NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.

Bảng 1.1. Dấu hiệu khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả

vay có vấn đề vay kém hiệu quả của NH

- Thanh toán các khoản tiền vay không đúng kỳ kế hoạch.

- Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả. - Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp rủi ro cao)

- Sự tích tụ bất thường của các khoản phải thu và hàng tồn kho của khách hàng.

- Tỷ lệ đòn bẩy nợ trên vốn cổ phần tăng - Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các BCTC)

- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn - Trông chờ việc đánh giá lại tài sản sản phẩm để tăng VCSH

- Không có báo cáo dự báo về dòng tiền - Nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào nguồn vốn bất thường

- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.

- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai. - Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.

- Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản vay.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.

- Cung cấp các khoản tín dụng cho thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên, giám đốc hay các cổ đông)

- Cung cấp tín dụng lớn cho các khách hàng không thuộc thị trường của ngân hàng.

- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ - Thiếu nhạy cảm với môi trường kinh tế đang có thay đổi

(Nguồn: Peter S.Rose, Quản trị NHTM)[13]

Các ngân hàng luôn có đủ nguồn lực và khả năng để nhận diện các khoản cho vay có vấn đề, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thế nào để đo lường được rủi ro để có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý vừa đảm bảo được nguồn bù đắp rủi ro, vừa không lãng phí nguồn vốn để thực hiện đầu tư.

Quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên khách hàng vay, các cán bộ tín dụng có thể nhận biết dấu hiệu của những khoản vay đó có vấn đề:

- Khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực hoặc có ý lãng tránh hoặc thoái thác trả lời chuyên viên ngân hàng.

trong thái độ, thói quen cá nhân của những người chủ chốt của công ty, những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu,... của công ty.

- Doanh thu giảm, không đáp ứng được những đơn đặt hàng, lợi nhuận giảm, các khoản thu tiền về chậm, lưu chuyển tiền mặt ròng giảm.

- Nhiều tài sản không hoạt động, hàng tồn kho gần như không bán được, giá trị của tài sản giảm.

- Nhờ cậy vào chỉ một khách hàng hoặc một nhà cung cấp, tập trung doanh số vào một mặt hàng nhất định, áp dụng chính sách chiết khấu bất thường, những khoản phải thu, sự thay đổi đáng kể về giá trị của từng đơn đặt hàng mà có thể làm mất cân bằng năng lực sản xuất hiện hành.

- Xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động kinh doanh và ngân sách, mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng, tỷ lệ phần trăm của chi phí trên tổng doanh thu tăng lên, sự gia tăng không cân xứng của chi phí quản lý so với mức tăng của doanh thu bán hàng.

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh, bố trí nhà máy và thiết bị không hợp lý, mất mát quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp, mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc mất nhà cung ứng chính.

1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

* Phương pháp IRB (Internal Ratings Based) hay còn gọi là phương

pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ số cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ: Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế

của Basel II. Việc sử dụng IFB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Basel khuyến khích các nước tham gia sử dụng.

EL = PD x EAD x LGD [9] Trong đó:

EL : Tổn thất

PD : Xác suất không trả nợ của khách hàng

EAD : Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ LGD : Tỷ trọng tổng thất ước tính

* Phương pháp cho điểm tín dụng: Ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù hợp.

* Mô hình điểm Z của Altman

Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 [14] Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”. X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao. 1,8 < Z <3: Không xác định được.

Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản. Nhược điểm:

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Mô hình này chưa tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro của khoản vay như danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng hay các yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 2 phương pháp:

* Phân Loại nợ theo phương pháp định lượng

Nợ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và Tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định

Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 theo qui định

Nợ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quả hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tra nợ lần thứ ba trở lên - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 05 theo quy định

* Phân loại nợ theo phương pháp định tính

–Năng lực pháp lý: CBTD phải đánh giá tình trạng pháp lý khách hàng Dựa trên các bộ giấy tờ khác nhau (Quyết định thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng…)

–Uy tín: Là thái độ, là phẩm chất của người vay. Thông thường uy tín thể thiện ở ba cấp bậc: Sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ, kiên quyết trả nợ. Uy tín là cái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, CBTD cần thông qua các biểu hiện bên ngoài rồi dựa vào quan hệ biện chứng với cái bên trong để kết luận cái bên trong. Cụ thể là lịch sử vay nợ của khách hàng, danh tiếng/dư luận, kết quả phỏng

vấn trực tiếp.

– Mục đích vay: Cần xem xét mục đích vay của người vay phải hợp lệ và hợp pháp. Tính hợp lệ là phù hợp với giấy phép kinh doanh. Tính hợp pháp là ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật nghiêm cấm.

– Năng lực tạo lợi nhuận: Người vay phải có kiến thức về kinh tế, phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phải đáp ứng các chỉ số tạo lợi nhuận.

– Môi trường kinh doanh: CBTD cần nắm rõ các thông tin sau: Mức dự báo lạm phát; các biến động kinh tế, chính trị, xã hội; xu hướng tăng trưởng của ngành…

Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm

Xếp hạng khách hàng

theo HTXH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ

AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

CCC CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một ngân hàng, đây chính trọng tâm của quy trình RRTD. Quản lý và kiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng.

Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng thông thường được sử dụng gồm: - Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.

- Ngăn ngừa tổn thất: Là tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

- Giảm thiểu tổn thất: Là việc làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là sự nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổ chức lên toàn bộ hoạt động của ngân hàng

Để kiểm soát các rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải ban hành qui trình cho vay là trình tự các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay.

Các bước trong quy trình gồm: 1) Lập hồ sơ tín dụng;

2) Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng; 3) Quyết định tín dụng;

4) Giải ngân;

5) Giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Trong qui trình cho vay, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Chất lượng của giai đoạn trước sẽ quyết định đến chất lượng của giai đoạn sau, nên việc tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn có vai trò giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong đó bước thẩm định tín dụng là bước quan trọng để kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay. Đối với cá nhân vay vốn thì nội dung thẩm định cơ bản như sau:

- Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng - Thẩm định mục đích vay vốn

- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng - Thẩm định phương án vay vốn

1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng.

Tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương án: tự khắc phục; chuyển giao rủi ro (bán nợ); trung hòa rủi ro.

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

- Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro: Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.

Bốn bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bước này, bước 1 và bước 3 được coi là bước quan trọng nhất, ngân hàng càng chủ động trong quản lý và kiểm soát rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể thấy, vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng ngân hàng chính là đưa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thông tin quản

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w