Nguyên nhân các hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 80)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.4.3.Nguyên nhân các hạn chế

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN

2.4.3.Nguyên nhân các hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngân hàng chưa thành lập các bộ phận chuyên trách, phụ trách từng khâu của quy trình thẩm định, nhằm vừa mang tính khách quan, vừa đảm bảo an tồn hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, thu thập thơng tin về tình hình phát triển kinh tế, nơng nghiệp, nông dân, nông thôn một cách kịp thời nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng do sự biến động của nền kinh tế, môi trường tự nhiên...

Năng lực, kinh nghiệm của một vài nhân viên tín dụng cịn hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng như kiến thức về các ngành nghề sản xuất, trình độ phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của cán bộ chưa toàn diện . Một vài nhân viên cịn thiếu trách nhiệm trong cơng việc được giao, trong cho vay bỏ sót một số bước thẩm định, hạ thấp điều kiện vay.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơng tác này chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực trong phòng ngừa hạn chế rủi ro.Do lượng khách hàng nhiều cán bộ thì ít nên việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phần nào cịn hạn chế, sai sót trong quy trình cho vay khơng thể nào tránh khỏi.

Cơng tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay cịn thụ động, chưa kịp thời do phần lớn các món vay cho vay thơng qua tín chấp, vì vậy cơng tác kiểm tra giám sát vốn trước và sau khi cho vay chưa phát huy tác dụng góp phần nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đến khi xảy ra rủi ro thì mới tiến hành thu hồi nợ, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý, thu hồi nợ vay.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, cịn mang tính hình thức, cả nể, ngại va chạm...chưa phát hiện kịp thời những sai sót trong hoat động tín dụng, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính

Cơ chế chính sách của Ngân hàng thực hiện chưa đồng bộ, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng hiệu quả mang lại khơng cao, do lực lượng cán bộ cịn mỏng. Bên cạnh đó, kỹ thuật thu hồi tín dụng của một bộ phận CBTD cịn hạn chế, nợ đến hạn thông báo chưa kịp thời và đa phần thông báo nợ đến hạn gửi thông qua tổ trưởng tổ TK&VV. Vì vậy theo quy định phải gửi thơng báo đến hạn sớm trước 03 tháng nhưng tổ trưởng tổ TK&VV có thể khơng thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng, nếu cán bộ tín dụng chủ quang, lơ là khơng nhắc nhở tổ trưởng tổ TK&VV thì đơi khi hộ vay cũng khơng nhận được thơng báo nợ đến hạn . Từ đó làm bị động cho việc trả nợ đến hạn cuả hộ vay.Chưa chú trọng trong việc thu hồi nợ theo phân kỳ mà chỉ chú trọng thu hồi nợ đến hạn ở kỳ cưới cùng. Các đối tượng cho vay HSX tại Ngân hàng chính sách xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo , nên việc dồn khoản nợ phải trả vào kỳ cuối cùng gây khó khăn cho hộ vay , có khi hộ vay khơng có điều kiện trả hết nợ mà phải chuyển nợ quá hạn do hộ vay khơng có khả năng.

Ngun nhân từ phía khách hàng

Việc sử dụng vốn vay sai so với mục đích vay , khả năng đáp ứng về nguyên tắc và các yêu cầu về tín dụng theo quy định cịn thấp. Nhiều khách hàng khơng có thiện chí trả nợ ,phẩm chất, đạo đức khơng có , trình độ, năng lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng cịn hạn chế và một số khách hàng thiếu sự trung thực.

Một bộ phận khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, thay vì sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng nhưng họ lại sử dụng để mua sắm vật dụng, tiêu xài cá nhân. Bên cạnh đó, hộ sản xuất có thói quen mua bán hàng hóa khơng có hóa đơn chứng từ cũng là một trở ngại lớn cho CBTD trong cơng tác thẩm định mục đích vay vốn cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

Ngun nhân khác

Mơi trường cạnh tranh gây gắt trên địa Huyện Quế Sơn có nhiều các NHTM, TCTD như: Ngân hàng liên việt, Secombank, Argibank, Sự cạnh tranh giữa các NHTM, NHCP, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn gay gắt đã xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như: hạ thấp điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay, cho vay trả nợ lẫn nhau đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong những năm qua, bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, sự biến đổi của khí hậu nắng nóng, sự biến động về giá cả của các mặt hàng nông lâm sản đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, luận văn tập trung đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn trong giai đoạn từ 2016 đến 2018,bao gồm các nội dung cơ bản: giới thiệu khái quát về PGD, xác định quy trình cho vay và phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với Hộ sản xuất thông qua các chỉ số, số liệu thực tế tại chi nhánh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã nêu ra ưu điểm và một số tồn tại, hạn chế chỉ ra nguyên nhân của nó, đây là những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 80)