ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN

XUẤT TẠI PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN

2.4.1. Thành tựu đạt được

Từ những đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Quế Sơn, chúng ta có thể rút ra được những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn, hạn chế cần nổ lực khắc phục để có thể đẩy mạnh phát triển hoạt động này hơn nữa trong tương lai.

PGD Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Quế Sơn là một trong những Phòng giao dịch đem lại kết quả kinh doanh khởi sắc, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển chung của Ngân Hàng chính sách xã hội . Tuy chịu ảnh hưởng không ít những khó khăn chung của nền kinh tế, song cùng với sự nỗ lực, gắn bó, sáng tạo của đội ngũ nhân viên để từng bước hướng đến mục tiêu chung cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tuy vẫn còn những khó khăn trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất và thực tế vẫn xảy ra rủi ro, nhưng những năm gần đây chi nhánh đã hạn chế được nhiều thiệt hại, gia tăng hiệu quả cấp tín dụng và đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

- Các quy định về cấp tín dụng, các tiêu chí được đưa ra rõ ràng, cụ thể, giúp các cán bộ tín dụng có những thước đo cụ thể, xem xét tình trạng của khách hàng so với quy định của ngân hàng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

- Quy trình cho vay hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Quế Sơn được tổ chức một cách chặt chẽ, tuân thủ theo quy trình cho vay hiện hành của Ngân hàng chính sách. Công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt cho

vay được thực hiện qua các khâu độc lập,công khai.

- Cán bộ Ngân hàng bám sát địa phương được giao nên nắm bắt thông tin nhanh chóng, theo dõi, đôn đúc thu hồi nợ đúng hạn, vừa đưa ra chính sách hỗ trợ kịp thời (nợ Khoanh) hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng từ đó góp phần giảm rủi ro trong hoạt cho vay.

- Hệ thống thông tin ngày càng cải thiện, thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng luôn được cập nhật. Từ đó, ngân hàng cũng giảm thiểu đáng kể những rủi ro tín dụng mang lại.

- Phòng giao dịch có bước chuyển đổi mạnh mẽ, tập trung cho vay hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều phương thức cho vay, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, sửa đổi cơ bản quy trình, thủ tục, hồ sơ vay vốn, với phương châm “Tăng trưởng dư nợ đi đôi với chất lượng tín dụng”.

- Trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao. Việc thẩm định khách hàng được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp, giá trị tài sản đảm bảo thường phản ánh đúng với giá trị thực tế của thị trường. Đồng thời, họ ý thức cao trong việc chấp hành đúng quy tắc của ngân hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên tín dụng luôn tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng và có ý thức hơn trong việc trả nợ đúng hạn.

2.4.2. Những hạn chế tồn tại

Mặc dù, chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn nhưng chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Số lượng Khách hàng HSX lớn, nhưng giá trị khoản vay nhỏ, do đó

công tác quản lý theo dõi gặp nhiều khó khăn vì khách hàng nhỏ lẻ và dàn trải. Bên cạnh đó, cơ cấu khách hàng không đồng đều, tập trung vào một vài đối tượng, ngành nghề (chủ yếu tập trung lĩnh vực nông lâm nghiệp) làm giảm sự phân tán rủi ro, điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro nợ quá hạn tăng, chưa mang lại hiệu quả cũng như mức độ an toàn cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản

vay không có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao, thời gian kéo dài. Cho vay kinh tế hộ, đòi hỏi một CBTD phải quản lý, theo dõi một số lượng khách hàng khá lớn, nhiều khi vượt quá khả năng, năng lực, không kiểm soát, quản lý khoản vay cũng như phát hiện kịp thời rủi ro của khách hàng.

Thứ ba: Mức độ tin cậy của cách thức đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về việc lựa chọn khách hàng và kiểm soát rủi ro. Công tác thẩm định khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung thẩm định về mặt tài chính nhưng tình hình tài chính lại chủ yếu dựa vào số liệu mà khách hàng cung cấp, thiếu biện pháp kiểm tra sát minh hữu hiệu do vậy nên kết quả thẩm định chưa có độ tin cậy cao.

Thứ tư, Công tác phát hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng còn mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa thật sự tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ. Bên cạnh đó, việc phân công CBTD phụ trách một địa bàn trong thời gian ngắn vấn đề này làm cho CBTD ít am hiểu địa bàn mà mình quản lý,không tiết kiệm được thời gian,thẩm định đồng thời dễ dẫn đến tình trạng CBTD sẽ buông lỏng trong việc thực hiện quy trình cho vay và quản lý khoản vay, gây ra rủi ro tín dụng.

Thứ năm, Chất lượng công tác kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại Phòng giao dịch chưa cao. Hầu hết các khoản vay HSX cho vay ủy thác qua các Hội đoàn thể nên viếc kiểm tra giám sát các khoản vay đều thông quan các Hội đoàn thể xã. Như vậy công tác kiểm tra vốn vay còn mang tính phụ thuộc.

Thứ sáu, Việc xử lý tài sản bảo đảm còn hạn chế, bị kéo dài, tốn nhiều chi phí. Khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, chẳng hạn như khi khách hàng chây ỳ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ ngân hàng thì ngân hàng không thể tự xử lý tài sản được, việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thậm chí phải nhờ sự hỗ trợ của các cơ

quan có thẩm quyền (công an, toà án, thi hành án) nhưng thực chất chưa mang lại hiệu quả tích cực, nên chậm trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi và đôi khi giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

Thứ bảy, Môi trường làm việc không thật sự cạnh tranh, thu hút và khuyến

khích người lao động nên tâm lý chung của cán bộ nhân viên Phòng giao dịch chưa thật sự tâm huyết với nơi mình đang làm việc. Một số cán bộ nhân viên Phòng giao dịch còn ỷ lại vào cơ chế, không tự giác trong công tác cũng như học hỏi chuyên môn, sau một thời gian thì “sức ì” lớn dần, khó có khả năng tiếp thu, nắm bắt những cái mới. Việc thay đổi tư duy, thói quen này rất khó. Hậu quả là nó tác động tiêu cực đến hoạt động chung của Phòng giao dịch. Đồng thời sự tiếp cận công nghệ thông tin còn lạc hậu, chương trình phần mềm của Ngân hàng còn quá củ làm cho một số cán bộ nhân viên có trình độ bị lụi tàn kiến thức.

Thứ tám: Phần lớn HSX tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc đối tượng là

Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo, đồng thời cho vay qua tín chấp. Các đối tượng này ban đầu thường không có tài sản, trình độ hiểu biết kém, nhận thức còn hạn chế nền việc sử dụng đồng vốn vay rủi ro cao.

2.4.3. Nguyên nhân các hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngân hàng chưa thành lập các bộ phận chuyên trách, phụ trách từng khâu của quy trình thẩm định, nhằm vừa mang tính khách quan, vừa đảm bảo an toàn hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về tình hình phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách kịp thời nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng do sự biến động của nền kinh tế, môi trường tự nhiên...

Năng lực, kinh nghiệm của một vài nhân viên tín dụng còn hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng như kiến thức về các ngành nghề sản xuất, trình độ phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của cán bộ chưa toàn diện . Một vài nhân viên còn thiếu trách nhiệm trong công việc được giao, trong cho vay bỏ sót một số bước thẩm định, hạ thấp điều kiện vay.

Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa mang lại hiệu quả cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác này chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực trong phòng ngừa hạn chế rủi ro.Do lượng khách hàng nhiều cán bộ thì ít nên việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ phần nào còn hạn chế, sai sót trong quy trình cho vay không thể nào tránh khỏi.

Công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay còn thụ động, chưa kịp thời do phần lớn các món vay cho vay thông qua tín chấp, vì vậy công tác kiểm tra giám sát vốn trước và sau khi cho vay chưa phát huy tác dụng góp phần nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đến khi xảy ra rủi ro thì mới tiến hành thu hồi nợ, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý, thu hồi nợ vay.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, còn mang tính hình thức, cả nể, ngại va chạm...chưa phát hiện kịp thời những sai sót trong hoat động tín dụng, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính

Cơ chế chính sách của Ngân hàng thực hiện chưa đồng bộ, mô hình giám sát rủi ro tín dụng hiệu quả mang lại không cao, do lực lượng cán bộ còn mỏng. Bên cạnh đó, kỹ thuật thu hồi tín dụng của một bộ phận CBTD còn hạn chế, nợ đến hạn thông báo chưa kịp thời và đa phần thông báo nợ đến hạn gửi thông qua tổ trưởng tổ TK&VV. Vì vậy theo quy định phải gửi thông báo đến hạn sớm trước 03 tháng nhưng tổ trưởng tổ TK&VV có thể không thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng, nếu cán bộ tín dụng chủ quang, lơ là không nhắc nhở tổ trưởng tổ TK&VV thì đôi khi hộ vay cũng không nhận được thông báo nợ đến hạn . Từ đó làm bị động cho việc trả nợ đến hạn cuả hộ vay.Chưa chú trọng trong việc thu hồi nợ theo phân kỳ mà chỉ chú trọng thu hồi nợ đến hạn ở kỳ cưới cùng. Các đối tượng cho vay HSX tại Ngân hàng chính sách xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo , nên việc dồn khoản nợ phải trả vào kỳ cuối cùng gây khó khăn cho hộ vay , có khi hộ vay không có điều kiện trả hết nợ mà phải chuyển nợ quá hạn do hộ vay không có khả năng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Việc sử dụng vốn vay sai so với mục đích vay , khả năng đáp ứng về nguyên tắc và các yêu cầu về tín dụng theo quy định còn thấp. Nhiều khách hàng không có thiện chí trả nợ ,phẩm chất, đạo đức không có , trình độ, năng lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng còn hạn chế và một số khách hàng thiếu sự trung thực.

Một bộ phận khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thay vì sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ ngân hàng nhưng họ lại sử dụng để mua sắm vật dụng, tiêu xài cá nhân. Bên cạnh đó, hộ sản xuất có thói quen mua bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ cũng là một trở ngại lớn cho CBTD trong công tác thẩm định mục đích vay vốn cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

Nguyên nhân khác

Môi trường cạnh tranh gây gắt trên địa Huyện Quế Sơn có nhiều các NHTM, TCTD như: Ngân hàng liên việt, Secombank, Argibank, Sự cạnh tranh giữa các NHTM, NHCP, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn gay gắt đã xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như: hạ thấp điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay, cho vay trả nợ lẫn nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong những năm qua, bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, sự biến đổi của khí hậu nắng nóng, sự biến động về giá cả của các mặt hàng nông lâm sản đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, luận văn tập trung đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn trong giai đoạn từ 2016 đến 2018,bao gồm các nội dung cơ bản: giới thiệu khái quát về PGD, xác định quy trình cho vay và phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với Hộ sản xuất thông qua các chỉ số, số liệu thực tế tại chi nhánh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã nêu ra ưu điểm và một số tồn tại, hạn chế chỉ ra nguyên nhân của nó, đây là những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠIPHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện Quế Sơn cũng như căn cứ vào định hướng chung của toàn hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Quảng Nam. PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện quế Sơn đặt mục tiêu cần nắm bắt kịp thời dự án đầu tư, đối tượng đầu tư theo từng vùng, từng địa bàn trọng điểm, để thực hiện đầu tư có trọng tâm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn, nông nghiệp.

- Tiếp tục tiếp nhận chỉ đạo và quan tâm của NHCSXH Tỉnh và lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác triển khai hoạt động tín dụng và quản trị RRTD. Chủ động và tích cực phối hợp với các ngành, hội, đoàn thể và UBND các địa phương để tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng Hộ sản xuất trên địa bàn; gắn kết chặt chẽ giữa tín dụng Hộ sản xuất với các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ chung cho chương trình vay Hộ sản xuất trong giai đoạn mới khoảng 25 – 30%/năm và đạt 100% kế hoạch được giao. Nâng cao mức cho vay bình quân/hộ lên 25 triệu đồng/hộ vay vốn. Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5% đối với từng chương trình vay so với tổng dư nợ, kiểm soát nợ xấu. Tỷ lệ thu nợ đạt từ 95% trở lên và tỷ lệ thu lãi đạt trên 100%.

- Cần nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, nhằm hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay. Bên cạnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w