Dư nợ hộ sản xuất quá hạn giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 67 - 69)

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêuNăm 201720182019 Tổng dư nợ HSX 172,9 186,6 207,6 Trong đó: Nợ quá hạn HSX 0,0234 0,04 0,1411 Tỷ trọng (%) 0.0135% 0,0214% 0,068%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2019)[2]

Tỷ trọng nợ quá hạn HSX tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 0,0135% năm 2017 đến năm 2019 tỷ lệ này tăng lên 0,068%. (Bảng 2.13). Trong năm 2019, tuy tổng dư nợ HSX của Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn tăng nhưng kèm theo đó rủi ro tín dụng HSX cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía Khách hàng và Ngân hàng.

* Từ phía ngân hàng:

+ Trong những năm qua, dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng, địa bàn hoạt động rộng, số hộ vay vốn nhỏ lẻ ngày càng nhiều (năm 2019 tổng số HSX vay vốn lên đến 4073 hộ), trong khi số lượng cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự quá tải trong công việc nhiều khi kiểm tra hồ sơ thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế. Một số cán bộ còn hạn chế về năng lực nên khơng phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến nợ quá hạn.

+ Việc một số cán bộ tín dụng chạy theo chỉ tiêu dư nợ, ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.

* Từ phía khách hàng:

+ Khách hàng HSX tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn chủ yếu là các hộ sản xuất nông lâm nghiệp (chiếm 48,1% tổng số HSX vay vốn) với quy mơ nhỏ, manh mún; tình hình hoạt động sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, biến động giá cả, trình độ quản lý thấp. Mặt khác, vốn tự có của hộ sản xuất cịn thấp, ít tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lao động tuy được nâng cao nhưng không ổn định.

+ Một số khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, thay vì sử dụng vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng mà họ lại sử dụng vào mục đích khác như mua sắm tiêu dùng. Điều này dẫn đến nguy cơ khách hàng không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng khi đến hạn.

+ Thiếu kiến thức về vay nợ cũng như thiếu tinh thần hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ. Nhiều khách hàng sau khi vay nợ xong, thiếu thiện chí trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng thời hạn đã thỏa thuận vì nghĩ chỉ cần trả nợ là được, không quan trọng thời gian. Điều này dẫn đến việc nợ quá hạn kéo dài, đơi khi cịn dẫn đến nợ xấu.

+ Gian lận trong việc vay vốn ngân hàng, một số trường hợp khách hàng vay dùm người thân, khi đến hạn người sử dụng vốn vay không trả được nợ hoặc đã bỏ

trốn. Lúc này, hộ vay vốn do chủ quan, tin tưởng vào người thân nên khơng có nguồn thu nhập để trả nợ khi đến hạn.

b. Tỷ lệ nợ xấu HSX/Tổng dư nợ HSX

Qua việc đánh giá tình hình nợ quá hạn HSX nêu trên, tỷ trọng nợ xấu HSX của Chi nhánh được thể hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 67 - 69)