6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠ
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN 2.3.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng
Các năm qua, công tác nhận diện rủi ro tín dụng hộ sản xuất chủ yếu thông qua quá trình: tiếp xúc khách hàng, chính quyền địa phương, những người xung quanh nơi hộ sản xuất cư trú, phân tích hồ sơ vay vốn, việc kiểm tra thực tế,… nhằm nắm được các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nhận diện rủi ro tín dụng. Việc thu thập thông tin được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay:
Cụ thể như sau:
Tiếp xúc khách hàng: Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp khách hàng cán bộ tín dụng có thể nhận biết hộ vay có đủ sức lao động hay không, từ đó có thể loại trừ các hộ vay đang còn trong độ tuổi lao động nhưng không có sức lao động như đau yếu, hộ vay tàn tật, hộ tâm thần, thần kinh không bình thường....
Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là nơi hộ dân nhận được những quyền lợi của mình, bên cạnh đó hộ dân cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người công dân và chấp hành các quy định của Nhà nước như nộp thuế nhà đất, thuế nông nghiệp, tiền đổ rác, tiền hội viên phụ nữ, nông dân... những hộ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này tức là hộ hay chay ỳ. Khi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội hồ sơ vay vốn của hộ vay khi Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã nhận từ tổ trưởng tổ TK&VV phải trình Chủ tịch UBND xã, Thị trấn ký xét duyệt, tùy từng trường hợp Chủ tịch UBND xã, thị trấn có thể không ký hồ sơ vì hộ vay không thực hiền đầy đủ nghĩa vụ của mình. Như vây Ngân hàng Chính sách xã hội đã loại trừ được phần nào hộ vay chay ỳ sau khi nhận tiền vay
Những người xung quanh nơi hộ sản xuất cư trú: Vì Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay thông qua tín chấp của tổ trưởng tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận ủy thác chứ không có tài sản thế chấp vì thế hồ sơ cho vay đơn giản và dễ dàng. Tổ trưởng tổ TK&VV đôi khi thiết lập hồ sơ còn mang tính chất cảm tính không khách
quan, cung cấp thông tìn về hộ vay cho ngân hàng không chính xác như hộ vay hay cờ bạc, hay đi khỏi địa phương, hộ vay dạng siêng ăn nhác làm....Những trường hợp này thì thông qua những người xung quanh nơi hộ vay sinh sống Ngân hàng có thể biết được chính xác các thông tin trên để quyết định có cho vay hay không cho vay các hộ này.
Phân tích hồ sơ cho vay: thông qua hồ sơ cho vay xem xét độ tuổi của người vay có quá lớn tuổi hay quá nhỏ tuổi không, gia đình hộ vay có bao nhiêu người, nếu từ 2 người trên 18 thì các thành viên của gia đình hộ vay có ký xác nhận đầy đủ không (trên giấy ủy quền có sự chứng kiến của trưởng thôn xác nhận của UBND xã)
Kiểm tra thực tế: đến tận nhà hộ sản xuất kiểm tra xem điều kiện kinh tế thực tế, hộ vay thực sự có mô hình sản xuất hay không, mô hình sản xuất thực tế có đúng hồ sơ cho vay không, mô hình sản xuất có phù hợp với điều kiện thực tế của hộ vay không, tiềm lực của hộ vay tới đâu....từ đó quyết định có cho vay hay không, cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu tiền là hợp lý đối với từng hộ vay.
Thực tế những năm qua cho thấy, công tác nhận diện rủi ro tín dụng hộ sản xuất của Phòng giao dịch còn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như: không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, tiếp xúc trực tiếp khách hàng khi hồ sơ của khách hàng đã được phê duyệt khách hàng cũng đã đến điểm giao dịch để nhận tiền nhưng thấy khách hàng không đủ điều kiện vay mới từ chối cho vay, chưa có hệ thống thông tin và xử lý thông tin thị trường, công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được chú trọng đúng mức.
Bên cạnh đó, một vài cán bộ tín dụng còn hạn chế về việc tiếp cận địa bàn do nhân sự thay đổi thường xuyên, một cán bộ tín dụng phải thay đổi địa bàn phụ trách trong thồi gian ngắn. Vì thế chất lượng trong việc giải quyết hồ sơ cho vay còn hạn chế do không nắm rỏ địa bàn quản lý...Thực tế việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích chưa, hay mô hình kinh doanh của khách hàng có đảm bảo để trả nợ không.... cán bộ tín dụng cũng chưa nắm rõ từ đó dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu khách hàng tăng.
2.3.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại PGD Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn được thực hiện chủ yếu dựa trên hoạt động chấm điểm, xếp hạng khách hàng và đánh giá khách hàng theo các bước trong đo lường rủi ro theo các thông tin:
+ Các thông tin về nhân thân
+ Các thông tin về hoạt động kinh doanh, phương án /dự án SXKD + Các thông tin quan hệ với ngân hàng
+ Các thông tin về tài sản bảo đảm
Từ các thông tin về khách hàng thu thập được Tổ TK&VV trả lời đầy đủ các câu hỏi như:
+ Tư cách của khách hàng vay có tin tưởng được không? + Mục đích của khoản vay để làm gì?
+ Nguồn để trả nợ? (dòng tiền và khả năng trả nợ)
+ Khả năng kiểm soát khoản vay: ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay không?
+ Năng lực quản lý, điều hành công việc của khách hàng? + Thực trạng tài chính của khách hàng vay?
Đáp án trả lời sẽ là cơ sở để đánh giá đưa ra quyết định cho vay hay không đối với khách hàng.
Tuy nhiên, việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của nhân viên tín dụng và từ những thông tin được cung cấp bởi người vay và chính quyền địa phương (đơn vị ủy thác), công tác kiểm tra xác thực thông tin chưa thật sự được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Hơn nữa, hoạt động này chưa thực hiện một cách thường xuyên, còn mang tính hình thức, chưa thật sự đánh giá đúng theo thực tế của khách hàng, còn bị ảnh hưởng bởi khách hàng là người thân, người quen nên chưa phản ánh kịp thời mức độ rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng cũng như từng khoản vay.
Cụ thể việc chấm điểm khách hàng thông qua chất lượng tín dụng của tổ trưởng Tổ TK&VV.Thang điểm xếp loại tổ TK&VV như sau:
TT Thang điểm xếp loại Xếp loại tổ
1 Từ 85 đến 100 điểm Tốt
2 Từ 70 đến dưới 85 điểm Khá
3 Từ 50 đến dưới 70 điểm Trung bình
4 Dưới 50 điểm Yếu kém
2.3.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn được chú trọng thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được quan tâm và tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, các món nợ đến hạn được tập trung đôn đốc thu hồi và xử lý đúng quy định. Đến năm cuối năm 2019, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng, có hai chương trình cho vay tăng trưởng cao so với đầu năm, nợ đến hạn luôn được xử lý kịp thời và đúng quy định, nợ quá hạn được kiểm soát tốt. Để chủ động kiểm soát rủi ro, chi nhánh giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện tổng rà soát hồ sơ tín dụng, chất lượng tín dụng; tổ chức phân tích, đánh giá chi tiết từng khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thu hồi; đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo, tính pháp lý của tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán của các tài sản để đưa ra biện pháp xử lý tài sản thu hồi nợ phù hợp; định kỳ chậm nhất ngày 10 hàng tháng, Tổ trưởng Tổ TK&VV báo cáo về Giám đốc PGD.
PGD Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Quế Sơn chú trọng thực hiện theo các bước trong quá trình kiểm soát như công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hoạt động này đã được ngân hàng duy trì trong nhiều năm qua để nắm bắt kịp thời những rủi ro nhằm hạn chế tối thiểu tổn thất của ngân hàng.
Đối với hình thức cho vay trực tiếp người vay trực tiếp làm thủ tục, nhận tiền và thanh toán tiền gốc lãi với NHCSXH. Đối tượng vay vốn của phương thức này là những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn nhưng phải thế chấp tài sản như: cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn
Đối với hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội Quy trình cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn trải qua quy trình gồm 8 bước như Hình 2.5.
+ Bước 1. Khách hàng viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV;
+ Bước 2. Tổ vay vốn bình xét hộ được cho vay và gửi danh sách đề nghị vay vốn lên UBND xã, thị trấn;
+ Bước 3. UBND xã, thị trấn xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng; + Bước 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND xã, thị trấn;
+ Bước 5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội;
+ Bước 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV;
+ Bước 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn;
+ Bước 8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình vay vốn.
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn
Riêng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm nguồn vốn Trung Ương, NHCSXH và Phòng lao động thương binh và xã hội cùng phối hợp thẩm
định dự án, UBND huyện phê duyệt quyết định cho vay. Đối với các chương trình cho vay trực tiếp khác: NHCSXH tự thẩm định và phê duyệt cho vay.
Lãi suất cho vay: NHCSXH áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi, mức lãi suất áp dụng từng thời kỳ do Thủ tướng chính phủ quy định.
Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối tượng đầu tư. Tuy nhiên, HĐQT có quy định mức cho vay tối đa đối với từng chính sách vay vốn
Tuy nhiên, việc thực hiện còn theo kiểu khuôn mẫu, việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng nợ xấu, khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương, khách hàng chây ỳ không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm dễ thu hồi nợ còn cao.
a. Dư nợ hộ sản xuất quá hạn
Nhận thức được mức độ quan trọng của nợ quá hạn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trong những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn đẩy manh việc giám xác, đôn đốc thu nợ nhằm giảm nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể. Tình hình nợ quá hạn HSX giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện trong Bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Dư nợ hộ sản xuất quá hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Tổng dư nợ HSX 172,9 186,6 207,6 Trong đó: Nợ quá hạn HSX 0,0234 0,04 0,1411 Tỷ trọng (%) 0.0135% 0,0214% 0,068%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2019)[2]
Tỷ trọng nợ quá hạn HSX tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 0,0135% năm 2017 đến năm 2019 tỷ lệ này tăng lên 0,068%. (Bảng 2.13). Trong năm 2019, tuy tổng dư nợ HSX của Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn tăng nhưng kèm theo đó rủi ro tín dụng HSX cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía Khách hàng và Ngân hàng.
* Từ phía ngân hàng:
+ Trong những năm qua, dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng, địa bàn hoạt động rộng, số hộ vay vốn nhỏ lẻ ngày càng nhiều (năm 2019 tổng số HSX vay vốn lên đến 4073 hộ), trong khi số lượng cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự quá tải trong công việc nhiều khi kiểm tra hồ sơ thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế. Một số cán bộ còn hạn chế về năng lực nên không phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến nợ quá hạn.
+ Việc một số cán bộ tín dụng chạy theo chỉ tiêu dư nợ, ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.
* Từ phía khách hàng:
+ Khách hàng HSX tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn chủ yếu là các hộ sản xuất nông lâm nghiệp (chiếm 48,1% tổng số HSX vay vốn) với quy mô nhỏ, manh mún; tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, biến động giá cả, trình độ quản lý thấp. Mặt khác, vốn tự có của hộ sản xuất còn thấp, ít tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lao động tuy được nâng cao nhưng không ổn định.
+ Một số khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thay vì sử dụng vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng mà họ lại sử dụng vào mục đích khác như mua sắm tiêu dùng. Điều này dẫn đến nguy cơ khách hàng không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
+ Thiếu kiến thức về vay nợ cũng như thiếu tinh thần hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ. Nhiều khách hàng sau khi vay nợ xong, thiếu thiện chí trả nợ hoặc trả nợ không đúng thời hạn đã thỏa thuận vì nghĩ chỉ cần trả nợ là được, không quan trọng thời gian. Điều này dẫn đến việc nợ quá hạn kéo dài, đôi khi còn dẫn đến nợ xấu.
+ Gian lận trong việc vay vốn ngân hàng, một số trường hợp khách hàng vay dùm người thân, khi đến hạn người sử dụng vốn vay không trả được nợ hoặc đã bỏ
trốn. Lúc này, hộ vay vốn do chủ quan, tin tưởng vào người thân nên không có nguồn thu nhập để trả nợ khi đến hạn.
b. Tỷ lệ nợ xấu HSX/Tổng dư nợ HSX
Qua việc đánh giá tình hình nợ quá hạn HSX nêu trên, tỷ trọng nợ xấu HSX của Chi nhánh được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Tỷ lệ nợ xấu Hộ sản xuất giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Tổng dư nợ HSX 172,9 186,6 207,6 Trong đó: Nợ xấu HSX 0,0384 0,04 0,2071 Tỷ trọng (%) 0,0222% 0,0214% 0,0998%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2019)[2]
Từ bảng 2.14 ta thấy tình hình nợ xấu HSX của PGD Ngân hàng Chính sách Huyện Quế Sơn tuy rất nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm,đặc biệt có sự tăng mạnh trong năm 2018,cụ thể: năm 2016 là 0,0222%; năm 2017 là 0,0214%; năm 2018 là 0,0998%. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn số HSX nhỏ, lẻ trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động sản xuất, chăn nuôi theo thời vụ, chưa áp dụng được công nghệ, kỹ thuật vào trong sản xuất, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh,…. không chủ động được nguồn vốn để trả nợ. Bên cạnh đó, một số nhân viên tín dụng không nắm được chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ sản