CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
2.1.4. Hành vi chửi có cấu trúc một đoạn văn
Hành vi chửi có cấu trúc một đoạn văn là hành vi ngơn ngữ có dung lượng lớn. Đó là sự kết hợp của nhiều hành vi chửi có cấu trúc câu (C-V) dài, ngắn khác nhau. Về hình thức, hành vi chửi có cấu trúc là một đoạn văn là lời chửi dài, có nhịp điệu, tạo ra hiệu lực phát ngôn cao.
Theo kết quả thống kê, hành vi chửi cấu trúc một đoạn văn có số lượng không quá cao, đứng thứ 3 trong tổng số các kiểu cấu trúc hành vi chửi với 25/177 hành vi, chiếm tỉ lệ là 14,12%.
Biểu đồ 2.1.4: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một đoạn văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nhìn tổng thể, hành vi chửi có cấu trúc một đoạn văn chiếm tỉ số gần tương đương với hành vi chửi có cấu trúc từ (13,56%). So với các nhà văn khác như Nam Cao hay Nguyễn Cơng Hoan thì tỉ lệ sử dụng hành vi chửi có cấu trúc một đoạn văn là cao hơn cả (gần gấp hai lần).
Như vậy, có thể thấy, Nguyễn Huy Thiệp chú trọng xây dựng lời chửi dài có hình thức một đoạn văn để thể hiện đầy đủ và quyết liệt, gay gắt của người nói. Có những đoạn văn chửi ngắn, được kết hợp từ những câu chửi ngắn.
Ví dụ:
(57) “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, khơng tơi cạch cửa!” [16-tr.100]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”) (58) “Mày ấy à? Cơng chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không
biết, chỉ giỏi đục khoét.” [16-tr.124]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Khơng có vua”) Đoạn văn chửi ngắn gọn của nhân vật lão Kiến trong truyện ngắn “Khơng có vua” đã phơi bày bộ mặt của một bộ phận trí thức giáo dục như Đồi. Nhân vật Đồi qua lời chửi này cho người đọc hình dung về người cơng chức chỉ có vẻ bề ngồi cịn thực chất
13,56% 45,2% 27.12% 14,12% Cấu trúc 1 từ Cấu trúc 1 ngữ Cấu trúc 1 câu (Cụm C-V) Cấu trúc 1 đoạn văn
bên trong thì trống rỗng. Điều này cũng được Nguyễn Huy Thiệp làm rõ khi miêu tả về gia cảnh, thói quen, lối sống của cả gia đình. Khơng chỉ Đồi mà các thành viên khác trong gia đình người làm giáo dục, người làm cơng nhân, người làm sinh viên nhưng đều sống buông thả “ăn cơm chẳng mời ai, sáu người đàn ông ai cũng cởi trần, mặc quần
đùi,... chan chan húp húp như rồng cuốn”,... khơng giống phong thái của người có học.
Cũng có những đoạn chửi dài, câu văn dài, nhiều thành phần, cấu tạo phức tạp vì bản thân người chửi mang tâm trạng phức tạp, đan xen. Vì vậy, khi xây dựng lời chửi, nhà văn lựa chọn, sắp xếp, kết hợp sao cho phù hợp với người nói, với đối tượng bị chửi và với hồn cảnh.
Ví dụ:
(59) “Anh bỉ ổi. Anh biết rõ dù anh một mình... vì bố anh biết rõ. Anh bỉ ổi hệt
như bố anh, như ông Hùng. Rồi ông Hùng cũng bỉ ổi hệ như ơng Gấu, ơng Sói, ơng Dê, ơng Lợn tằng tổ ông ta... Anh bỉ ổi hệt như ba mươi triệu tên đàn ông cùng thời với anh”
[16-tr.182] (Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”) Cơ Phượng, một người đàn bà giàu có nhưng ln cảm thấy cuộc sống chốn thành thị đầy rẫy bạo lực, dối trá, dâm dục. Người đàn bà ấy dường như phải chịu tất cả những đau khổ, hành hạ của cuộc sống, của những gã đàn ông xung quanh. Không kiềm chế được, khi gặp nhân vật “tôi”, cô Phượng đã phát tiết hết nhưng suy nghĩ, cảm xúc dồn nén bằng những câu chửi dài thỏa hết nỗi lòng đằng đẵng. Các câu chửi trong đoạn văn có mối quan hệ bắc cầu giống như tâm trạng của người đàn bà chịu hết thảy cảm xúc từ đau khổ đến nhục nhã. Hoàn cảnh và số phận cơ Phượng cịn là hồn cảnh chung của bao người ở trong cuộc sống thành thị đầy những lọc lừa, đen tối ấy. Nguyễn Huy Thiệp thông qua đoạn văn chửi dài hơi đã phơi bày bản chất của những gã đàn ông tồi cũng như sự tối tăm nơi thành thị bấy giờ.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bạn đọc bắt gặp nhiều đoạn văn chửi có dung lượng dài, ngắn khác sử dụng những từ ngữ tục tĩu, trần trụi, từ ngữ vật hóa để hạ nhục, xúc phạm người khác hoặc chính mình:
(60) “Cậu có dáng dấp một thằng trai điếm. Phụ nữ mê cậu. Trong phim có cảnh Chiêu Hổ bóp vú các cơ thơn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời.” [16-tr.89]
(61) “Cịn tơi, cả đời chỉ biết mỗi con b..., mang tiếng thủy chung đức hạnh,
chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu.” [16-tr.147]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Những bài học nông thôn”) (62) “Chúng ta trằn trọc trên cái giường bổn phận của chúng ta. Chúng ta ca
hát, làm thơ trên ấy... Những con vật người! Các người cao thượng cái nỗi gì... Em ơi, may mà em thiếu chữ và ngu dốt... Ta cũng ít chữ và ngu dốt chẳng kém gì em... Chúng ta là lồi sâu bọ làm thơ, u thứ tình yêu sâu bọ...” [16-tr.467]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Đưa sáo sang sông”)
Lời chửi của nhân vật không chỉ phơi bày hiện thực cuộc sống, khơng chỉ nhằm mục đích lăng nhục đối phương mà nó cịn chứa sự tự trách, sự hối hận, thậm chí cả sự thức tỉnh. Con người thức tỉnh trước hiện thực phũ phàng, không thể ngăn cản được tiếng chửi từ đáy lòng mà phải phát ra như một cách giải thoát bản thân. Hành vi chửi trong những cảnh ngộ tột cùng của tức giận, đau khổ, tột cùng của bế tắc, tự trách luôn kèm theo những ngôn từ thô lỗ, tục tằn, kém lịch sự. Vì vậy, hành vi ngơn ngữ chửi được nhiều nhà nghiên cứu cho là “hành vi phản chuẩn”. Tuy nhiên điều này khơng hồn tồn chính xác mà phải đặt tiếng chửi ấy vào ngữ cảnh, hoàn cảnh cụ thể của nhân vật để thấu hiểu, cảm thông với số phận của họ.
Cấu trúc hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá đa dạng, phong phú. Chiếm phần lớn là cấu trúc ngữ (45,2%), tiếp đến là cấu trúc câu (kết cấu C-V) với 27,12%, hai cấu trúc đoạn văn và từ có tỉ lệ tương ứng 14,12% và 13,56%. Nhìn chung, các hành vi chửi trong truyện ngắn của ông thường ngắn gọn, giọng văn lạnh lùng, sắc bén, không nhân nhượng. Hiệu lực ở lời luôn được đẩy lên đến mức tối đa thể hiện được trạng thái cảm xúc cũng như mục đích của phát ngơn.