Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 74 - 76)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN

2.4.2. Những hạn chế tồn tại

Mặc dù, chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn nhưng chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Số lượng Khách hàng HSX lớn, nhưng giá trị khoản vay nhỏ, do đó

cơng tác quản lý theo dõi gặp nhiều khó khăn vì khách hàng nhỏ lẻ và dàn trải. Bên cạnh đó, cơ cấu khách hàng khơng đồng đều, tập trung vào một vài đối tượng, ngành nghề (chủ yếu tập trung lĩnh vực nông lâm nghiệp) làm giảm sự phân tán rủi ro, điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro nợ quá hạn tăng, chưa mang lại hiệu quả cũng như mức độ an tồn cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phịng rủi ro đối với những khoản

vay khơng có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao, thời gian kéo dài. Cho vay kinh tế hộ, đòi hỏi một CBTD phải quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng khá lớn, nhiều khi vượt quá khả năng, năng lực, khơng kiểm sốt, quản lý khoản vay cũng như phát hiện kịp thời rủi ro của khách hàng.

Thứ ba: Mức độ tin cậy của cách thức đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về việc lựa chọn khách hàng và kiểm sốt rủi ro. Cơng tác thẩm định khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung thẩm định về mặt tài chính nhưng tình hình tài chính lại chủ yếu dựa vào số liệu mà khách hàng cung cấp, thiếu biện pháp kiểm tra sát minh hữu hiệu do vậy nên kết quả thẩm định chưa có độ tin cậy cao.

Thứ tư, Cơng tác phát hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng cịn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ khơng tốt…), khả năng dự báo và phịng ngừa từ xa chưa thật sự tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ. Bên cạnh đó, việc phân cơng CBTD phụ trách một địa bàn trong thời gian ngắn vấn đề này làm cho CBTD ít am hiểu địa bàn mà mình quản lý,khơng tiết kiệm được thời gian,thẩm định đồng thời dễ dẫn đến tình trạng CBTD sẽ bng lỏng trong việc thực hiện quy trình cho vay và quản lý khoản vay, gây ra rủi ro tín dụng.

Thứ năm, Chất lượng công tác kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại Phòng giao dịch chưa cao. Hầu hết các khoản vay HSX cho vay ủy thác qua các Hội đoàn thể nên viếc kiểm tra giám sát các khoản vay đều thông quan các Hội đồn thể xã. Như vậy cơng tác kiểm tra vốn vay cịn mang tính phụ thuộc.

Thứ sáu, Việc xử lý tài sản bảo đảm cịn hạn chế, bị kéo dài, tốn nhiều chi phí. Khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong q trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như khi khách hàng chây ỳ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng thì ngân hàng khơng thể tự xử lý tài sản được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thậm chí phải nhờ sự hỗ trợ của các cơ

quan có thẩm quyền (cơng an, tồ án, thi hành án) nhưng thực chất chưa mang lại hiệu quả tích cực, nên chậm trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó địi và đơi khi giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

Thứ bảy, Môi trường làm việc khơng thật sự cạnh tranh, thu hút và khuyến

khích người lao động nên tâm lý chung của cán bộ nhân viên Phòng giao dịch chưa thật sự tâm huyết với nơi mình đang làm việc. Một số cán bộ nhân viên Phòng giao dịch cịn ỷ lại vào cơ chế, khơng tự giác trong công tác cũng như học hỏi chuyên mơn, sau một thời gian thì “sức ì” lớn dần, khó có khả năng tiếp thu, nắm bắt những cái mới. Việc thay đổi tư duy, thói quen này rất khó. Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến hoạt động chung của Phịng giao dịch. Đồng thời sự tiếp cận cơng nghệ thơng tin cịn lạc hậu, chương trình phần mềm của Ngân hàng còn quá củ làm cho một số cán bộ nhân viên có trình độ bị lụi tàn kiến thức.

Thứ tám: Phần lớn HSX tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc đối tượng là

Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo, Hộ mới thốt nghèo, đồng thời cho vay qua tín chấp. Các đối tượng này ban đầu thường khơng có tài sản, trình độ hiểu biết kém, nhận thức cịn hạn chế nền việc sử dụng đồng vốn vay rủi ro cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w