6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠ
2.3.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại PGD Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn được thực hiện chủ yếu dựa trên hoạt động chấm điểm, xếp hạng khách hàng và đánh giá khách hàng theo các bước trong đo lường rủi ro theo các thông tin:
+ Các thông tin về nhân thân
+ Các thông tin về hoạt động kinh doanh, phương án /dự án SXKD + Các thông tin quan hệ với ngân hàng
+ Các thông tin về tài sản bảo đảm
Từ các thông tin về khách hàng thu thập được Tổ TK&VV trả lời đầy đủ các câu hỏi như:
+ Tư cách của khách hàng vay có tin tưởng được khơng? + Mục đích của khoản vay để làm gì?
+ Nguồn để trả nợ? (dịng tiền và khả năng trả nợ)
+ Khả năng kiểm soát khoản vay: ngân hàng có kiểm sốt được khách hàng sử dụng tiền vay không?
+ Năng lực quản lý, điều hành công việc của khách hàng? + Thực trạng tài chính của khách hàng vay?
Đáp án trả lời sẽ là cơ sở để đánh giá đưa ra quyết định cho vay hay không đối với khách hàng.
Tuy nhiên, việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của nhân viên tín dụng và từ những thơng tin được cung cấp bởi người vay và chính quyền địa phương (đơn vị ủy thác), cơng tác kiểm tra xác thực thông tin chưa thật sự được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc. Hơn nữa, hoạt động này chưa thực hiện một cách thường xuyên, cịn mang tính hình thức, chưa thật sự đánh giá đúng theo thực tế của khách hàng, còn bị ảnh hưởng bởi khách hàng là người thân, người quen nên chưa phản ánh kịp thời mức độ rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng cũng như từng khoản vay.
Cụ thể việc chấm điểm khách hàng thơng qua chất lượng tín dụng của tổ trưởng Tổ TK&VV.Thang điểm xếp loại tổ TK&VV như sau:
TTThang điểm xếp loạiXếp loại tổ
1Từ 85 đến 100 điểmTốt
2Từ 70 đến dưới 85 điểmKhá
3Từ 50 đến dưới 70 điểmTrung bình
4Dưới 50 điểmYếu kém
2.3.3. Thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn được chú trọng thực hiện. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt đã được quan tâm và tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, các món nợ đến hạn được tập trung đôn đốc thu hồi và xử lý đúng quy định. Đến năm cuối năm 2019, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng, có hai chương trình cho vay tăng trưởng cao so với đầu năm, nợ đến hạn luôn được xử lý kịp thời và đúng quy định, nợ quá hạn được kiểm soát tốt. Để chủ động kiểm soát rủi ro, chi nhánh giao cho Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện tổng rà sốt hồ sơ tín dụng, chất lượng tín dụng; tổ chức phân tích, đánh giá chi tiết từng khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro từ đó tìm ngun nhân và đưa ra các biện pháp thu hồi; đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo, tính pháp lý của tài sản bảo đảm, khả năng thanh toán của các tài sản để đưa ra biện pháp xử lý tài sản thu hồi nợ phù hợp; định kỳ chậm nhất ngày 10 hàng tháng, Tổ trưởng Tổ TK&VV báo cáo về Giám đốc PGD.
PGD Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Quế Sơn chú trọng thực hiện theo các bước trong quá trình kiểm sốt như cơng tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hoạt động này đã được ngân hàng duy trì trong nhiều năm qua để nắm bắt kịp thời những rủi ro nhằm hạn chế tối thiểu tổn thất của ngân hàng.
Đối với hình thức cho vay trực tiếp người vay trực tiếp làm thủ tục, nhận tiền và thanh toán tiền gốc lãi với NHCSXH. Đối tượng vay vốn của phương thức này là những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn nhưng phải thế chấp tài sản như: cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn
Đối với hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội Quy trình cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn trải qua quy trình gồm 8 bước như Hình 2.5.
+ Bước 1. Khách hàng viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV;
+ Bước 2. Tổ vay vốn bình xét hộ được cho vay và gửi danh sách đề nghị vay vốn lên UBND xã, thị trấn;
+ Bước 3. UBND xã, thị trấn xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng; + Bước 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND xã, thị trấn;
+ Bước 5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội;
+ Bước 6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV;
+ Bước 7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn;
+ Bước 8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình vay vốn.
Hình 2.8. Sơ đồ quy trình cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn
Riêng đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm nguồn vốn Trung Ương, NHCSXH và Phòng lao động thương binh và xã hội cùng phối hợp thẩm
định dự án, UBND huyện phê duyệt quyết định cho vay. Đối với các chương trình cho vay trực tiếp khác: NHCSXH tự thẩm định và phê duyệt cho vay.
Lãi suất cho vay: NHCSXH áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi, mức lãi suất áp dụng từng thời kỳ do Thủ tướng chính phủ quy định.
Mức cho vay: Mức cho vay được quyết định căn cứ vào nhu cầu của đối tượng đầu tư. Tuy nhiên, HĐQT có quy định mức cho vay tối đa đối với từng chính sách vay vốn
Tuy nhiên, việc thực hiện còn theo kiểu khn mẫu, việc kiểm sốt chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng nợ xấu, khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương, khách hàng chây ỳ không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm dễ thu hồi nợ còn cao.
a. Dư nợ hộ sản xuất quá hạn
Nhận thức được mức độ quan trọng của nợ quá hạn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, trong những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn đẩy manh việc giám xác, đôn đốc thu nợ nhằm giảm nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể. Tình hình nợ q hạn HSX giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện trong Bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Dư nợ hộ sản xuất quá hạn giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêuNăm 201720182019 Tổng dư nợ HSX 172,9 186,6 207,6 Trong đó: Nợ quá hạn HSX 0,0234 0,04 0,1411 Tỷ trọng (%) 0.0135% 0,0214% 0,068%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2019)[2]
Tỷ trọng nợ quá hạn HSX tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 0,0135% năm 2017 đến năm 2019 tỷ lệ này tăng lên 0,068%. (Bảng 2.13). Trong năm 2019, tuy tổng dư nợ HSX của Ngân hàng chính sách huyện Quế Sơn tăng nhưng kèm theo đó rủi ro tín dụng HSX cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía Khách hàng và Ngân hàng.
* Từ phía ngân hàng:
+ Trong những năm qua, dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng, địa bàn hoạt động rộng, số hộ vay vốn nhỏ lẻ ngày càng nhiều (năm 2019 tổng số HSX vay vốn lên đến 4073 hộ), trong khi số lượng cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự quá tải trong công việc nhiều khi kiểm tra hồ sơ thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế. Một số cán bộ còn hạn chế về năng lực nên khơng phát hiện kịp thời các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến nợ quá hạn.
+ Việc một số cán bộ tín dụng chạy theo chỉ tiêu dư nợ, ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.
* Từ phía khách hàng:
+ Khách hàng HSX tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn chủ yếu là các hộ sản xuất nông lâm nghiệp (chiếm 48,1% tổng số HSX vay vốn) với quy mơ nhỏ, manh mún; tình hình hoạt động sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, biến động giá cả, trình độ quản lý thấp. Mặt khác, vốn tự có của hộ sản xuất cịn thấp, ít tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lao động tuy được nâng cao nhưng không ổn định.
+ Một số khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, thay vì sử dụng vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng mà họ lại sử dụng vào mục đích khác như mua sắm tiêu dùng. Điều này dẫn đến nguy cơ khách hàng không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
+ Thiếu kiến thức về vay nợ cũng như thiếu tinh thần hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ. Nhiều khách hàng sau khi vay nợ xong, thiếu thiện chí trả nợ hoặc trả nợ không đúng thời hạn đã thỏa thuận vì nghĩ chỉ cần trả nợ là được, khơng quan trọng thời gian. Điều này dẫn đến việc nợ quá hạn kéo dài, đơi khi cịn dẫn đến nợ xấu.
+ Gian lận trong việc vay vốn ngân hàng, một số trường hợp khách hàng vay dùm người thân, khi đến hạn người sử dụng vốn vay không trả được nợ hoặc đã bỏ
trốn. Lúc này, hộ vay vốn do chủ quan, tin tưởng vào người thân nên khơng có nguồn thu nhập để trả nợ khi đến hạn.
b. Tỷ lệ nợ xấu HSX/Tổng dư nợ HSX
Qua việc đánh giá tình hình nợ quá hạn HSX nêu trên, tỷ trọng nợ xấu HSX của Chi nhánh được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Tỷ lệ nợ xấu Hộ sản xuất giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêuNăm 201720182019 Tổng dư nợ HSX 172,9 186,6 207,6 Trong đó: Nợ xấu HSX 0,0384 0,04 0,2071 Tỷ trọng (%) 0,0222% 0,0214% 0,0998%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2017-2019)[2]
Từ bảng 2.14 ta thấy tình hình nợ xấu HSX của PGD Ngân hàng Chính sách Huyện Quế Sơn tuy rất nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm,đặc biệt có sự tăng mạnh trong năm 2018,cụ thể: năm 2016 là 0,0222%; năm 2017 là 0,0214%; năm 2018 là 0,0998%. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn số HSX nhỏ, lẻ trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động sản xuất, chăn nuôi theo thời vụ, chưa áp dụng được công nghệ, kỹ thuật vào trong sản xuất, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh,…. không chủ động được nguồn vốn để trả nợ. Bên cạnh đó, một số nhân viên tín dụng khơng nắm được chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, nhiều khi chỉ sử dụng kinh nghiệm truyền thống hơn là dựa trên phân tích kỹ thuật để thẩm định cho vay, gây ra việc xác định thời hạn vay vốn không phù hợp, khi đến hạn khách hàng khơng có nguồn thu nhập để trả nợ, dẫn đến nợ xấu.
2.3.4. Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng
Các khoản nợ xấu tại NHCSXH được phân thành 2 loại: Nợ xấu do nguyên nhân chủ quan và nợ xấu do nguyên nhân khách quan.
* Đối với các khoản nợ xấu tại NHCSXH do nguyên nhân chủ quan
+ Nếu khách hàng có khả năng trả nợ thì ngân hàng gia hạn nợ và khuyến khích khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ thì NHCSXH lập biên bản gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn khởi kiện
+ Nếu khách hàng khơng có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ xem xét đề xuất gia hạn nợ. Đối với khoản nợ xấu (bị rủi ro) do nguyên nhân khách quan việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích;
b) Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản;
c) Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.
Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và cơng bằng giữa các đối tượng vay vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
* Đới với các khoản nợ xấu tại NHCSXH do nguyên nhân khách quan:
Có 3 biện pháp xử lý nợ xấu do nguyên nhân khách quan:
+ Gia hạn nợ: khi mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tính từ ngày khách hàng vay đến hạn trả nợ.
+ Khoanh nợ: trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất,
kinh doanh của khách hàng. Thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Thời gian khoanh nợ tối đa là 5 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Xố nợ (gốc, lãi): Xoá nợ (gốc, lãi) là việc Ngân hàng Chính sách xã hội khơng thu một phần hoặc tồn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện xóa nợ:
Khách hàng được xem xét xoá nợ nếu khách hàng vay vốn bị rủi ro nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn khơng có khả năng trả nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh tốn. Số tiền xoá nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho ngân hàng, sau khi Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu. Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao khơng có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập khơng ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình