ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠ

PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện Quế Sơn cũng như căn cứ vào định hướng chung của tồn hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Quảng Nam. PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện quế Sơn đặt mục tiêu cần nắm bắt kịp thời dự án đầu tư, đối tượng đầu tư theo từng vùng, từng địa bàn trọng điểm, để thực hiện đầu tư có trọng tâm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn, nông nghiệp.

- Tiếp tục tiếp nhận chỉ đạo và quan tâm của NHCSXH Tỉnh và lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương trong cơng tác triển khai hoạt động tín dụng và quản trị RRTD. Chủ động và tích cực phối hợp với các ngành, hội, đồn thể và UBND các địa phương để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng Hộ sản xuất trên địa bàn; gắn kết chặt chẽ giữa tín dụng Hộ sản xuất với các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ chung cho chương trình vay Hộ sản xuất trong giai đoạn mới khoảng 25 – 30%/năm và đạt 100% kế hoạch được giao. Nâng cao mức cho vay bình quân/hộ lên 25 triệu đồng/hộ vay vốn. Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% đối với từng chương trình vay so với tổng dư nợ, kiểm soát nợ xấu. Tỷ lệ thu nợ đạt từ 95% trở lên và tỷ lệ thu lãi đạt trên 100%.

- Cần nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thơng tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, nhằm hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chú trọng đến việc xử lý thơng tin, vì thơng tin thu thập rất đa dạng, cần có sự lựa chọn, sàn lọc để biết được những thơng tin chính xác của khách hàng, giúp cho việc phân loại khách hàng được tốt hơn.Trong hoạt động cho vay, thơng tin đóng vai trị tiên quyết trong tiến trình ra quyết định của ngân hàng là đầu tư hay không. Đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động này sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu cho công tác đánh giá nội bộ, hỗ trợ thực hiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay HSX.

- Phân loại khách hàng cũng là bước quan trọng trong tiến trình cho vay theo định kỳ đối với từng khách hàng và đối với từng nhóm nợ. Để xác định và duy trì đầu tư tín dụng với HSX có hiệu quả. Phịng giao dịch cần thực hiện tập trung sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng và thực hiện mơ hình thẩm định, đánh giá, xếp hạng tín dụng và duyệt cấp hạng mức tín dụng đối với từng khách hàng theo thơng lệ quốc tế, địi hỏi sự đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để thực hiện việc xếp loại tín dụng nội bộ. Vì vậy Phịng giao dịch cần thực hiện công tác nhập dữ liệu phải được cập nhật, lưu trữ đầy đủ và chính xác.

- Tiếp tục xem xét kiện toàn và củng cố hoạt động của Tổ TK&VV. Phối hợp với các Hội, đoàn thể nhận uỷ thác tiếp tục thực hiện tốt các nội dung, công việc nhận uỷ thác vốn vay theo đúng thỏa thuận. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; tăng cường cơng tác kiểm tra, đối chiếu nợ vay, tiền gởi tiết kiệm đến khách hàng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN

3.2.1. Giải pháp đới với cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng

* Tách bạch các khâu trong hoạt động tín dụng:Cần phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chun mơn khác nhau như:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp xúc khách hàng,thực hiện chun sâu để thu thập thơng tin về tình hình phát triển kinh tế, nơng nghiệp, sản xuất kinh doanh, mơ hình hay dự án của khách hàng

+ Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chủ yếu thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát q trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng,

+ Bộ phận tác nghiệp thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý các khoản vay…

Việc cơ cấu lại các khâu trong hoạt động tín dụng như vậy nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng của Phịng giao dịch hơn. Việc tách bạch

các bộ phận riêng lẽ sẽ giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chun mơn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích, phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp việc nhận dạng rủi ro tiềm tàng và có biện pháp phịng ngừa thích hợp, đồng thời sẽ tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, sớm phát hiện và giảm thiểu rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của nhiều ngân hàng hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế.

* Hồn thiện và tn thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng

Tn thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính chất ngun tắc trong quy trình cấp tín dụng, như: Năng lực pháp lý của khách hàng, tư cách của khách hàng, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay.

Coi trọng kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng có hệ thống làm căn cứ phân loại khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động dầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết định chính sách tín dụng cho mối loại đối tượng khách hàng, là cơ sở xác định các chính sách, chế độ ưu tiên về lãi suất, các chính sách ưu đái khách hàng khác.

Khi quy mô ngày càng mở rộng, ngân hàng càng phải hồn thiện hơn các quy định, chính sách của mình hướng tới sự chuyên nghiệp và quản lý rủi ro. Các quy định, thủ tục pháp lý của các ngân hàng được đưa vào quy trình chuẩn, rất khắt khe trong các thủ tục pháp lý. Chính vì vậy, đơi khi làm khách hàng cảm thấy khó khăn và phức tạp trong việc tiếp cận vốn vay tại ngân hàng. Nhân viên cần hỗ trợ cho khách hàng, hướng dẫn và chuẩn bị chu đáo các thủ tục để giúp khách hàng khơng cảm thấy khó khăn trong vấn đề thủ tục.

* Nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và tổ TK&VV

- Cá nhân, tổ chức làm công tác nhận uỷ thác thay đổi nhiều, thường xuyên, nên PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn cần thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn lại cho cán bộ xã, cán bộ Hội đồn thể và Tổ TK&VV góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác và Tổ TK&VV.

Về hoạt động của Tổ TK&VV: Số lượng tổ TK&VV cần sắp xếp theo hướng tinh gọn, mỗi tổ nên có ít nhất từ 20 tổ viên trở lên và dư nợ bình quân 1 tổ phải đủ

lớn trên 500 triệu đồng để tiền hoa hồng cho Tổ trưởng Tổ TK&VV tương đối ổn định, đảm bảo cuộc sống và gắn bó với nghề.

- Làm tốt phong trào thi đua trong các đoàn thể và trong các tổ tiết kiệm và vay vốn

- Thay đổi tỷ lệ chi trả phí ủy thác cho đồn thể các cấp theo hướng hợp lý hơn.

* Tăng cường công tác dự báo những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn:Việc dự báo

rủi ro đóng vai trị quan trọng trong hoạt động Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Khi nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên, tại ngân hàng sẽ có danh mục lên tới hàng trăm khách hàng đang có dư nợ tín dụng, điều này đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng tăng theo, gây áp lực không nhỏ với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, nhu cầu cần có hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng giúp phát hiện sớm khách hàng có rủi ro suy giảm khả năng trả nợ. Từ đó, ngân hàng có thể dành thời gian tập trung nhiều hơn vào đúng đối tượng và đưa ra các phương án hỗ trợ khách hàng như tăng cường điều kiện tài sản bảo đảm, hay rút giảm dư nợ tín dụng. Yêu cầu để ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng trong hoạt động quản trị rủi ro, trong tương lai ngân hàng cần phải xây và ứng dụng đồng bộ Hệ thống kho dữ liệu khách hàng, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hệ thống Quản lý rủi ro tín dụng. Có như vậy cơng tác dự báo rủi ro mới có thể chuyển từ phương pháp đánh giá rủi ro định tính sang định lượng và đưa ra dự báo chính xác kịp thời.

3.2.2. Giải pháp đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng

Để cơng tác đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng đem lại hiệu quả, PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơncần xây dựng hệ thống, quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng cụ thể, rõ ràng trong suốt quá trình cho vay từ thẩm định đến tất toán khoản vay

Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thơng qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện theo các 04 bước sau:

Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn:

 Hồ sơ khách hàng cung cấp

 Phỏng vấn trực tiếp, đến trực tiếp nơi ở khách hàng

 Các nguồn khác (các tổ chức đoàn thể tại địa phương: hội phụ nữ, hội nông dân, UBND xã/phường…)

Bước 2: Chấm điểm các tiêu chí: thơng tin về nhân thân, thơng tin về hoạt động kinh doanh, phương án /dự án SXKD,thông tin về tài sản bảo đảm theo từng khoản mục cụ thể sau:

Các thông tin về nhân thân:

+ Tuổi tác

+ Trình độ học vấn + Tiền án tiền sự + Tình trạng chỗ ở

+ Số người ăn theo/phụ thuộc + Cơ cấu gia đình

+ Thu nhập cá nhân

+ Đánh giá nhân thân của người thân trong gia đình

+ Đánh giá của cán bộ tín dụng về mối quan hệ giữa người vay với các thành viên trong gia đình

Các thông tin về hoạt động kinh doanh, phương án/dự án SXKD

+ Lĩnh vực kinh doanh

+ Thời gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hiện tại + Quy mô sản xuất kinh doanh

+ Rủi ro liên quan đến ngành nghề kinh doanh (mức độ cạnh tranh, tốc độ phát triển của ngành)

+ Khả năng sinh lời của phương án kinh doanh (Lợi nhuận dự kiến từ PAKD/Doanh thu dự kiến từ PAKD )

+ Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ (gốc + lãi) theo kế hoạch trả nợ

+ Tính khả thi của phương án / dự án SXKD theo đánh giá của CBTD + Đánh giá của CBTD về nguồn trả nợ của khách hàng trong quý tới

- Các thông tin quan hệ với ngân hàng

+ Tình hình trả nợ tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn + Tình hình trả nợ tại các ngân hàng khác

+ Các dịch vụ khác sử dụng của PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn

Các thông tin về tài sản bảo đảm

+ Loại tài sản bảo đảm

+ Tính chất sở hữu tài sản bảo đảm

+ Xu hướng giảm giá trị của tài sản bảo đảm trong 12 tháng qua theo đánh giá của CBTD

Các tiêu chí trên được thực hiện trên hệ thống Giải pháp ngân hàng toàn diện –TCBS.Sau khi đánh giá lựa chọn các tiêu chí, hệ thống sẽ đưa ra số điểm và phân loại cụ thể cho từng khách hàng theo quy định cụ thể như sau:

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D; những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CCC trở xuống sẽ khơng cho vay.

Bước 3: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH Bước 4: Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc ra quyết định tín dụng.

Bảng 3.1.Danh mục xếp hạng khách hàng

LoạiCấp tín dụng

AAA Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng AA Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng A Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng

BBB Cấp tín dụng với hạn mức dựa vào phương án đảm bảo tiền vay BB Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng hiệu quả

B Khơng khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ CCC Từ chối cấp tín dụng

CC Từ chối cấp tín dụng C Từ chối cấp tín dụng D Từ chối cấp tín dụng

3.2.3. Giải pháp đới với cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng

* Kiểm sốt chặt chẽ q trình trước khi cấp tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân

Quá trình kiểm tra giám sát phải được thực hiện thường xuyên liên tục đặc biệt ở những thời điểm nhạy cảm như: trước, trong và sau khi giải ngân, khi thị trường có biến động về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang kinh doanh, khi khách hàng có hiện tượng chậm trả gốc, lãi, khi khách hàng tăng hay có những thơng tin bất thường liên quan đến khách hàng...Việc kiểm tra giám sát khách hàng kịp thời, nhanh chóng sẽ giúp cho chi nhánh kiểm sốt được tình hình và nhanh chóng đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, việc tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát khách hàng cũng sẽ hạn chế được ý đồ không trung thực, lừa gạt của khách hàng đối với ngân hàng trong suốt quá trình vay vốn.

Kiểm tra, giám sát trước khi giải ngân:Bên cạnh việc kiểm tra đánh giá thông tin cá nhân của khách hàng thì trong bước này thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh được coi là rất quan trọng trước khi quyết định cấp tín dụng. Nên Ngân hàng phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện. Khi tiến hành thẩm định tín dụng cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Làm rõ tính khả thi của phương ánnhư: các mặt tổ chức thực hiện, kỹ thuật, nguồn vốn...,

- Làm rõ tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của dự án/ phương án đó (phân tích dịng tiền, tỷ suất lợi nhuận.)

- Ngân hàng cần phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính như: uy tín của HSX, mơ hình sản xuất, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng (giá cả, đối thủ cạnh tranh) và tính hợp lý của dự án/ phương án.

- Đặc biệt phải đi sâu tìm hiểu lợi nhuận của HSX có phải do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay khơng nhằm phịng ngừa các HSX vay vốn không đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính (như vay tiêu dùng...) dễ phát sinh rủi ro dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.

Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân khoản vay cần thực hiện các nhiệm vụ:

Trên thực tế Ngân hàng không thể đặt hết niềm tin vào sự trung thực của khách hàng hay những thông tin mà bên nhận ủy thác cung cấp liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Do đó, Ngân hàng cần chủ động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

- Cập nhật thơng tin thị trường có biến động về sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đang kinh doanh.

- Theo dõi lịch trình trả gốc, lãi của khách hàng, cần quan tâm thu hồi nợ theo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w