KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 46)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA

MỘT SỐ NGÂN HÀNG

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ các ngân hàng

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ PGD NHCS Huyện Phước Sơn

PGD NHCSXH Huyện Phước Sơn thực hiệnphân công rõ chức năng và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng trong quy trình cho vay.

Bên cạnh đó, PGD NHCSXH Huyện Phước Sơn cịn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng

thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những chi nhánh Ngân hàng khơng có nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng chính sách tỉnh Quảng Nam

PGD NHCSXH Huyện PhướcSơn chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, trong q trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong tồn chi nhánh, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng các khách hàng ở bất cứ địa bàn nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ PGD NHCSXH Huyện Tiên Phước

Tránh tình trạng xảy ra rủi ro mới tìm cách khác phục, hạn chế tổn thất, PGD NHCSXH Huyện Tiên Phước rất quan tâm đến công tác nhận diện rủi ro. Công tác nhận diện rủi ro được thực hiện mọt cách kỹ càng cả trong giai đoạn thẩm định hồ sơ cho vay và giai đoạn sau khi giải ngân khoản vay. Cụ thể, đối với hồ sơ cho vay vốn đều được các nhân viên, tổ TK&VV xác minh các thông tin khách hàng cung cấp: thơng tin liên quan đến hộ gia đình, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng, tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, hồ sơ cho vay có đầy đủ… để đảm bảo khoản vay được cấp cho đúng đối tượng, khoản vay được sử dụng đúng mục đích, từ đó loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro ngay từ ban đầu. Sau khi giải ngân công tác giám sát khoản vay cũng được cán bộ khu vực theo dõi, cập nhật thông tin liên quan như: tình hình sản xuất kinh doanh có bất thường hay khơng, Thanh tốn các khoản tiền vay không đúng kỳ kế hoạch, kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục…,

việc làm này giúp phát hiện sớm các rủi ro giúp Ngân hàng có giải pháp giảm thiểu rủi ro nhanh chóng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nhận diện rủi ro, ngân hàng thực hiện phân chia khu vực theo dõi, quản lý và giao khoán nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ. Luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực cán bộ, công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ ngân hàng được đặt lên hàng đầu, đẩy mạnh tính đồng đều về chất lượng cán bộ, giúp nhiều cán bộ trẻ tuổi nghề học hỏi kinh nghiệm trong xử lý chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, nhận thấy vấn đề người làm công tác uỷ thác thay đổi nhiều, thường xuyên, nên PGD NHCSXH Huyện Tiên Phước thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn lại cho cán bộ xã, cán bộ Hội đồn thể và Tổ TK&VV góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ chức Hội uỷ thác và Tổ TK&VV.

PGD NHCSXH Huyện Tiên Phước đã thực hiện cho vay theo đúng quy định về đối tượng được vay, đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ. Cố gắng làm tốt cơng tác thẩm định, đặc biệt là phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác xét duyệt, đề nghị hồ sơ để đảm bảo tối đa việc cho vay đúng mục đích vay. Quy trình tín dụng khơng ngừng được cải thiện, hợp lý và khá chặt chẽ từ bước nhận hồ sơ, phân tích tài chính, thu thập thơng tin.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ PGD NHCSXH Thị Xã Điện Bàn

Để đạt được kết quả cao trong hoạt động cho vay HSX, PGD NHCSXH Thị Xã Điện Bàn thực hiện mở rộng cho vay các hộ sản xuất có tiềm năng, có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín. Bên cạnh đó chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững, vừa tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, vừa tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn qua từng năm. Từ đó, tỉ trọng tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại trên địa bàn Thị Xã Điện Bàn dần được cải thiện trong những năm gần đây.

Để đánh giá rủi ro tín dụng một cách tồn diện nhất, PGD NHCSXH Điện Bàn thực hiện xây dựng hệ thống thông tin khách hàng và phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau đánh giá tồn diện người vay theo năm khía cạnh gọi là nguyên tắc “5 C” để làm cơ sở trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thẩm định và phê duyệt quyết định. Nguyên tắc 5 C bao gồm các tiêu chí:

Character of management: Năng lực quản lý của người vay.

Financial capaciy of venture: Năng lực tài chính của người vay.

Collatteral security: Thế chấp bảo đảm tiền vay.

Condition of the industry: Lĩnh vực hoạt động của người vay.

Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Bên cạnh việc đánh giá tồn diện người vay, PGD NHCSXH TX. Điện Bàn luôn tuân thủ nghiêm ngặt và triệt để các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng. Tài PGD Điện Bàn khơng chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp (TSTC) của người vay mà còn quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Cụ thể, khi khách hàng đến giao dịch vay vốn thì phải giải đáp các vấn đề sau đây thì mới quyết định cho vay:

+ Tư cách của khách hàng vay có tin tưởng được khơng? + Mục đích của khoản vay để làm gì?

+ Nguồn để trả nợ? (dịng tiền và khả năng trả nợ)

+ Khả năng kiểm soát khoản vay: ngân hàng có kiểm sốt được khách hàng sử dụng tiền vay không?

+ Năng lực quản lý, điều hành công việc của khách hàng? + Thực trạng tài chính của khách hàng vay?

Tiếp theo đó, Ngân hàng thực hiện việc cho điểm khách hàng, trên cơ sở đó xếp hạng uy tín tín dụng để xác định rủi ro từ thấp đến cao. Căn cứ và xếp hạng tín dụng và nguy cơ rủi ro để xác định khoản vay.

Không chỉ công tác đánh giá rủi ro được quan tâm mà hoạt động kiểm tra giám sát cũng PGD NHCSXH Điện Bàn chú trọng thực hiện. Cơng tác giám sát được thực hiện xun suốt q trình trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Sau khi cấp tín dụng, ngân hàng vẫn tiếp tục giám sát khoản vay: Tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng; có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.3.2. Bài học quản trị rủi ro tín dụng HSX cho PGD NHCS Huyện Quế Sơn

Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại một số ngân hàng nêu trên, luận văn rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi

ro tín dụng hộ sản xuất cho PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam:

Thứ nhất, phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý khoản vay với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định.

Thứ hai, áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng trong đó quan trọng nhất là xây dựng mơ hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các khách hàng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác đo lường rủi ro từ phía khách hàng của ngân hàng.

Thứ ba, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một q trình khơng thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hồn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ ngân hàng. Vì khơng có máy móc, thiết bị hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã tổng hợp và cung cấp các điểm lý thuyết cơ bản về hộ sản xuất, rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất, nhân tố ảnh hưởng đến quả trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất và từ đó xác định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đẩy mạnh quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất. Bên cạnh đó, đưa ra kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước cũng như bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Nội dung của chương sẽ là nền tảng để phân tích, nghiên cứu thực trạng của hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Quế Sơn, Quảng Nam chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

HUYỆN QUẾ SƠN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w