồng người (tham gia BHXH) thu =< 100 tỷ đồng hoặc nguồn vốn =< 50 tỷ đồng người (tham gia BHXH) =< 300 tỷ đồng hoặc nguồn vốn =< 100 tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả trên cơ sở Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ

Đối với doanh nghiêp lớn, hiện nay chưa có khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp lớn mà thường chỉ sử dụng quy mô của doanh nghiệp để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí đánh giá là các doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 tiêu chí đó chính là có tổng nguồn vốn đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổng số người lao động từ 300 người trở lên.

Xác định quy mô doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

Đối với doanh nghiệp Thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và có số lao động từ 50 đến 100 người.

1.4.4. Phân loại theo hình thức sở hữu

- Tổ chức tự trị: là những tổ chức do các thành viên tham gia cùng đóng góp, tự quản lý lấy nhau, thực hiện những mục tiêu do các thành viên cùng xác lập như các nhóm, hội, tự nguyện...

- Tổ chức tư nhân: là những tổ chức do một hoặc một vài cá nhân đầu tư, bỏ nguồn lực để thành lập. Mục tiêu của tổ chức do các cá nhân thành lập xây dựng như các Công ty, doanh nghiệp....do các cá nhân thành lập.

- Tổ chức công: là tổ chức do cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, thành lập để thực hiện mục tiêu chung của nhà nước như UBND các cấp, các Bộ, các Sở...

1.4.5. Phân loại theo mục tiêu lợi nhuận

- Tổ chức lợi nhuận: là những tổ chức ra đời, tồn tại vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp đều vì lợi nhuận

- Tổ chức phi lợi nhuận: là những tổ chức ra đời, tồn tại không nhằm tìm kiếm lợi nhuận mà chỉ nhằm mục đích giải quyết một vấn đề xã hội nào đó.

1.5. Mối quan hệ giữa khoa học tổ chức với các khoa học khác

Từ nội hàm khái niệm tổ chức cho thấy khoa học tổ chức là một ngành khoa học tổng hợp đa ngành, liên ngành và mang tính hệ thống. Để hiểu và nghiên cứu thấu đáo về khoa học tổ chức không thể không có kiến thức nền tảng, sự hiểu biết về các ngành khoa học khác. Việc phân định mối quan hệ khoa học tổ chức với các ngành khoa học khác chỉ mang tính chất tương đối, ngành khoa học nào bao trùm nên ngành khoa học nào rất khó xác định. Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể xác định được mối quan hệ, tác động qua lại và bổ trợ cho nhau giữa lĩnh vực khoa học tổ chức với các ngành khoa học khác.

1.5.1. Tổ chức học với khoa học quản lý, lãnh đạo

Cũng giống như ngành khoa học tổ chức, ngành khoa học quản lý có nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau. Có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau về quản lý nhưng bản chất của quản lý là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thành công việc và biết chắc rằng họ đã hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Với bản chất đó, có thể khái quát về khoa học quản lý như sau:

Khoa học quản lý là một ngành khoa học nghiên cứu có hệ thống các hoạt động quản lý giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều môi trường luôn biến động.

+ Thứ nhất: Bản chất của quản lý được được biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thông qua các nhân tố: ý thức, quyền lực, nguyên tắc, phương pháp và các chức năng của quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiẻm tra).

+ Thứ hai : Bản chất của quản lý được biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thông qua quyền lực.

Khi xem xét mối quan hệ giữa khoa học tổ chức và khoa học quản lý vẫn còn nhiều tranh cãi về việc ngành khoa học nào có trước, ngành nào bao trùm nên ngành nào.

Ở quan điểm thứ nhất cho rằng ngành khoa học quản lý ra đời trước vì hoạt động quản lý bao giờ cũng diễn ra trong một tổ chức cụ thể, tổ chức muốn ra đời, tồn tại, phát triển phải có hoạt động quản lý. Với quan điểm này khoa học quản lý bao trùm nên khoa học tổ chức, nói cách khác khoa học tổ chức ra đời sau.

Ở quan điểm thứ hai lại cho rằng ngành khoa học tổ chức ra đời trước vì hoạt động quản lý muốn diễn ra được thì phải có tổ chức cụ thể và chỉ khi có tổ chức thì mới xuất hiện hoạt động quản lý. Với quan điểm này khoa học tổ chức bao trùm nên khoa học quản lý và ngành khoa học quản lý ra đời sau.

Việc phân định ngành khoa học nào ra đời trước, ngành nào ra đời sau không quan trọng bởi việc ra đời trước hay sau không quyết định đến tính khoa học của ngành học đó. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ, tác động, tương hỗ lần nhau giữa các ngành khoa học là rất quan trọng. Đối với ngành khoa học tổ chức và khoa học quản lý có mối quan hệ tác động, tương hỗ nhau rất lớn trong quá trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu một ngành khoa học tổ chức không thể đầy đủ và toàn diện nếu thiếu đi nền tảng khoa học của ngành khoa học quản lý và ngược lại.

1.5.2. Tổ chức học với khoa học hành vi

Trong tổ chức mỗi cá nhân có một hoàn cảnh riêng, lối sống riêng...điều đó tạo ra một tâm lý riêng. Nhà quản lý cần phải nắm bắt được tâm lý của các thành viên trong tổ chức nhưng điều đó không dễ dàng. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay đòi hỏi nhà quản lý phải rất năng động và có những khả năng nhất

định đặc biệt là khả năng nắm bắt và điều khiển con người.

Hành vi là biểu hiện của thế giới nội tâm, thế giới tinh thần của con người. Hành vi con người vô cùng quan trọng vì nó là dấu hiệu duy nhất để có thể quan sát được bản chất của con người. Hành vi có thể che đậy tâm lý, ý đồ của con

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Tổ chức học bản cuối 26.12 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w